Nhiều bạch tuộc hơn từ Marốc

Hạn ngạch đánh bắt bạch tuộc vụ hè này của Marốc là 10.000 tấn, tăng 11% so với năm 2006. Trong khi đó, khả năng tiêu thụ vào Nhật Bản có vẻ sẽ thấp do sản lượng bạch tuộc cỡ T3 (2-3kg/con), là cỡ được thị trường Nhật ưa chuộng lại được dự báo là không nhiều, mà sản lượng sẽ tập trung vào bạch tuộc cỡ lớn, cỡ mà thị trường châu Âu ưa chuộng. Mặt khác, nguồn cung cấp bạch tuộc cỡ T3 từ Môritania dồi dào sẽ làm giảm hơn nữa khả năng tiêu thụ bạch tuộc Marốc của Nhật Bản. Những dấu hiệu này cho thấy giá bạch tuộc sẽ giảm đáng kể trong những tháng tới. Về mặt tích cực, có thể thấy rằng các biện pháp mạnh được Chính phủ Marốc thực hiện khoảng 4 năm trước đây về việc ngừng khai thác dài ngày đối với toàn bộ đội tàu đã giúp khôi phục nguồn lợi bạch tuộc, với trữ lượng dồi dào và kích thước lớn.

Thị trường bạch tuộc bình ổn hơn

Như dự báo, giá bạch tuộc tại Nhật Bản đã giảm trong những tháng đầu năm, đặc biệt đối với bạch tuộc cỡ lớn. Đổi lại, nhu cầu là khá tốt, còn nguồn cung cấp lại dồi dào. Giá có thể sẽ giảm hơn nữa, ngay khi sản lượng khai thác vụ hè từ trung đông Đại Tây Dương được đưa vào thị trường Nhật Bản.

Thống kê nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2007 cho thấy, xuất khẩu bạch tuộc của Môritania đạt tốt hơn so với Marốc, tăng 55% so với cùng kỳ 2006, vượt qua Marốc trở thành nhà cung cấp chính.

Nhập khẩu bạch tuộc của Mỹ (1000 tấn)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1-4/2006

1-4/2007

Môritania

21,3

10,2

7,6

11,8

14,5

19,5

16,6

3,1

4,8

Marốc

72,6

58,3

43,0

21,0

5,2

8,7

8,7

5,8

4,1

T.Quốc

3,4

4,0

7,5

7,2

13,1

9,9

8,2

2,3

1,9

Việt Nam

2,4

3,9

4,7

4,9

5,9

5,6

5,5

1,8

1,5

Thái Lan

4,4

3,0

4,1

3,0

1,8

3,0

1,9

0,5

0,7

T.B.Nha

7,7

3,6

3,3

1,0

1,8

2,3

4,0

0,5

0,5

Nước khác

4,5

2,7

4,5

7,0

11,0

6,5

3,5

1,9

1,0

Tổng

116,3

85,7

74,7

55,9

53,3

55,5

48,4

15,9

14,5

Có một truyền thống ở Nhật Bản liên quan đến sự khởi đầu của mùa hè. Trong khoảng 11 ngày trước ngày Hạ chí, ở một số vùng của Nhật Bản, người ta phải ăn bạch tuộc, bởi theo họ, ăn bạch tuộc vào ngày đó sẽ đem lại sức khoẻ. Các siêu thị có chương trình khuyến mãi đặc biệt với những túi bạch tuộc bán cho khách hàng trong ngày này và năm nay lượng tiêu thụ rất cao, giá lại tương đối thấp. Tuy nhiên, lượng dự trữ trong kho lạnh lại rất thấp.Điều đó phản ánh nguồn cung thấp hơn. Năm 2006 là năm nhập khẩu bạch tuộc của Nhật đạt mức thấp kỷ lục và 4 tháng đầu năm 2007 nhập khẩu lại giảm hơn nữa. Các thương gia Nhật Bản gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các thương gia châu Âu do đồng Ơrô mạnh so với đồng Yên của Nhật. Giá sẽ có thể tăng do lượng hàng dự trữ thấp, nhưng giới kinh doanh không hy vọng điều này có thể xảy ra trước khi mùa thu bắt đầu.

EU có lợi thế về đồng tiền mạnh

Nhập khẩu bạch tuộc của cả Italia và Tây Ban Nha, những thị trường bạch tuộc chính ở EU, đều tăng trong những tháng đầu năm 2007. Tây Ban Nha tăng 50%, còn Italia tăng 20% trong 4 tháng đầu năm.

Nhập khẩu của Tây Ban Nha tăng chủ yếu là do mức tăng 66% của nhập khẩu từ Marốc, trong khi lượng cung cấp từ Môritania vẫn khá ổn định. Nhờ nhập khẩu tăng mạnh, Tây Ban Nha đã vượt qua Italia để trở thành thị trường bạch tuộc chính ở EU. Nhập khẩu của Italia từ Marốc cũng tăng mạnh, trên 60%. Đáng chú ý là ở cả hai thị trường trên, Mehicô đã nổi lên trở thành nhà cung cấp quan trọng.

Nhập khẩu bạch tuộc của Tây Ban Nha (1000 tấn)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1-4/2006

1-4/2007

Marốc

18,3

22,9

18,9

17,8

14,3

18,2

20,2

4,8

7,9

Môritania

0,0

0,0

2,6

3,3

2,8

2,8

4,9

1,3

1,3

Mêhicô

*

*

*

*

*

1,9

*

0,0

1,2

Việt Nam

1,2

1,2

1,1

1,9

1,8

2,0

1,9

0,5

0,9

T.Quốc

1,2

2,7

2,4

2,9

1,9

1,3

2,8

0,6

0,4

B.Đ.Nha

0,8

1,1

1,3

1,2

1,2

1,9

1,4

0,4

0,2

Ghana

*

*

*

*

*

0,9

*

0,1

0,1

Xênêgan

1,0

0,8

1,2

1,9

1,4

0,7

0,5

0,1

0,0

Nước khác

8,2

8,8

8,9

8,0

10,0

7,1

8,6

1,1

1,4

Tổng

30,7

37,5

36,4

37,0

33,4

36,8

40,3

8,9

13,4

 

Nhập khẩu bạch tuộc của Italia (1000 tấn)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1-4/2006

1-4/2007

Marốc

9,2

11,3

9,5

8,4

5,0

9,1

11,7

3,1

5,0

T.B.Nha

6,9

9,0

8,7

8,8

6,0

8,4

8,5

2,5

1,7

Mêhicô

*

*

*

*

*

3,3

2,8

0,1

1,3

Tuy-ni-di

*

2,3

1,7

2,2

2,1

2,7

1,9

0,7

0,8

Inđônêxia

*

*

*

*

*

1,7

*

0,3

0,6

Xênêgan

7,0

2,6

10,2

8,3

5,9

4,7

3,7

0,4

0,5

Việt Nam

1,3

,23

2,9

3,5

3,8

3,8

5,6

1,0

0,5

Môritania

2,7

7,1

6,0

4,1

3,5

5,4

3,4

0,6

0,5

Thái Lan

3,1

3,5

3,5

3,7

5,3

3,3

3,4

0,4

0,3

Nước khác

6,1

7,7

12,1

9,4

12,4

6,3

10,2

1,4

1,4

Tổng

36,3

45,8

54,6

48,4

44,0

48,7

51,2

10,5

12,6

Ở Tây Ban Nha, giá bán buôn bạch tuộc cỡ lớn là 8,50 EUR/kg, tăng 0,5 EUR/kg so với năm ngoái. Bạch tuộc cỡ nhỏ hơn còn có giá tăng mạnh hơn, từ 3,0 EUR lên 4 EUR/kg. Như vậy, thị trường châu Âu không đi theo xu hướng giá của thị trường Nhật và thị trường này tỏ ra hấp dẫn hơn. Giá bán buôn bạch tuộc ở Tây Ban Nha đã giảm từ năm ngoái, nhưng đã tỏ ra khả quan hơn trong những tháng gần đây và đang chờ đợi nhu cầu tiêu thụ cao vào mùa hè này.

 
Giá ở EU đã đạt mức bình ổn

Nhu cầu đối với bạch tuộc ở châu Âu được dự kiến là tốt trong những tháng mùa hè. Tuy nhiên, giá đã đạt mức bình ổn và khó có thể tăng thêm nữa. Điều này đặc biệt đúng với sản phẩm của Marốc, đang hiện diện nhiều hơn ở thị trường này do giai đoạn khai thác vụ hè đã bắt đầu.

V.A (theo Globefish, www.fistenet.gov.vn)