Các dải san hô ngầm - nơi sinh sống của vô số động thực vật biển - rất dễ bị tổn hại và chết sớm sau khi nhiệt độ nước biển vượt quá mức bình thường trong gần 3 tháng trong năm ngoái.
Theo các nhà khoa học, nhiệt độ nước biển và tình trạng ô nhiễm tăng - như chất thải từ các con tàu, cặn từ các công trình xây dựng - đã ngăn cản quá trình hồi phục của san hô, và cuối cùng đẩy chúng vào chỗ chết.
Thế giới có thể sẽ mất hơn 1/2 dải san hô ngầm trong vòng chưa đầy 25 năm tới (Ảnh: TTO)
Smith cho biết hơn 30% dải san hô ngầm trên thế giới đã chết trong vòng 50 năm qua, và 30% khác đã bị phá hoại nghiêm trọng, và “số san hô ở Virgin Islands của Mỹ hiện đang ở mức thấp nhất trong lịch sử”.
Trước thực trạng này, ngày 24-10-2006, gần 200 nhà nghiên cứu tư nhân và thuộc chính phủ từ Caribbean, Florida và các đảo Thái Bình Dương của Mỹ đã nhóm họp để bàn cách giải quyết. Theo họ, cùng với các yếu tố khác, “thay đổi khí hậu là nhân tố quan trọng đang gây ảnh hưởng đến các dải san hô ngầm trên toàn thế giới”.
Theo AP, Tuổi trẻ, Aquabirdvn