Có thể nói những năm qua tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của VN. Tuy nhiên, với cách làm còn khá manh mún: Hoạt động thu mua, nhập lậu nguyên liệu thiếu đảm bảo về chất lượng, an toàn vệ sinh, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ… khiến chúng ta đã phải trả giá.

Việc Nhật Bản (quốc gia tiêu thụ khoảng 1/3 tổng lượng thuỷ sản xuất khẩu của VN với trị giá kim ngạch năm 2006 khoảng 1 tỷ USD, trong đó mặt hàng tôm chiếm khoảng 500 triệu USD) quyết định áp dụng kiểm tra 100% đối với các lô hàng tôm đông lạnh của VN là nguyên nhân khiến cho kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này từ đầu năm đến nay bị suy giảm.

Còn "lỗi" nhiều khâu


5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi xuất khẩu cá tăng mạnh, thì xuất khẩu tôm chững lại. Từ tháng 4 đến tháng 5/2007, tôm đông lạnh xuất khẩu chỉ đạt khoảng 8.428 tấn, trị giá gần 90 triệu USD trong khi chúng ta hoàn toàn có thể đạt được kết quả cao hơn.


Tuy nhiên, cơ hội cho con tôm vẫn còn rất rộng mở, bởi theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN, VN hiện đang là nước đứng đầu xuất khẩu mặt hàng tôm nguyên con đông lạnh vào thị trường Mỹ với các cỡ lớn (từ 15 con/kg trở xuống). Nhu cầu về tôm của thị trường Mỹ vẫn ở mức cao, nhập khẩu tôm của Mỹ trong quý I/2007 đạt 162,2 triệu tấn, tăng 1,3% về khối lượng và đạt giá trị 856,1 triệu USD.

Thực tế gần đây đã có nhiều cuộc hội thảo bàn đến các biện pháp sớm tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc từ khâu sản xuất nguyên liệu - chế biến sản phẩm - thị trường xuất khẩu được tổ chức. Các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu như đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phối hợp với các cơ quan ngoại giao, thương mại hỗ trợ DN vượt qua khó khăn từ các rào cản thương mại, kỹ thuật trên các thị trường xuất khẩu thuỷ sản, hỗ trợ thông tin dự báo thị trường giữa các sản phẩm thuỷ sản cho DN cũng được tăng cường nhưng xem ra chưa tạo được bước đột phá tích cực. Vấn đề về an toàn vệ sinh sản


Năm nay thời tiết được dự báo là sẽ nóng hơn năm trước sẽ khiến cho nồng độ mặn trong môi trường nuôi tôm tăng, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi trong những tháng tới. Đó là chưa kể đến khả năng xuất hiện dịch bệnh… nên các DN chế biến, xuất khẩu cần tính đến các phương án dự phòng.


phẩm xuất khẩu vẫn chưa được giải quyết triệt để. Mặc dù các cơ quan chức năng về quản lý, kiểm tra, kiểm soát đã tăng cường hoạt động, nhưng nhiều DN chế biến, nhất là các đơn vị thu gom xuất khẩu vẫn chưa tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; một số DN vẫn lạm dụng hóa chất bảo quản, giữ nước trong nguyên liệu.

Đường đi mới

Theo nhiều chuyên gia trong ngành thủy sản, để tạo sự phát triển lâu dài cho con tôm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trước tiên cần tiến hành khảo sát, quy hoạch lại vùng nuôi một cách thận trọng và khoa học, tăng cường hướng dẫn kỹ thuật quy trình chăm sóc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... Bài học thất bại nhãn tiền từ những dự án nuôi không khảo sát kỹ môi trường để rồi tôm chết, người dân ôm nợ như ở Thái Bình và một số địa phương khác tại miền Trung những năm gần đây là một minh chứng đau lòng cho kiểu làm ăn phong trào.

Ổn định nguyên liệu, chất lượng tôm đầu vào không chỉ góp phần quan trọng trong việc hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 3,6 tỷ USD của ngành thủy sản trong năm nay mà còn đảm bảo và duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững cho con tôm trong những năm tiếp theo. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, người có nhiều năm gắn bó với ngành thủy sản thì từ thực trạng của con tôm, nhìn rộng ra đối với sự phát triển của ngành thủy sản VN cần phải tổ chức lại hoạt động sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu. Đây là một bài toán tổng thể. Bên cạnh việc tăng cường quy hoạch hướng dẫn nuôi trồng thủy sản theo đúng quy trình, chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường thì việc nhanh chóng thiết lập các chợ đầu mối thu mua là vô cùng quan trọng nhằm giảm bớt các khâu trung gian, giảm bớt vai trò của các nậu vựa. Thông qua các chợ đầu mối này thông tin giá cả sẽ được minh bạch,tránh gian lận và đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào đến nhà sản xuất ngắn nhất. Cung cách làm ăn chụp giật gian lận sẽ bị loại bỏ. Thái Lan thành công với con tôm của họ bởi họ đã thiết lập được hệ thống chợ đầu mối rất tốt.

Đông Hưng

www.dddn.com.vn