Sự lãng phí của sản lượng không mong muốn (The waste of the bycatch)
Mỗi năm hơn 27 triệu tấn cá và các sinh vật biển, gần một phần ba sản lượng đánh bắt trên toàn thế giới, bị mắc vào lưới đánh cá-và ngay lập tức sau đó bị ném trả về biển trong tình trạng đã chết hoặc gần chết. Sản lượng không mong muốn (Bycatch) thường là kết quả của việc sử dụng các thiết bị và công nghệ khai thác không lựa chọn. Mức độ nhiều ít của sản lượng không mong muốn đánh bắt ở những ngư trường khác nhau thường không giống nhau.
Không chỉ là những loài cá không được mong đợi hoặc ít được mong đợi, mà cả những loài rùa biển, chim biển, hải cẩu, cá voi và cá heo cũng bị chết thảm thương trong các lưới đánh cá, rồi bị ném xuống biển qua mạn tàu, hoặc bị bỏ không sử dụng. Tỉ lệ cá “mong muốn” so với sản lượng không mong muốn thể hiện một nghịch lý: rằng để thu được 1 tấn sản lượng cá bơn thì phải đánh bắt gần 11 tấn sản lượng ngẫu nhiên, hoặc đối với nghề tôm-phải đánh 15 tấn cá mới thu được 1 tấn tôm. Chỉ riêng ngành công nghiệp khai thác tôm đã tạo ra tổng cộng 16 triệu tấn sản lượng không mong muốn mỗi năm.
Công tác tránh và giảm thiểu lượng sản phẩm không mong muốn trở thành những đòi hỏi lớn trong kỹ năng thương mại cũng như trong thiết bị. Sự điều chỉnh ngư lưới cụ và sự hiểu biết về các dạng nền đáy biển giúp quyết định độ lớn của lượng sản phẩm ngẫu nhiên. Ngư dân cần có chung một mặt bằng hiểu biết tốt về những khu vực là nơi sinh cư của các quần đàn những loài khác nhau, những nơi cá ưa thích đến sinh sản và những nơi có nhiều cá con tụ lại.
Người ngư dân nào cũng biết rằng một loài cá cá có kích thước nhỏ hơn một kích thước nhất định thì sẽ là cá chưa sinh sản-như cá tuyết (haddock) dưới 25 cm và cá tuyết (cod) dưới 35 cm, và họ cũng rất biết lựa sao cho lưới cụ đánh được ít cá bé hơn. Cá hôm nay bị ném trả về biển là loại sản lượng tình cờ chắc chắn sau này nếu gặp cũng sẽ bị bỏ qua.
Kích thước mắt lưới của lưới cụ có thể loại bỏ các loại cá có kích cỡ không mong muốn trong sản lượng đánh bắt - hoặc, tất nhiên, cũng có thể đánh bắt mọi thứ và bất kỳ thứ gì bắt gặp trên đường đi của lưới. Đối với những lưới cụ có mắt lưới nhỏ, như các loại lưới cụ sử dụng trong ngành công nghiệp khai thác tôm, sản lượng ngẫu nhiên rất cao vì để thu hoạch được loại tôm nhỏ, thì đến 90% sản lượng đánh bắt được là các loài không mong muốn bị mắc trong các mắt lưới. Loại này bị bỏ làm ‘cá phân’ và thường bị ném qua mạn tàu xuống biển.
Một hình thức đánh bắt đặc biệt thiếu trách nhiệm là đánh bắt bằng lưới rê trôi. Trôi nổi trên mặt nước như những tấm màn vô hình, không bị phát hiện bởi các loài thú biển và những loài vật khác, loại lưới cụ này trôi nổi theo dòng nước hoặc trôi theo chiếu gió gom về tất cả những gì gặp phải trên đường: nạn nhân là bọn cá nhám, rùa, chim biển, hải cẩu, cá voi, cá heo và nhiều loài khác không chủ ý bị đánh bắt. Mặc dù giờ đây sử dụng trên 2.5 km lưới rê bị coi là bất hợp pháp, nhưng các tấm lưới dài 50 m vẫn được sử dụng thường xuyên trên biển và đại dương.
Và không chỉ những loại lưới cụ như lưới rê hay rê trôi mới tạo nên sự đe doạ nghiêm trọng bởi những sản lượng ngẫu nhiên không kiểm soát được. Nghề câu vàng là một kỹ thuật đánh bắt khá phổ biến, sử dụng hàng kilômet dây gắn với hàng ngàn lưỡi câu. Mặc dù nghề này có vẻ là phương pháp khai thác rất có lựa chọn nhưng cũng có thể đánh bắt cả thú biển như chim biển và rùa biển.
Duyên Hương dịch