Sau lễ Hội hoa Anh đào và Tuần lễ Vàng diễn ra vào tháng 4 và tháng 5, thị trường tôm Nhật Bản khá ảm đạm cho đến cuối tháng 6. Đến đầu tháng 7, thị trường bắt đầu sôi động trở lại ở cả kinh doanh trong nước và quốc tế để chuẩn bị cho lượng tiêu thụ trong mùa hè. Sự hiện diện của các sản phẩm tôm nhập khẩu, đặc biệt là tôm sú, thấp hơn so với dự kiến, do nhu cầu của các nhà nhập khẩu Nhật Bản giảm, mặc dù đồng Yên vẫn yếu so với Đôla Mỹ. Ở thị trường trong nước, tình hình kinh doanh đã cải thiện và giá tôm sú bán buôn đã tăng hơn so với tháng 6 và đầu tháng 7.

Trong quý I/2007, nhập khẩu tôm các loại vào Nhật Bản giảm gần 12% so với cùng kỳ 2006. Tổng nhập khẩu tôm giảm xuống còn 53.848 tấn, trị giá 52,95 tỉ Yên (477 triệu USD) so với 61.061 tấn, trị giá 54,21 tỉ Yên cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu tôm nguyên liệu giảm gần 14% là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tổng nhập khẩu tôm giảm. Trung bình, lượng cung cấp giảm khoảng 2.000 tấn/tháng. Mặc dù lượng cung thấp nhưng chính nhu cầu đối với tôm nguyên vỏ bỏ đầu từ lĩnh vực kinh doanh thực phẩm giảm là nguyên nhân chính cho sự sụt giảm như vậy.

Nhập khẩu tôm các loại của Nhật Bản (tấn)

Sản phẩm

Tháng 1-3

Cả năm

2007

2006

2005

2004

2002

2003

2004

2005

2006

Sống

14

16

9

13

406

293

383

271

184

Tươi/ướp lạnh

0,264

7

*

*

36

19

34

19

7

ĐL, nguyên liệu

38.808

45.068

48.550

52.243

248.868

233.195

241.445

232.443

229.952

Khô/ướp muối/ngâm nước muối

439

488

584

966

1.875

1.977

2.351

2.008

2.035

Chín, đông lạnh

4.113

3.645

4.300

4.186

13.936

13.927

16.745

17.051

18.269

Chín và hun khói

49

82

155

154

468

453

618

422

414

Chế biến sẵn (bao gồm tôm tempura)

103.741

11.738

8.930

7.785

27.678

33.361

39.692

42.181

50.013

Sushi (với cơm)

51

57

85

80

194

92

341

263

204

Tổng

53.848

61.061

62.408

65.427

293.461

283.318

301.608

294.658

301.078

* = < 500 kg

Cuộc khảo sát về thương mại nói chung trong Tuần lễ Vàng ở Nhật Bản cho thấy, nhu cầu đối với tôm vỏ từ những người sử dụng mang tính tổ chức và giới kinh doanh thực phẩm trong năm nay thấp hơn. Tôm sú cỡ lớn 8/12 và 13/15 không được chú ý, mà chuyển sang các cỡ từ 16/20 đến 41/50. Mặc khác, nhu cầu đối với tôm nobashi bóc vỏ để đuôi mạnh và cao hơn so với năm ngoái, đặc biệt với cỡ lớn từ 8/12 đến 16/20, tăng ít nhất 10% ở lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Đây chính là nguyên nhân khiến nhập khẩu tôm vỏ giảm, đặc biệt là tôm sú vỏ trong quý 1 năm nay. Nhu cầu bán lẻ tôm vỏ, được bán như tôm rã đông/tươi theo trọng lượng hoặc theo con ở siêu thị đã chuyển từ tôm sú và tôm thẻ biển sang tôm chân trắng nuôi do yếu tố về giá. Tuy nhiên, mùa hè năm nay, lượng tiêu thụ tôm chân trắng vỏ của các siêu thị khá thấp, do các hộ gia đình Nhật Bản ngại nấu ăn tại nhà trong không khí mùa hè nóng nực và oi bức. Sở thích của người tiêu dùng cũng chuyển từ tôm vỏ nguyên liệu sang tôm chân trắng bóc vỏ, sản phẩm “dễ nấu” và các sản phẩm tôm dễ chế biến khác, thậm chí tôm tempura truyền thống cũng đang dần biến mất trong các bếp ăn gia đình vào mùa hè và sở thích tăng lên đối với tôm tái và chín. Các sản phẩm tempura đã trở thành một sự lựa chọn đối với lĩnh vực nhà hàng.

Nhập khẩu

Số liệu thống kê của Hải quan Nhật giai đoạn từ tháng 1-5/2007 cho thấy, nhập khẩu tôm của Nhật trung bình mỗi tháng giảm 1.515 tấn. Tổng nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh 5 tháng đầu năm 2007 giảm 10% so với cùng kỳ năm 2006. Nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc và Malaixia tăng, cho thấy nguồn cung cấp tôm chân trắng từ những nước này tăng lên. Xuất khẩu tôm sú của Ấn Độ, Việt Nam, Bănglađét và Mianma là thấp hơn do sản lượng tôm nuôi ở các nước này không khả quan trong giai đoạn tháng 1-4. Giá chào mua hấp dẫn hơn từ Mỹ cũng đã thu hút nhiều tôm sú từ Inđônêxia.

Đáng chú ý, là có sự chuyển biến mới trong lĩnh vực bán lẻ ở chiến dịch tiêu thụ mùa hè năm nay tại Nhật Bản. Trong chiến dịch này diễn ra vào tháng 7-8, các siêu thị Nhật Bản đã bổ sung thêm tôm sú bỏ đầu đóng khay cỡ lớn 13/15 và 16/20. Một số siêu thị đã quyết định tăng tỉ lệ lượng tiêu thụ tôm sú và tôm chân trắng lên 70:30 trong năm nay so với 50:50 của 2 năm trước. Có sự khác nhau về kích cỡ giữa hai loài trên. Các siêu thị cũng bổ sung tôm thẻ biển cỡ lớn do giá của chúng giảm gần ngang với tôm sú. Các nhà tái chế sản phẩm giá trị gia tăng cũng có nhu cầu cao đối với tôm thẻ biển và tôm lửa hoa bóc vỏ.

Nhập khẩu tôm chân trắng vỏ chủ yếu tập trung từ Thái Lan, do nước này không gặp phải vấn đề dư lượng kháng sinh. Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do song phương giữa Nhật Bản và Thái Lan cũng tạo điều kiện cho nhập khẩu từ Thái Lan.

Nhập khẩu tôm đông lạnh nguyên liệu vào Nhật Bản, tháng 1-5/2006-2007 (tấn)

Xuất xứ

Tháng 1-5

Xuất xứ

Tháng 1-5

2007

2006

2007

2006

Inđônêxia

15.474

17.617

Ecuađo

255

284

Việt Nam

10.503

15.112

Braxin

383

163

Thái Lan

8.171

6.278

Mêhicô

502

259

Ấn Độ

7.995

9.559

Môdămbích

163

193

Trung Quốc

7.187

6.469

Mađagátca

154

419

Mianma

2.402

2.662

Nga

4.107

4.635

Philippin

1.481

1.778

Canađa

2.627

3.072

Malaixia

1.412

1.225

Greenland

2.175

3.007

Xri Lanca

555

508

NaUy

15

43

Bănglađét

972

1.426

Đan Mạch

68

91

Ôxtrâylia

270

479

Aixơlen

-

71

Papua NG

61

64

Áchentina

407

61

Pakitan

77

89

Nước khác

1.844

1.271

Iran

-

-

Tổng

39.260

76.835

Triển vọng

Nhập khẩu tôm vào Nhật Bản sẽ tiếp tục bị tác động bởi tỉ giá hối đoái giữa đồng Yên/Đôla và nhu cầu ở Mỹ, EU và Ôxtrâylia. Do sản lượng tôm nuôi ở châu Á sẽ được đưa vào thị trường trong tháng 5, các nhà nhập khẩu Nhật Bản hy vọng giá sẽ giảm đáng kể đối với tôm sú vỏ như đã xảy ra với tôm chân trắng nuôi. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch tôm sú không cao đang làm cho giá đứng ở mức ổn định. Giá nhập khẩu tôm sú vỏ từ Ấn Độ và Việt Nam là ngang nhau, do sự kiểm tra chất lượng chặt chẽ dư lượng kháng sinh đối với tôm nuôi của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật. Tuy nhiên, giá tôm chân trắng nuôi có thể giảm, đặc biệt đối với tôm Trung Quốc. Đáng chú ý là trong chiến dịch thúc đẩy lượng tiêu thụ trong mùa hè năm nay, nhiều siêu thị đã quay trở lại với tôm sú cỡ lớn.

Hiện nay, nhu cầu tôm sú trên thế giới cao và lượng cung cấp ổn định, vì vậy thị trường tôm sú sẽ ổn định hơn so với tôm chân trắng. Tôm chân trắng Trung Quốc sẽ có thể được chào bán nhiều hơn ở thị trường Nhật Bản sau khi nước này gặp phải vấn đề về ATTP ở thị trường Mỹ. Đồng thời, nhu cầu của thị trường Mỹ đối với tôm chân trắng từ Thái Lan và các nước ĐNÁ khác sẽ cao hơn, đặc biệt đối với các sản phẩm tôm chín và bao bột.

V.A (theo Globefish)