Vừa qua các bộ trưởng về môi trường trên khắp thế giới đã cùng tham gia vào một báo cáo nhằm tìm kiếm giá trị kinh tế của tính đa dạng sinh học đang bị suy yếu dần trên trái đất.
Bắt nguồn từ bản báo cáo Stern hồi năm ngoái - một dữ liệu gây ngạc nhiên về hao phí kinh tế do thời tiết thay đổi, hiện tại các bộ trưởng kêu gọi một nghiên cứu tương tự về giá trị của hàng triệu loài trên trái đất
Bộ trưởng môi trường Đức Sigmar Gabriel cho biết, một con số ngoài sức tưởng tượng 150 loài đang bị tuyệt chủng mỗi ngày nhanh gấp hàng ngàn lần những tiến trình tự nhiên. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn quá ít hiểu biết về những loài này và giá trị của chúng.
Sự đa dạng sinh học không chỉ là chìa khóa cung cấp thực phẩm thông qua việc đất đai màu mỡ cũng như nguồn hải sản dinh dưỡng, nó còn cung câp thêm một mỏ vàng cho ngành công nghiệp dược phẩm.
Theo sáng kiến Potsdam thì ở nghiên cứu mang tính toàn cầu, chúng ta sẽ khởi động cho một quá trình phân tích những lợi ích kinh tế toàn cầu của sự đa dạng sinh học, những hao phí do việc mất đi tính đa dạng này và thất bại khi tiến hành những phương pháp bảo vệ lại đi ngược với chi phí cho việc bảo tồn có hiệu quả.
Trong cuộc họp tại Cecilienh ở Chateau, đây cũng là nơi hiệp định Potsdam 1945 nhằm phục hồi Châu Âu được đưa ra thảo luận, có sự tham gia của các cường quốc công nghiệp G8 và 5 quốc gia đang phát triển: Bazin, Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico và Nam Phi.
Ý tưởng mới sẽ được xác nhận tại hội nghị thượng đỉnh G8 vào tháng 6 tới.
Bộ trưởng Gabriel chủ trì cuộc họp kéo dài 2 ngày qua cho biết sự đa dạng sinh học không chỉ đơn giản như vấn đề xem xét và nhận dạng các loài chim mà nó được đề cập đến như là một mối tương quan không đáng kể mà ít khi các chính trị gia và các chuyên gia kinh tế chú ý đến trước đó.
Tại hội nghị lần lượt các bộ trưởng đã trao đổi ý kiến về cách thức khắc phục hiện tượng trái đất ấm dần lên, đây vẫn còn là vấn đề rất nan giải.
Có 13 quốc gia chiếm khoảng 2/3 lượng CO2 thải ra trên trái đất; những loại khí vô hình hấp thu sức nóng của mặt trời và đe dọa tàn phá hệ thống khí hậu nhạy cảm. của hành tinh
Đàm phán sẽ tiếp tục tiến hành theo khuôn khổ mới sau khi nghị định thư Kyoto kết thúc năm 2012. Tuy nhiên thử thách lớn nhất là nhằm lôi kéo sự thỏa thuận của Mỹ và những cam kết cứng nhắc với những quốc gia đang phát triển, đây cũng chính là mối lo gánh nặng kinh tế về chuyển đổi kỷ thuật với nhiên liệu sạch và hiệu quả,
Trong cuộc gặp thượng đỉnh tuần qua, liên hiệp 27 quốc gia Châu Ân hứa giảm lượng khí do hiệu ứng nhà kính xuống 20 % trước 2020 và nhiều hơn nữa là 30 % nếu các thành viên quốc tế chấp thuận.
Trong khi đó, Tổ chức quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã thông báo vào thứ năm rằng Trái Đất đã ở thời điểm nóng nhất từ tháng 12 đến tháng 2 so với thời điểm tương tự cách đây 128 năm. Và đỉnh điểm là tháng 1 trên khắp trái đất đã đẩy nhiệt độ trung bình trong khoảng thời gian này lên 0.72 độ C trên mức bình thường so với thế kỷ 20.
Ngày 16 tháng 3 vừa qua, cơ quan khí tượng Nhật Bản cũng vừa thông lần đâu tiên tuyết rơi sớm nhất ở Nhật Bản.
Ở các quốc gia Châu Âu nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 2 cũng trên mức trung bình 2oC cho biết các mùa vụ đã được gieo trồng trước đó 1 tháng, những sản phẩm chính sớm đã có mặt ở chợ, ngoài ra động vật cũng di trú sớm, trong khi số khác thì không.
Theo Cosmo, Sở KH & CN Đồng Nai, khoahoc.com.vn