1. Mở đầu
Cá bớp (B.sinensis) một loài cá kinh tế có giá trị cao ở vùng nước lợ, nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, giá cả hấp dẫn, thị trường tiêu thụ rộng cả trong nước và xuất khẩu - hiện đã được ghi vào “sách đỏ”, do nguồn lợi tự nhiên suy giảm trầm trọng. Để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi và đưa cá bớp thành đối tượng nuôi. Năm 2000 đến 2004 viện Hải sản đã thành công trong việc nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo loài cá này và quy trình đã được hoàn thiện (2005). Để giải quyết nỗi bức bách của nông dân về việc cần có những đối tượng nuôi kinh tế cho vùng đất nhiễm mặn trồng lúa kém hiệu quả phải chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản và những ao đầm nuôi tôm bị bỏ hoang vì sự tàn phá của dịch bệnh thì việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất được con giống sẽ làm tiền đề vững chắc để phát triển công nghệ nuôi. Năm 2007-2008 được phép của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia chúng tôi đã hoàn thành việc “chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá bớp cho 6 tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh“ kết quả thu được như sau.
2. Phương pháp chuyển giao
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian chuyển giao: Từ 6/2007 đến 8/2009.
- Địa điểm chuyển giao:
+ Học lý thuyết: Viện Nghiên cứu Hải sản 170 Lê Lai - Ngô Quyền - Hải Phòng.
+ Thực hành ở Trại giống thuỷ sản Bàng La - Đồ Sơn - Hải Phòng.
2.2. Tài liệu chuyển giao
- Quy trình hoàn thiện về sản xuất giống nhân tạo cá bớp (B. sinensis) của Viện Nghiên cứu Hải sản (6/2006)
- Dự án đã sử dụng 300kg cá bố mẹ ở Hải Phòng để học viên thực hành tại Viện và cung cấp 300kg cá bố mẹ cho học viên sản xuất thử ở cơ sở.
2.3. Phương pháp chuyển giao:
Cơ sở tiếp nhận công nghệ cử học viên đến Viện NC Hải sản để học lý thuyết, thực hành sau đó trở về địa phương để sản xuất thử.
- Lý thuyết: Mời các giáo viên giầu kinh nghiệm truyền đạt kiến thức sinh học và quy trình sản xuất giống nhân tạo của cá bớp cho học viên.
- Thực hành: Giáo viên hướng dẫn để học viên làm quen quy trình.
- Sản xuất thử: Để học viên tự tổ chức điều hành thực nghiệm quy trình tại cơ sở, giáo viên chỉ đóng vai trò giám sát.
2.4. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh sản
+ Tỷ lệ thành thục (%):
+ Tỷ lệ đẻ (%):
+ Tỷ lệ thụ tinh (%):
+ Tỷ lệ nở (%):
+ Tỷ lệ sống (%):
- Xử lý số liệu: Theo thống kê sinh học trong phần mềm Excel.
3. Kết quả chuyển giao
3.1. Kết quả học lý thuyết:
Đào tạo được 18 học viên (07 kỹ sư, 11 công nhân) của 6 tỉnh về Đặc điểm sinh học sinh sản, qui trình sản xuất giống nhân tạo cá bớp.
3.2. Kết quả thực hành của học viênBảng 1. Kết quả thực hành của học viên so với quy trình kỹ thuật
TT | Nội dung | Tiêu chí đánh giá | ||
Học viên sx | Quy trình | Đánh giá | ||
1 | Cá thành thục SD (%) | 92 | 90 | Đạt |
2 | Tỷ lệ đẻ (%) | 63,9 | 60 | Đạt |
3 | Tỷ lệ trứng thụ tinh (%) | 82,5 | 80 | Đạt |
4 | Tỷ lệ nở (%) | 92,3 | 90 | Đạt |
5 | Tỷ lệ thành cá giống (%) | 21,2 | 20 | Đạt |
6 | Sản phẩm cá giống (vạn) | 2,89 | Đạt |
Đánh giá chung thể hiện ở bảng 2:
Bảng 2. Kết quả học tập của học viên tại Viện NC Hải sản - Hải Phòng
TT | Nội dung | Kết quả kiểm tra | ||||||||
Học viên | Kém | TB | Khá | Giỏi | ||||||
Số | % | Số | % | Số | % | Số | % | |||
1 | Lý thuyết | 18 | 0 |
| 2 | 11,1 | 8 | 44,4 | 8 | 44,4 |
2 | Thực hành | 18 | 0 |
| 1 | 5,6 | 11 | 61,1 | 6 | 33,3 |
Từ kết quả của bảng 1-2 chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Về lý thuyết 100% học viên đều nắm được quy trình công nghệ.
- Thực hành >94% đạt khá giỏi và các chỉ tiêu đều vượt so với yêu cầu đề ra.
3.3. Kết quả sản xuất thử của học viên ở cơ sởKết quả thu được ở bảng 3:
Bảng 3. Kết quả sản xuất thử giống cá bớp ở cơ sở
TT | Nội dung | Kết quả sản xuất thử của học viên tại cơ sở | ||||||
Hải | Thái | Nam | Ninh | Nghệ | Hà | TB | ||
1 | Tỷ lệ thành thục (%) | 90,6 | 91,3 | 90,0 | 90,0 | 91,7 | 90,3 | 90,65 |
2 | Tỷ lệ đẻ (%) | 60,0 | 63,5 | 65,0 | 65,1 | 60,7 | 60,8 | 62,52 |
3 | Tỷ lệ thụ tinh (%) | 80,5 | 80,2 | 82,9 | 84,5 | 82,6 | 81,5 | 82,03 |
4 | Tỷ lệ nở (%) | 90,3 | 95,5 | 91,1 | 90,0 | 90,6 | 91,1 | 91,43 |
5 | Tỷ lệ sống (%) | 21,7 | 22,4 | 20,6 | 22,8 | 20,2 | 21,4 | 21,51 |
6 | Cá giống tạo ra (vạn) | 3,05 | 3,10 | 5,52 | 3,61 | 3,08 | 3,05 | 3,56 |
- Kết quả sản xuất thử của học viên so với mục tiêu dự án:
Bảng 4. So sánh kết quả sản xuất thử của học viên với mục tiêu dự án
TT | Nội dung | Kết quả sản xuất | Mục tiêu dự án | Ghi chú |
1 | Tỷ lệ cá thành thục (%) | 90,65 | 90 | >0,65 |
2 | Tỷ lệ đẻ (%) | 62,52 | 60 | >2,52 |
3 | Tỷ lệ trứng thụ tinh (%) | 82,03 | 80 | >2,03 |
4 | Tỷ lệ nở (%) | 91,43 | 90 | >1,43 |
5 | Tỷ lệ sống (%) | 21,51 | 20 | >1,51 |
6 | Cá giống 2-3cm (vạn) | 21,41 | 18,00 | >3,1 |
3.5. Kết quả nổi bật của dự án
- Kết quả nổi bật của Dự án:
- Hoàn thành việc chuyển giao trên cả 3 vùng sinh thái: Vùng nuôi, cửa sông và cồn cát ven biển có độ muối cao = 30‰.
- Sau khoá tập huấn 100% học viên đều nắm vững quy trình công nghệ và đã vận hành thành công quy trình sản xuất giống cá bớp nhân tạo tại cơ sở.
- Quá trình sản xuất thử của học viên tại cơ sở đều đạt và vượt so với yêu cầu của dự án.
- Sản phẩm tạo ra của dự án đều được xử dụng đúng mục đích và bán thu hồi (43 triệu đồng) nộp vào ngân sách nhà nước.
- Tác dụng nhân rộng vào sản xuất:
Năm 2008 - 2009 công nghệ đã lan rộng tới 11 cơ sở (06 cơ sở của Nam Định, 01 của Ninh Bình, 01 của Thái Bình, 01 của Thanh Hoá và 02 của Hải Phòng) của tư nhân và nhà nước quản lý đã đưa vào kinh doanh sản xuất giống cá bớp có hiệu quả. Công nghệ này cũng được phát nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá ... và đài truyền hình Trung ương như VTV2. Hiện nay có nhiều địa phương vẫn đang tiếp tục đặt vấn đề được tiếp nhận công nghệ để phát triển sản.
4. kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
- Dự án đã hoàn thành mục tiêu đề ra.
- 18 học viên tập huấn đều nắm vững quy trình và đã sản xuất được cá bớp giống ở địa phương đạt các chỉ tiêu dự án đề ra.
- Dự án đã hoàn thành mục tiêu, sản phẩm đã được sử dụng đúng mục đích và bán thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
4.2. Kiến nghị
- Đề nghị các đơn vị tiếp nhận tiếp tục triển khai sản xuất giống cá bớp và nhân rộng ra các địa điểm khác.
- Đề nghị Nhà nước sớm hỗ trợ mô hình nuôi cá bớp thương phẩm bằng nguồn giống sản xuất nhân tạo cho các tỉnh đã tiếp nhận công nghệ.
- Đề nghị Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia tiếp tục cho thực hiện dự án chuyển giao công nghệ này tới các cơ sở, địa phương khác.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo kết quả sản xuất thử giống cá bớp của Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh, tháng 12/2008.
2. Trần Văn Đan, 1998. Một số đặc điểm sinh học của cá bớp (B.sinensis Lacépède, 1801) ? Hải Phòng. Tuyển tập các công trình Nghiên cứu nghề cá biển, Tập 1. NXB Nông nghiệp, tr.229.
3. Trần Văn Đan, 2002. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho sản xuất giống và nuôi cá bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) ở ven biển miền Bắc Việt nam. Luận án Nghiên cứu sinh.
4. Trần Văn Đan và ctv, 2004. Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu thực nghiệm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cá bớp tại Hải Phòng. Viện Nghiên cứu Hải sản.
Đặng Minh Dũng
(Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ hải sản miền Bắc.)
Trần Văn Đan
(Trung tâm Phát triển nghề cá và Đa dạng sinh học Vịnh Bắc bộ)