Năm 2010, Italia đã nhập khẩu một khối lượng tương đối lớn các mặt hàng thủy hải sản từ Việt Nam. Với những con số ấn tượng như 2.247 tấn tôm, trị giá 11,42 triệu USD, 10.141 tấn cá tra, basa, trị giá 20,83 triệu USD và 2.513 tấn cá ngừ, trị giá 8,93 triệu USD, tất cả đủ để nói lên rằng, Italia là một trong số những thị trường ở EU27 mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải “chinh phục”.
Italia - “Sân chơi lớn” cho thủy sản Việt Nam
Năm 2010, Italia đã nhập khẩu một khối lượng tương đối lớn các mặt hàng thủy hải sản từ Việt Nam. Với những con số ấn tượng như 2.247 tấn tôm, trị giá 11,42 triệu USD, 10.141 tấn cá tra, basa, trị giá 20,83 triệu USD và 2.513 tấn cá ngừ, trị giá 8,93 triệu USD, tất cả đủ để nói lên rằng, Italia là một trong số những thị trường ở EU27 mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải “chinh phục”. |
Nhu cầu nhập khẩu lớn Italia là cường quốc phát triển mạnh có diện tích 301.338 km2, dân số hơn 60 triệu người, GPD 2.118 tỷ USD (bình quân 35.435 USD/người), có nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và xuất khẩu nhiều thứ 8 trên thế giới. Nền kinh tế được chia thành hai vùng rõ rệt: phía Bắc phát triển công nghiệp và dịch vụ, phía Nam là nông nghiệp. Italia là cũng là đất nước có nền khoa học - công nghệ ứng dụng trong công nghiệp khá phát triển. Một số ngành công nghệ mà Italia tương đối có thế mạnh là cơ khí chế tạo, đặc biệt là chế tạo máy công cụ cỡ nhỏ và vừa, cơ điện tử, thiết bị chế biến thực phẩm, máy móc cho các ngành da giầy, may mặc, đồ gỗ, chế biến đá, năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học... Bên cạnh đó, Italia cũng là một quốc gia nổi tiếng với các sản phẩm mang tính sáng tạo cao, nổi tiếng với xe hơi, rượu vang, đồ kim hoàn, du thuyền… Tháp nghiêng Pisa - một biểu tượng kiến trúc nổi tiếng của Italia Tuy nhiên, Italia lại có nhu cầu nhập khẩu thủy sản rất lớn, hàng năm từ 0,9 - 1 triệu tấn thủy sản/năm, đứng thứ 5 thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực EU. Tổng sản lượng thủy sản của Italia chỉ vào khoảng 0,6 triệu tấn/năm, trong khi dân số hơn 60 triệu người và hàng chục triệu khách du lịch, nên nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này là tất yếu. Thị trường ít biến động Giá trị nhập khẩu thủy sản của Italia đạt kỷ lục là 2,8 tỷ USD vào năm 1998 và giảm xuống chỉ còn 2,54 tỷ USD năm 2000 (giảm 9,5%); năm 2001 đạt 2,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2000; năm 2002 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 7,0% so với năm 2001. Giá trị nhập khẩu của Italia ổn định trong năm 2003 (3.219 triệu EUR) và năm 2004 (3.149 triệu EUR). Thị trường nhập khẩu thủy sản của Italia hầu như ít biến động trong nhiều năm qua. Ông Trần Thanh Hải – Tham tán thương mại Việt Nam tại Italia cho biết, người Italia tiêu thụ và ưa chuộng các loại sản phẩm như: tôm, mực bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh, cá trích, cá hồi, cá ngừ và một số loài cá đặc thù của Địa Trung Hải. Italia nhập khẩu nhiều mặt hàng thủy hải sản từ Việt Nam như cá tra, basa, tôm, cá ngừ…do giá cả rẻ hơn nhiều so với các loài cá tương tự đánh bắt tại Địa Trung Hải hoặc nhập khẩu từ các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, một số tổ chức phi chính phủ tại Italia đã cung cấp thông tin sai lệch về môi trường nuôi dưỡng cũng như giá trị dinh dưỡng về nhiều mặt hàng thủy hải sản Việt Nam nên gần đây đã gây hoang mang cho người tiêu dùng tại thị trường này. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực để giải thích, tuyên truyền, khôi phục lại hình ảnh của thủy sản Việt Nam trên thị trường Italia, bởi đây là một trong những “sân chơi lớn” đầy thách thức nhưng hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả và giá trị đáng kể. Quan hệ kinh tế Italia - Việt Nam - Thương mại hai chiều đạt 1,378 tỷ USD(năm 2009): Việt Nam xuất khẩu 804 triệu USD, nhập khẩu 574 triệu USD. - Italia có 34 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn là 162 triệu USD. Các dự án của Italia tập trung vào ngành công nghệ chế tạo, công nghiệp nhẹ, dịch vụ. Hồng Thắm |
Nguồn: TSVN |