Năm 2004, tôm chân trắng chiếm dưới 15% tổng sản lượng tôm của Inđônêxia. Hiện nay con số này đã là gần 40% và dự kiến trong 1-2 năm tới tôm chân trắng sẽ vượt tôm sú trở thành loài chủ lực của ngành tôm nuôi. Đây là kết quả của sự cải tổ ngành tôm và sự chi phối của các công ty lớn có xu hướng sản xuất tôm chân trắng vì nhiều nguyên nhân. |
Trong mấy năm qua, người nuôi tôm Inđônêxia đã gặp một loạt khó khăn trong đó có dịch bệnh, vấn đề môi trường và lệnh cấm của Trung Quốc đối với xuất khẩu thủy sản của Inđônêxia. Tuy nhiên, quốc đảo này vẫn không ngừng tăng sản lượng, nhất là tôm chân trắng, và vẫn là một trong những nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới. Ngoài việc mở rộng qui mô sản xuất, người nuôi tôm Inđônêxia còn thay đổi giống tôm nuôi mà họ vẫn tập trung sản xuất trong nửa thập kỷ qua, tạo ra bước chuyển mới là tập trung vào tôm chân trắng. Năm 2004, tôm chân trắng chiếm dưới 15% tổng sản lượng tôm của Inđônêxia. Hiện nay con số này đã là gần 40% và dự kiến trong 1-2 năm tới tôm chân trắng sẽ vượt tôm sú trở thành loài chủ lực của ngành tôm nuôi. Đây là kết quả của sự cải tổ ngành tôm và sự chi phối của các công ty lớn có xu hướng sản xuất tôm chân trắng vì nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, sản lượng tôm loài khác kém phổ biến hơn như Merguensis và Metapenaeus vẫn thấp và có thể sẽ tăng trong những năm tới. Truy xuất nguồn gốc vẫn là một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm Inđônêxia- một vấn đề không thể tránh được nhưng thực tế vẫn chưa được thực hiện xát xao. Hồi tháng 8, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thủy sản Inđônêxia do vấn đề truy xuất nguồn gốc và chất lượng- mặc dù Inđônêxia coi đây là một hành động trả đũa. Lệnh cấm này đã được dỡ bỏ vào tháng 9. Các nhà xuất khẩu tôm Inđônêxia cũng đã tiếp cận với các quan chức của EU để tìm giải pháp thâm nhập thị trường này- một chiến lược chắc chắn cần có các biện pháp truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt hơn. |