Tên Việt Nam: Cá đao răng cưa
Tên Latin: Pristis cuspidatus
Họ: Cá đao Pristidae
Bộ: Cá đuối Rajiformes
Nhóm: Cá
Mô tả:

Cá đao răng ngựa thuộc bộ cá đuối nhưng có thân hình dạng cá nhám. Đặc điểm nổi bất nhất là mõm cá kéo dài thành một cá đao dẹt rất khỏe, hai bên mép đao có 21 - 35 đôi răng cưa dài sắc. Khởi điểm vây lưng thứ nhất ngang với phần cuối gốc vây bụng. Thùy dưới vây đuôi lớn, dài nhọn. Ở cá nhỏ, phần vai có một vân ngang màu trắng.

Sinh học:

Thức ăn chủ yếu là động vật giáp xác, cũng có khi dùng đao đánh bị thương các loài cá nhỏ bắt làm mồi. Cá đao thụ tinh trong và đẻ con (noãn thai sinh, mỗi lần đẻ khoảng 10 con, kich thước cá mới đẻ khoảng 600 mm. Cá trưởng thành có thể dài tới 5, 5 m.

Nơi sống và sinh thái:

Cá đao răng ngựa sống ở tầng nước gần đáy, đôi khi nổi lên để lô vây lưng và một phần cơ thể trên mặt nước, có những lúc vào sâu trong vùng nước cửa sông. Chúng bơi lội chậm chạp, đôi khi áp sát mặt đáy, dùng đao đào bới đất để bắt mồi.

Phân bố:

Việt Nam: Vịnh Bắc bộ, Khánh Hòa, Bình Thuận và Nam bộ.

Thế giới: Hồng Hải, Ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc, Indonesia.

Giá trị sử dụng:

Cá đao răng ngựa thuộc lớp phụ mang dưới (Hypotremata) nhưng là loài có thân hình lớn và mõm kéo dài như một cái cưa hai lưỡi (vì vậy có nơi còn gọi là cá kiếm, nên có giá trị trong khai thác và còn là mẫu vật hấp dẫn trong các bảo tàng động vật biển.

Tình trạng:

Cá đao thuộc vào loài qúy hiếm, rất ít gặp trong vùng biển Việt Nam. Đến nay mới chỉ phát hiện và thu được mẫu vật ở vùng biển Vịnh Bắc bộ. Theo (Chevey (1929) và Durand (1940) thì ở vùng biển miền Nam cũng có cá đao phân bố. Mức đe dọa: Bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

cấm đánh bắt cá đao trong vùng biển Vịnh Bắc bộ, đặc biệt trong mùa sinh sản. Giáo dục trong nhân dân có ý thức bảo vệ loài cá hiếm này, nếu có bắt được (trong lưới giã cào, lưới vây) thì cần thả ngay khi chúng còn sống.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 287.

Theo Aquabirdvn