Cá của Nauy đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt tư cá nuôi của châu Á ở thị trường châu Âu.

Lượng tiêu thụ philê cá pangasius rút xương, bỏ da đang tăng nhanh ở châu Âu. Cá pangasius nuôi, còn được biết đến là cá Tra/Basa của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh ở châu Âu. Việt Nam là nhà sản xuất lớn nhất loài cá thịt trắng này. Thịt trắng và giá thấp đã giúp loài cá này là đối thủ có khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm cá thịt trắng đông lạnh của NaUy như cá tuyết, cá tuyết lục, cá tuyết chấm đen, cá hồi đỏ và cá bơn đen.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu và Phát triển Thuỷ sản thuộc Bộ Nghề cá và các vấn đề ven biển NaUy, các sản phẩm của NaUy không có khả năng ảnh hưởng đến kết quả nhập khẩu cá Tra/Basa, bởi trên thực tế nhập khẩu từ Việt Nam tăng đồng thời với nhu cầu thủy sản tăng ở thị trường EU.

Sản lượng cá Tra/Basa của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh và khối lượng được dự đoán sẽ là 1triệu tấn trong năm 2010. Cá tra/basa được bán dưới dạng philê đông lạnh ở EU. Nhập khẩu cá Tra/Basa của EU đang tăng với tỉ lệ rất nhanh, đạt xấp xỉ 130.000 tấn năm 2006. Riêng Nga đã nhập khẩu hơn 40.000 tấn.

Thị trường quan trọng nhất đối với cá Tra/Basa ở châu Âu là những nơi tiêu thu thực phẩm quy mô lớn như bệnh viện, căngtin và các cơ sở công cộng. Đó là những nơi mà giá thành thấp thường là yếu tố quyết định khi mua hàng.

Báo cáo cũng cho biết, một số lượng lớn các nhà sản xuất cá đông lạnh của châu Âu hiện nay đang tung ra các sản phẩm chế biến từ cá Tra/Basa và một số sản phẩm mới đang thâm nhập vào các chuỗi các cửa hàng thực phẩm lớn.

Cá của NaUy có thể có được tính cạnh tranh ở các sản phẩm đóng gói đông lạnh, ví dụ như cá bao bột bởi người tiêu dùng không quan tâm lắm tới sản phẩm cá bao bột được chế biến từ loài nào

Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chắc chắn về tác động và kết quả của sự tăng lên trong nhập khẩu các loài mới đối với cá của NaUy ở thị trường EU. Một giả thiết có thể xảy ra là nhu cầu đối với thủy sản ở EU tăng lên tới mức có thể hấp thụ được mức tăng dự kiến ở sản lượng cá Tra/Basa. Giả thiết khác là nhu cầu giảm, nhưng thị trường lại tràn ngập cá giá rẻ từ Việt Nam. Giả thiết sau có thể có những hệ quả nghiêm trọng tới ngành cá của NaUy.

Báo cáo cũng đề cập đến loài cá rô phi nhiệt đới, một loài cũng có khả năng cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm cá của NaUy. Tiêu thụ cá rô phi đã tăng rất mạnh ở Mỹ, nhưng hiện nay nó vẫn là một loài chưa được biết đến nhiều và chiếm một thị phần tương đối nhỏ ở châu Âu. Có thể thị trường cá rô phi cũng sẽ tăng lên ở châu Âu, nhưng vẫn chưa chắc chắn khối lượng nhập khẩu sẽ là bao nhiêu và những loài nào sẽ bị cạnh tranh từ loài này.

Cũng theo báo cáo, ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản NaUy cần đương đầu với sự đe doạ cạnh tranh từ các loài mới để đưa ra những chiến lược đối phó.

Một trong số các lợi thế của NaUy là có khoảng khách địa lý ngắn tới các thị trường châu Âu. Điều đó khiến nước này có khả năng phát triển các sản phẩm cá tươi với một mức giá tốt. NaUy cũng có tuyền thống lâu đời với các sản phẩm có uy tín như cá clipfish, cá ướp muối và cá khô (không có muối) và những sản phẩm đặc thù có thể đem lại sự tăng trưởng liên tục.

Ngoài ra, nhiều người tiêu dùng EU khá giả vẫn muốn mua thủy sản của NaUy ngay cả khi giá có thể cao hơn so với sản phẩm đến từ một số nước khác.

V.A (theo Fishupdate, vietlinh)