Trong cuộc sống tự nhiên, kiếm mồi và chống lại kẻ thù là những cuộc đấu tranh sinh tồn luôn sảy ra rất khắc nghiệt. Điều này có tác dụng tích cực cho quá trình chọn lọc tự nhiên nhằm giữ lại cho loài sinh vật ưu tú nhất và giữ lại hoặc nảy sinh thêm cho sinh giới những loài sinh vật thích nghi nhất.

Để sinh tồn, mỗi loài đã có những vũ khí tối tân riêng biệt đặc trưng cho sức mạnh của từng loài. Sinh vật biển có những vũ khí rất đặc săc.

Ốc nóc chùa:

Chẳng tự nhiên chúng có cái tên nghe lạ lùng đến vậy. Mỗi con Ốc nóc chùa đều được tạo hoá trang bị cho nọc độc. Nọc độc này được nằm ở phần nhọn nhô ra phía đầu ốc, lại có thể co ngắn lại hay kéo dài ra tuỳ ý.

Khi gặp kẻ thù hoặc con mồi chúng phóng lao đầy nọc độc cắm phập vào đối phương và tiêm nọc độc để kết liễu kẻ thù và để chiến tháng hoặc ung dung thưởng thức con mồi mà chúng vừa hạ được.

Từ Chiến lược phủ đầu đến Phòng vệ thụ động, từ cách dùng Vũ khí hóa học đến Khoanh vùng lãnh thổ..., các sinh vật dưới biển chứng tỏ sự lão luyện trong việc tránh sự săn đuổi của kẻ thù và bắt mồi.

Hải sâm liếm ngón

Có thân dài, mềm, quanh là các xúc tu phân nhánh, ở mút có các phần tử và vi sinh vật ăn được bám vào. Theo định kỳ, hải sâm gập từng xúc tu một về phía miệng trung tâm và mút, vì vậy chúng được đặt tên là hải sâm liếm ngón. Trong khi đa số đồng loại có màu nâu nhạt, loài này lại có nhiều màu sắc, nổi bật trong môi trường sống như một cách lưu ý các loài khác. Con vật đẹp rực rỡ ấy ít thấy trong các hồ cá cảnh, vì mỗi lần bị quấy rầy, nó thải chất độc vào nước, làm nhiễm độc cư dân trong hồ cá.

Giun lửa

Loài giun có đốt này rất dễ nhận ra nhờ màu sắc rực rỡ như phát lửa. Một lớp tơ mịn màu trắng giương quanh thân: nhọn, có ngạnh và dễ gãy. Tơ ấy xuyên sâu vào da, gây cảm giác bỏng rát và ngứa, đôi khi rất đau. Hiện tượng này hẳn mang tính vật lý, vì không tìm ra nọc trên tơ.

(Còn nữa)

ABV dịch từ Warsea và Những điều kỳ thú của tự nhiên