Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thành phần Hội đồng theo Quyết định số 350/QĐ-PVHS của Phân Viện trưởng Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam, gồm: 1) TS. Nguyễn Phi Toàn, Viện Nghiên cứu Hải sản - Chủ tịch Hội đồng; 2) TS. Tiền Hải Lý, Trường Đại học Bạc Liêu - Phản biện 1; 3) ThS. Lại Duy Phương - Phản biện 2; Các Ủy viên: 4) TS. Đỗ Anh Duy, Viện Nghiên cứu Hải sản; 5) ThS. Nguyễn Văn Cường, Trung tâm Khuyến nông Bà Rịa – Vũng Tàu; 6) CN. Huỳnh Văn Cung, Chi cục Thuỷ sản tỉnh Bến Tre; 7) ThS. Trần Thị Ngà, Viện Nghiên cứu Hải sản - Thư ký; Đại diện Sở Khoa học công nghệ Bến Tre; Các thành viên thực hiện đề tài, Lãnh đạo Phân Viện và các cán bộ viên chức và lao động Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam.
Toàn cảnh Hội đồng tư vấn, đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở đề tài tại Phân Viện
Đề tài được thực hiện với mục tiêu mục tiêu cụ thể là: “Xây dựng mô hình nuôi ghép cá măng với tôm sú trong ao đất đạt các chỉ tiêu:Môi trường nước ổn định; Tôm đạt tỷ lệ sống >60%; Sản lượng tôm đạt khoảng 5,4 tấn (mật độ nuôi 15-20 con/m2); Cá măng đạt tỷ lệ sống >70%; Sản lượng cá măng đạt khoảng 1.200 kg; Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất tại Bến Tre (Quy trình được hội đồng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh công nhận); Xây dựng chứng nhận sản phẩm OCOP cho chả cá măng, chả tôm sú đạt tiêu chuẩn 3 sao”. Để đạt được các mục tiên trên đề tài đã tiến hành triển khai 5 nội dung: 1) Điều tra, đánh giá hiện trạng các mô hình nuôi tôm tại các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú và khảo sát lựa chọn địa điểm ao mô hình tại Bến Tre; 2) Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp với tôm sú trong ao đất tại Bến Tre theo hướng bền vững; 3) Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cá măng kết hợp tôm sú tại Bến Tre; 4) Định hướng chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ cho tôm sú và cá măng, Đăng kí chứng nhận OCOP cho sản phẩm; 5) Đào tạo tập huấn kỹ thuật nuôi cá măng kết hợp với tôm sú trong ao đất tại Bến Tre.
ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo trình bày tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài
Kết quả: Đề tài sau 24 tháng triển khai đã thực hiện đầy đủ các nội dung, sản phẩm và tiến độ theo thuyết minh đề cương và hợp đồng đã ký, hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Đã điều tra, đánh giá hiện trạng nuôi tôm ở ba huyện Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri của Bến Tre: chủ hộ nuôi tôm chủ yếu là nam giới, nhóm độ tuổi của chủ hộ nuôi từ 45 – 54 tuổi chiếm tỷ lệ cao, đa số các hộ nuôi học hỏi kinh nghiệm từ cán bộ khuyến nông và hàng xóm, đối tượng nuôi chính là tôm thẻ, tôm sú và tôm càng xanh, hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi dao động từ 300-500triệu/năm/ha, hộ nuôi gặp các khó khăn về vốn, con giống chất lượng và kỹ thuật nuôi; Sau khảo sát 15 điểm của ba huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú thì đã chọn địa điểm triển khai mô hình tại ấp An Hoà, xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; Đề tài xây dựng thành công Quy trình kỹ thuật nuôi cá măng kết với tôm sú trong ao đất với các chỉ tiêu: mật độ tôm sú là 20 con/m2, thời gian nuôi 5 tháng; mật độ cá măng là 1con/5m2, kích cỡ cá măng thu hoạch 300-500g/con, kích cỡ tôm sú thu hoạch là 40-50g/con, tỷ lệ sống cá măng>70%; tỷ lệ sống tôm sú >60%; sản lượng tôm sú 5.428kg, FCR 1,6; sản lượng cá măng: 1.245kg; Đề tài xây dựng Xây dựng thành công quy trình chế biến chả tôm sú, chả cá măng đạt các chỉ tiêu kỹ thuật: 5 tạ/mẻ, chả có màu vàng tươi, mùi thơm đặc trưng của chả cá/chả tôm sú, vị ngọt tự nhiên của thịt cá/thịt tôm, trạng thái giòn, dai, không khô, hình dáng và kích thước, khối lượng tương đồng nhau, sản phẩm đảm bảo ATTP: theo QCVN 8-3: 2012; QCVN 8-2: 2011, chất lượng chả thành phẩm được kiểm soát theo TCCS 01/2023 và công bố chất lượng số 01/ĐKCB-CC/2023; sản phẩm đạt được yêu cầu về dinh dưỡng và độ ẩm
Chuỗi giá trị sản phẩm cá măng, chả tôm sú gồm 6 tác nhân chính tham gia: hộ nuôi, thương lái, cơ sở sơ chế, chợ đầu mối, người bán lẻ. Cá măng chủ yếu được tiêu thụ thị trường trong nước với 2 dạng chính là cá măng tươi (10%) và chả cá măng (90%), được phân phối ra thị trường chủ yếu qua người thương lái 100%; Sản phẩm tôm sú được định hướng đưa ra thị trường bao gồm sản phẩm tôm sú tươi, tôm sú khô, chả tôm sú. Sản phẩm chả tôm sú, chả cá măng đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Hội đồng đánh giá cao ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài.
Với các kết quả đạt được của nhiệm vụ, Hội đồng đã ghi nhận và đánh giá Đạt. Để báo cáo tổng kết có chất lượng tốt hơn, TS. Nguyễn Phi Toàn, Chủ tịch Hội đồng đề nghị ban chủ nhiệm đề tài tiếp thu và chỉnh sửa theo các ý kiến kết luận của Hội đồng.
Nguyễn Thị Phương Thảo – Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam