Với khối lượng và giá trị nhập khẩu tôm Hùm gai và tôm Rồng đá tăng nhanh chóng từ 850.000 USD năm 2001 lên hơn 5,8 triệu USD năm 2006, chủ yếu là tôm Hùm đông lạnh từ Ôtxtrâylia và Cuba, Trung Quốc đang dần trở thành một trong những nhà nhập khẩu tôm Hùm lớn ở châu Á. Nhập khẩu tôm Hùm sống vào Trung Quốc cũng tăng từ 1,7 triệu USD năm 2001 lên 14,7 triệu USD năm 2006.

Nhập khẩu tôm Hùm vào châu Á biến động theo chu kỳ năm, cao điểm vào những tháng đầu năm do thời gian đó là Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Thuơng mại tôm Hùm của Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản đều tăng mạnh trong quý I

Nhập khẩu tôm Hùm gai và tôm Rồng đá* của châu Á (tháng 1-3/2007)

Thị trường

Giá trị (triệu USD)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Trung Quốc

2,041

1,276

1,806

Hồng Công

17,661

22,811

13,434

Nhật Bản

2,769

2,838

3,527

Không đông lạnh, còn vỏ hoặc bỏ vỏ, bao gồm cả tôm luộc có vỏ

Ôtxtrâylia, Nam Phi và Mỹ là những nhà cung cấp tôm sống và tôm ướp lạnh chính vào thị trường Nhật Bản với tỷ trọng lần lượt là 77,3%; 19,7% và 1,8%. Tuy Mỹ có tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản nhỏ nhưng lượng nhập khẩu tôm Hùm gai của Mỹ vào thị trường Nhật Bản cũng đã tăng trong 3 năm qua.

Nhập khẩu tôm Hùm càng* của châu Á (Tháng 1-3/2007)

Thị trường

Giá trị (triệu USD)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Trung Quốc

0,071

0,046

0,084

Hồng Công

4,725

6,206

3,737

Nhật Bản

1,259

1,632

2,158

Không đông lạnh, còn vỏ hoặc bỏ vỏ, bao gồm cả tôm luộc có vỏ

Tổng khối lượng tôm Hùm nhập khẩu vào Nhật Bản giảm 20% so với năm trước, vẫn duy trì xu hướng giảm nhập khẩu các sản phẩm tôm Hùm gai và tôm Rồng đá trong vòng 10 năm qua.

Tôm Hùm càng có xuất xứ từ Canađa và Mỹ chiếm phần lớn các sản phẩm tôm Hùm vào Hồng Công và Trung Quốc trong quý I năm 2007. Nhật Bản và Hồng Công chủ yếu mua nhiều tôm Hùm (Homarus spp.) sống và ướp lạnh hơn Trung Quốc trong cùng giai đoạn này, trong khi tôm Hùm gai và tôm Rồng đá lại được ưa chuộng ở thị trường Trung Quốc.

Nhập khẩu tôm Hùm gai và tôm Rồng đá vào châu Á (năm kết thúc vào tháng 3)

Thị trường

Giá trị (triệu USD)

Khối lượng (triệu kg)

2005

2006

2007

2005

2006

2007

Trung Quốc

12,833

12,018

11,507

1,556

1,200

0,839

Hồng Công

113,341

109,404

147,230

6,003

5,394

6,159

Nhật Bản

49,691

45,752

42,024

1,725

1,455

1,155

Thị trường tôm Hùm Mỹ

Tại thị trường Mỹ, tôm Hùm càng và tôm Hùm gai đông lạnh giảm cả về khối lượng và giá trị trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2007. Giá trị nhập khẩu tôm Hùm gai và tôm Rồng đá của Mỹ giảm 21 triệu USD từ tháng 1 tới tháng 3 trong khi giá trị tôm Hùm càng giảm 12 triệu USD trong giai đoạn này.

Lượng cung cấp các sản phẩm tôm Hùm đá/tôm Rồng đá từ Braxin và Caribbe giảm trong khi lượng cung cấp từ Ôtxtrâylia vẫn tăng mạnh trong giai đoạn này và tăng cao hơn ở các sản phẩm tôm Hùm gai thiên nga do việc mở cửa lại mùa khai thác (15/1-8/2) ở miền Tây Ôtxtrâylia sau đợt đóng cửa vào mùa hè. Điều này khiến khối lượng tôm Hùm nhập khẩu vào Mỹ tăng 139.000kg trong tháng 2 và 3 năm 2007.

Nhập khẩu tôm Hùm gai/tôm Rồng đá, tôm càng của Mỹ

Tổng giá trị nhập khẩu (triệu USD)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tôm Hùm gai*

39,732

27,532

18,741

Tôm Hùm (Homarus spp.)**

16,237

4,202

3,953

Tổng

55,969

31,734

22,693

Tổng khối lượng nhập khẩu (triệu kg)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tôm Hùm gai*

1,364

0,893

0,668

Tôm Hùm (Homarus spp.)**

0,523

0,222

0,200

Tổng

1.886

1,115

0,868

*Đông lạnh còn vỏ hoặc bỏ vỏ, bao gồm cả tôm luộc có vỏ
** Đông lạnh có vỏ, bao gồm cả luộc có vỏ

Nguồn cung tôm Hùm nhập khẩu vào thị trường Mỹ chủ yếu là Canađa với gần 740.000kg trong tổng số 940.000 kg tôm Hùm Homarus spp. đông lạnh được nhập khẩu trong quý I.

Giá trị tôm Hùm của Canađa nhập vào Mỹ tăng đáng kể với tỉ lệ tăng trung bình 10,2%/năm. Tổng giá trị xuất khẩu của Canađa trong quý này đạt 20 triệu USD và đạt 287.162.543 USD trong năm kết thúc vào tháng 3/2007.

Nhập khẩu tôm Hùm vào thị trường châu Âu tăng mạnh hơn trong năm 2006

Năm 2006 là năm khởi sắc đối với nhập khẩu tôm Hùm (Homarus spp.) vào châu Âu, tăng 22% về khối lượng ở thị trường Tây Ban Nha, 16% ở thị trường Italia và 6% ở thị trường Pháp do nguồn cung tăng cao ở Bắc Mỹ. Có xu hướng tăng này là do đồng Euro mạnh trong năm qua và được phản ánh thông qua giá nhập khẩu thấp hơn so với 2005. Giá thấp hơn nên khối lượng nhập khẩu tăng nhưng giá trị nhập khẩu vẫn thấp.

Nhập khẩu tôm Hùm* ở một số thị trường châu Âu chính năm 2005-2006

Nước

2005

2006

%

2005

2006

%

Tấn

Tấn

€ 000

€ 000

Tây Ban Nha

5.000

6.100

+12

61.600

69.600

+13

Pháp

4.700

5.000

+6

65.300

64.800

-1

Italia

3.800

4.500

+18

51.800

56.100

+8

* Các loài tôm Hùm Homarus spp. sống và đông lạnh

Nhập khẩu tăng chủ yếu từ nguồn cung cấp tôm sống Mỹ và tôm đông lạnh Canađa. Nhìn chung, nhóm hàng đông lạnh tăng mạnh nhất.

Năm 2006, nhập khẩu tôm Hùm tăng còn nhập khẩu tôm sông lại giảm ở cả thị trường Pháp và Tây Ban Nha, riêng khối lượng nhập khẩu của Italia vẫn ổn định. Nguồn cung cấp tôm sông ở khu vực Caribê giảm đã ảnh hưởng đáng kể đến nhập khẩu vào các thị trường châu Âu những năm qua.

Mỹ tăng tỷ trọng xuất khẩu tôm sống vào thị trường Tây Ban Nha

Năm 2006, nhập khẩu tôm Hùm của Tây Ban Nha tăng 22% là do nhập khẩu tôm sống tăng 12% và tôm đông lạnh tăng 58%. Nhập khẩu tôm sống tăng chủ yếu từ Mỹ và nước này tiếp tục củng cố vị trí số 1 của mình tại thị trường Tây Ban Nha. Tỷ trọng xuất khẩu của Mỹ vào thị trường này đã tăng lên gần 60% so với dưới 50% năm 2005. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu của Canađa giảm xuống 22% từ 30% do khối lượng nhập khẩu giảm 17%.

Nhập khẩu tôm Hùm sống của Tây Ban Nha 2005-2006

2005

2006

%

Mỹ

1.900

2.700

+42

Canađa

1.200

1.000

-17

Anh

700

800

+14

Nước khác

300

100

-67

Tổng

4.100

4.600

+12

Canađa chiếm 80% nhập khẩu tôm đông lạnh của Pháp

Năm 2006, xuất khẩu tôm Hùm sống của Mỹ tăng đồng thời với việc nhập khẩu mặt hàng này ở thị trường Pháp tăng 12% lên 1.900 tấn so với năm 2005. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu vẫn ổn định ở khoảng 22 triệu USD, cho thấy giá tính theo đồng Euro đã thấp hơn. Tỷ trọng xuất khẩu tôm sống của Mỹ vào thị trường này tăng từ 50% đến 55% trong giai đoạn này. Khu vực Bắc Mỹ cũng đã tăng xuất khẩu mặt hàng tôm Hùm đông lạnh trong năm 2006, đưa tổng khối lượng nhập khẩu của Pháp tăng 20%, đạt 1.600 tấn, trong đó lượng cung cấp từ Canađa tăng 24%. Điều đó cho thấy vị trí thống trị của Canađa về mặt hàng tôm Hùm đông lạnh, chiếm 80% trong tổng nhập khẩu của Pháp. Đối với mặt hàng tôm Hùm sống, giá trị nhập khẩu giảm 14% với mức giá trung bình là 10,11 EUR/kg.

Nhập khẩu tôm đông lạnh của Pháp 2005-2006

2005

2006

%

2005

2006

%

2005

2006

%

Tấn

Tấn

€000

€000

€/kg

€/kg

Canađa

1.040

1.290

+24

12.190

13.040

+7

11,72

10,11

-14

Nước khác

310

320

+3

2.930

3.910

+33

9,45

12,22

+29

Tổng

1.350

1.610

+19

15.120

16.950

+12

11,20

10,53

-6

Italia tăng gấp đôi nhập khẩu tôm Hùm đông lạnh

Năm 2006, nhập khẩu tôm Hùm đông lạnh của nước này tăng gấp đôi lên gần 700 tấn khiến cho tổng nhập khẩu tôm Hùm của Italia tăng 16%, đạt 4.500 tấn. Khối lượng nhập khẩu tôm sống cũng tăng 8%, đạt 3.800 tấn. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu tôm sống lại giảm nhẹ do giá nhập khẩu trung bình thấp hơn giống như ở thị trường Tây Ban Nha và Pháp.

Nhập khẩu tôm sống của Italia 2005-2006

2005

2006

%

2005

2006

%

2005

2006

%

Tấn

Tấn

€000

€000

€/kg

€/kg

Mỹ

2.880

3.220

+12

38.970

40.040

+3

13,53

12,43

-8

Canađa

590

500

-15

7.750

6.150

-21

13,14

12,30

-6

Nước khác

70

90

+29

1.370

1.530

+12

19,57

17,00

-13

Tổng

3.540

3.810

+8

48,090

47.720

-1

13,58

12,52

-8

Giống như ở thị trường Tây Ban Nha, Mỹ cũng chiếm giữ được vị trí của mình ở mặt hàng tôm Hùm sống tại thị trường Italia với khối lượng tăng 12%, đạt hơn 3.000 tấn. Điều này khiến cho thị phần xuất khẩu tôm sống của Mỹ tại thị trường này tăng từ 81% lên 84%.

Giá tính bằng đồng Euro vẫn có sức cạnh tranh trong năm 2007

Những tháng đầu năm 2007 cho thấy nhu cầu tôm Hùm đông lạnh ở châu Âu yếu đi, đặc biệt là ở lĩnh vực bán lẻ. Tuy nhiên, nhập khẩu tôm sống lại tăng trong những tháng đầu năm ở cả Pháp và Italia do nguồn cung ở Bắc Mỹ tăng mạnh. Với đồng Euro tiếp tục tăng mạnh, giá nhập khẩu tại các thị trường sử dụng đồng Euro vẫn mang tính cạnh tranh trong năm nay mặc dù chỉ số giá (Đô la Canađa) đối với sản phẩm đông lạnh ở đầu mùa vụ tôm Hùm của Canađa cho thấy cao hơn. Sản lượng khai thác ở Canađa không mấy khả quan, chỉ tăng 20% so với năm trước. Khi thị trường Mỹ không còn hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu Canađa do đồng Đôla yếu thì việc Canađa chuyển xuất khẩu sang các thị trường châu Âu là một điều hiển nhiên. Xu hướng này có thể sẽ làm giảm áp lực lên giá nhập khẩu của châu Âu.

Các sản phẩm tôm Hùm giá trị gia tăng của Canađa và Mỹ có thể tác động đến nguồn cung và giá sản phẩm đông lạnh trong thời gian tới. Điều này được thể hiện qua sản phẩm mới là “thịt tôm Hùm” của Maine, sản phẩm đã nhận được giải thưởng cao nhất trong năm nay tại Hội chợ thuỷ sản tại Brussels.

Thep GlobalFish, Fistenet