Xu hướng thị trường

Thị trường cá Ngừ sashimi: Nhu cầu của người tiêu dùng đối với cá Ngừ sashimi trong tháng 6 ở Nhật Bản thấp và xu hướng này tiếp diễn cho đến khi bắt đầu kỳ nghỉ hè của học sinh vào tháng 7. Nhu cầu nhập khẩu hiện nay thấp chủ yếu là do sản lượng khai thác cá Ngừ mắt to trong nước cao. Kết quả là nhập khẩu cá Ngừ vây xanh và vây vàng bằng đường hàng không đã giảm.

Các nhà kinh doanh cá Ngừ tại Nhật Bản đang ngày càng lo ngại về nguồn cung giảm vì chương trình quản lý chặt chẽ nguồn lợi đối với cá Ngừ khai thác tự nhiên. Nhân cơ hội giai đoạn nhu cầu thấp, các nhà lãnh đạo ngành cá Ngừ Nhật Bản đã có những cuộc họp và bàn bạc thường xuyên về tương lai của ngành này, trong đó có đánh giá về tình hình nguồn cung cấp toàn cầu. Sự thiếu hụt nguồn cung cấp trong tương lai vẫn là mối lo lớn và việc nuôi cá Ngừ quy mô lớn đang được cân nhắc kỹ lưỡng. Maruha Group, công ty đánh bắt cá Ngừ hàng đầu của Nhật Bản, đang táo bạo triển khai dự án nuôi cá Ngừ vây xanh ở Nhật Bản với sự trợ giúp về mặt kỹ thuật từ một số trường Đại học ở nước này.

Nhập khẩu: Sau một số chương trình quản lý cá Ngừ và sự giới hạn khai thác toàn cầu, sản lượng khai thác cá Ngừ thế giới đã bắt đầu giảm nhưng giá trị nhập khẩu lại tăng cao. Điều này được phản ánh ở số liệu nhập khẩu cá Ngừ của Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm 2007. Tổng nhập khẩu cá Ngừ (tươi và đông lạnh) trong giai đoạn này đạt 69.505 tấn, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái với 86.430 tấn. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu lại tăng 11,5% lên 70 tỉ Yên. Nhập khẩu cá Ngừ tươi đạt mức thấp kỷ lục với 10.334 tấn.

Nhập khẩu cá Ngừ tươi/ướp lạnh của Nhật Bản, (tấn)

Loài

Tháng 1-3

Năm 2006

2007

2006

2005

2004

2003

Cá Ngừ vây vàng

4.702

5.172

6.041

6.558

7.769

19.012

Cá Ngừ vây xanh

1.784

2.037

3.686

3.578

1.857

7.395

Cá Ngừ mắt to

3.761

4.137

4.728

4.748

4.810

15.787

Cá Ngừ vây vằn

68

-

29

31

33

9

Cá Ngừ vây dài

0,75

-

*

6

11

324

Cá Ngừ vây xanh miền nam

19

73

29

112

23

1.801

Tổng

10.334

11.419

14.513

15.033

14.503

44.328

Nhập khẩu cá Ngừ đông lạnh trong quý I cũng đạt mức thấp trong vòng 5 năm với 45.822 tấn, trị giá 40 tỉ Yên.

Ngoài ra, đáng chú ý là Nhật bản đã nhập khẩu hơn 13.000 tấn thăn/thịt cá Ngừ (chủ yếu là đông lạnh), cao hơn so với nhập khẩu cá nguyên con tươi bằng đường hàng không trong giai đoạn này. Giá trị nhập khẩu thăn/thịt cá Ngừ tươi/đông lạnh là 30 tỉ Yên.

Nhập khẩu cá Ngừ đông lạnh (nguyên con/sơ chế) của Nhật Bản (tấn)

Loài

Tháng 1-3

Năm 2006

2007

2006

2005

2004

Cá Ngừ vây vàng

4.027

2.204

2.921

3.684

5.355

Cá Ngừ vây xanh

72

186

264

2.014

7.853

Cá Ngừ mắt to

21.500

22.765

29.270

31.400

86.276

Cá Ngừ vây vằn

12.941

24.366

26.149

23.290

90.265

Cá Ngừ vây dài

6.774

12.621

15.087

21.184

50.454

Cá Ngừ vây xanh miền nam

508

761

1.136

316

6.243

Tổng

45.822

62.963

74.827

81.928

246.446

Nhu cầu hiện tại đối với cá Ngừ đông lạnh từ các siêu thị là thấp. Tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm cá Ngừ vằn tươi đánh bắt trong nước - mặt hàng thủy sản phổ biển của các hộ gia đình Nhật Bản. Do đó, doanh số bán cá Ngừ sashimi đông lạnh hiện nay khá thấp. Thị trường thăn cá Ngừ, cá Ngừ saku và cắt miếng đông lạnh khá ổn định với nhu cầu ổn định.

Nguyên liệu đóng hộp

Cá Ngừ vằn: Các nhà chế biến sản phẩm katsuobushi (cá Ngừ sấy) ở Nhật đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng do nhu cầu từ các nhà máy đồ hộp ở châu Á, Mỹ và châu Âu đã tăng lên do nguồn cung thấp trên toàn cầu. Điều này có thể khiến nhập khẩu sản phẩm katsuobusshi đã chế biến tăng, đặc biệt từ khu vực châu Á-TBD. Trong khi đó, Papua Niu Ghinê đã yêu cầu Nhật giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm bushi (sấy khô) từ 7% hiện nay xuống còn 0% đối với quần đảo Solomon.

Năm 2006, Nhật Bản nhập khẩu 7.090 tấn các sản phẩm bushi (cá Ngừ vằn hấp/sấy khô) với giá trị nhập khẩu 27,45 triệu USD. Các nhà cung cấp chính là Philippin, Inđônêxia, Trung Quốc, Quần đảo Solomon, Manđivơ và Việt Nam.

Cá Ngừ vây vàng: Cung thiếu và giá cao tiếp tục khiến các nhà sản xuất đồ hộp cá Ngừ trong nước phải cạnh tranh để thu mua nguyên liệu.

Với giá nguyên liệu ngày một tăng và nguồn cung cấp thiếu hụt, cá Ngừ đóng hộp sẽ không còn là một mặt hàng rẻ trong tương lai. Giá cá Ngừ vằn tại Băngcốc đã đạt trên 1.300 USD/tấn. Thậm chí với mức giá này, cũng khó có thể mua được do sản lượng thấp vẫn diễn ra ở mọi nơi. Trong khi đó, số lượng các nhà máy sản xuất đồ hộp ở khu vực đông Thái Bình Dương lại đang tăng lên.

V.A (theo Globefis, www.fistenet.gov.vn)