Bạn đã biết?
Đó là do môi trường sống và cuộc chiến sinh tồn. Để né tránh kẻ thù mạnh hơn mình, cá phải có màu sắc hòa lẫn vào môi trường.
Đáy sông thường có màu xanh xám, do vậy cá hồi sông có màu lục nhạt tái trên lưng giúp nó rất khó bị chim săn mồi nhìn thấy.
Còn bụng của nó có màu trắng để lẫn với ánh sáng mặt trời, khiến kẻ thù bơi phía dưới không nhìn thấy. Tương tự với cá ở vùng biển lạnh do môi trường mờ đục! Cá biển nhiều màu sắc là loại sống ở vùng biển nóng và chúng thường sống gần các bãi san hô, có màu sắc rực rỡ.
Cá có ngủ không?
Khó nói vì cá không có mi mắt! Cá ngủ lúc đang mở mắt? Có thể lắm. Thật ra, tất cả tùy thuộc vào cái mà người ta gọi là giấc ngủ. Nếu ở giai đoạn không hoạt động, rõ ràng cá đang ngủ. Có ai không nhìn thấy cá đứng im bất động trong hồ kiếng? Sau nhiều nỗ lực, chúng còn tăng thời gian nghỉ ngơi này! Cá vẹt còn tạo ra một cái kén nước nhờn lúc nghỉ ngơi. Giống như chúng ta chui vào trong chăn vậy!
Cá có uống nước không?
Chỉ có cá biển mới bị khát nước. Tại sao? Mọi loại cá đều có cùng nồng độ muối trong máu (khoảng 9gr/lít). Cá sống ở nước ngọt, do đó có máu mặn hơn nước xung quanh. Thế là từ bên này nước sang bên kia (tế bào da và mạch máu) do chất lỏng không cùng độ mặn giống nhau. Đó là hiện tượng thẩm thấu: nước từ phía ít mặn hơn thấm qua màng để pha loãng với phía mặn hơn. Như vậy nước thấm liên tục vào cơ thể cá nước ngọt.
Muốn tránh bị hút hết muối, nó phải đẩy nước thừa ra để không thay đổi tỉ lệ muối trong máu của mình. Như thế nó chẳng cần uống nước. Còn cá biển? Ở đây là chuyện ngược lại: máu cá biển chứa ít muối hơn nước biển! Nước có khuynh hướng chạy ra ngoài, chủ yếu thông qua mang cá! Để giữ lại nước, cá biển không “tiểu tiện”, hoặc “tiểu” rất ít. Nhưng dù vậy nó vẫn bị mất nước rất nhiều. Giải pháp duy nhất: uống nước vào! Nhưng uống nước mặn nó lại đưa thêm muối vào cơ thể sao? May thay, nó có phân hóa tố do một loại tế bào đặc biệt tiết ra để loại bỏ muối thừa!
Nguồn: vietbao