Theo một nghiên cứu mới của Trường đại học East Anglia, Trung tâm Môi trường, Khoa học Nuôi trồng hải sản và các ngành thủy sản (Cefas) kết hợp với Trường đại học Simon Fraser của Canada được in trong tạp chí Current Biology các cộng đồng dân cư sống tại các hòn đảo phụ thuộc nhiều vào đánh bắt tại các rạn san hô, có thể phải đối mặt với một tương lai đói nghèo.

Theo một nghiên cứu mới của Trường đại học East Anglia, Trung tâm Môi trường, Khoa học Nuôi trồng hải sản và các ngành thủy sản (Cefas) kết hợp với Trường đại học Simon Fraser của Canada được in trong tạp chí Current Biology các cộng đồng dân cư sống tại các hòn đảo phụ thuộc nhiều vào đánh bắt tại các rạn san hô, có thể phải đối mặt với một tương lai nghèo đói.

Báo cáo về hoạt động đánh bắt tại các rạn san hô của các đảo cho thấy hơn một nửa (55%) trong số 49 quốc gia được khảo sát hiện đang bị khai thác một cách không bền vững. Lượng cá đánh bắt đưa lên bờ hiện nay cao hơn trữ lượng có thể duy trì là 64%. Để có thể giữ mức khai thác này, chúng ta cần có thêm 75.000 km2 rạn san hô – một diện tích lớn gấp 3,7 lần rạn san hô Great Barrier của Úc. Những con số này sẽ tăng lên gấp 3 lần vào năm 2050, nếu dân số của loài người tiếp tục tăng lên với tốc độ như các tính toán hiện nay.

Katie Newton, thuộc Khoa Sinh của Trường đại học East Anglia, đã tiến hành khảo sát sản lượng đánh bắt và đưa lên bờ của 49 quốc gia nằm trên các hòn đảo ở khắp các khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

“Hàng triệu người đang bị phụ thuộc vào hoạt động đánh bắt tại các rạn san hô. Chúng ta đang phải đối mặt với sự khủng hoảng toàn cầu trong các cộng đồng có nguồn sinh kế hoặc các nguồn thực phẩm chính khác bị giới hạn.” bà cho biết.

“Các nhà sinh thái học về rạn san hô đã và đang có xu hướng tập trung vào một số vấn đề cụ thể chứ không phải bức tranh lớn về khả năng thích ứng của các ngành thủy san khi phải đối mặt với việc khai thác quá mức. Các nhà khoa học cần phải hợp tác chặt chẽ với các cơ quan phát triển để giải quyết tình trạng cấp bách này.”

Tiến sỹ Nick Dulvy, đứng đầu nhóm nghiên cứu của Cefas, nói: “Mức độ không kiểm soát của việc khai thác quá mức chỉ có thể dẫn tới những khó khăn có tính lâu dài về kinh tế xã hội. Các phương pháp quản lý để giảm sự phụ thuộc vào đánh bắt tại các rạn san hô là cần thiết để ngăn chặn sự suy sụp của những hệ sinh thái có giá trị.

“Ngoài các hoạt động đánh bắt quá mức, sự bền vững của các rạn san hô còn bị ảnh hưởng bới các tác động do hiện tượng nóng lên toàn cầu như: sự bỏ hoang các đảo san hô do mực nước biển dâng cao và sự biến mất của các rạn san hô năng suất do nhiệt độ nước biển tăng dẫn tới sự hủy hoại một số loài san hô. Vì vậy những sinh kế thay thế sẽ rất quan trọng đối với nhiều ngư dân sống nhờ vào các hoạt động đánh bắt tại các rạn san hô.”

Các tác giả của nghiên cứu đã tính toán những dấu vết sinh thái trên các hòn đảo được khảo sát với chỉ số bằng 1 tương đương sự tiêu thụ một nguồn lợi cân bằng với quá trình sản xuất bền vững tại rạn san hô. Một phần ba các quốc gia đảo này đã có những dấu vết không bền vững (>1), và một nửa được xếp vào các quốc gia bị khai thác quá mức hoặc bị suy sụp nguồn.

Theo Science.Daily (www.ficen.org.vn)