Một lượng lớn chất thải nhựa phát sinh từ các tàu chở hàng, tàu quân sự và du thuyền lớn được lưu giữ trên tàu và thường là trong một thời gian rất dài cho tới khi tàu cập bến. Theo các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Southern Mississippi (USM), trong tương lai, môt loại nhựa mới, thân thiện với môi trường, có thể phân hủy trong nước biển khiến cho việc vứt bỏ các tấm nhựa thải qua boang tàu là an toàn và thực tế.
Nhựa có thể phân hủy sinh học có thể thay thế nhựa thông thường được sử dụng làm các tấm bọc các kiện hàng lớn, thùng chứa thực phẩm, chén, bát và các đồ nhựa khác sử dụng trên biển, các nhà khoa học cho biết. Nhựa có thể phân hủy sinh học chưa được kiểm chứng trong nước ngọt. Kết quả nghiên cứu này được trình bày tại hội nghị quốc gia lần thứ 233 của Hiệp hội hóa học Mỹ - American Chemical Society vào ngày 28/03/2007.
"Có nhiều nhóm nghiên cứu loại nhựa có thể phân hủy sinh học nhưng chúng tôi là một trong số ít nhóm nghiên cứu về nhựa phân hủy trong nước biển," Tiến sỹ Robson F. Storey, trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư thuộc Khoa Kỹ thuật và Khoa học cao phân tử tại USM, Hattiesburg, Mississippi. "Chúng tôi không tiến tới sản xuất nhựa bền hơn, đặc biệt những loại nhựa được sử dụng trên biển."
Nhựa thông thường mất nhiều năm để phân hủy và có thể tạo thành các sản phẩm phụ nguy hại tới môi trường và độc hại cho các sinh vật sống ở biển. Kết quả là việc phân hủy nhựa ở biển trở nên rất độc hại. Ông Storey và đồng nghiệp cho biết loại nhựa mới có khả năng phân hủy trong một thời gian ngắn 20 ngày và tạo ra các sản phẩm phụ tự nhiên không độc hại. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Naval Sea Systems Command (NAVSEA). Tổ chức này hiện đang hỗ trợ một loạt các dự án nghiên cứu nhằm giảm tác động tới môi trường của các chất thải trên biển.
Loại nhựa mới được làm bằng polyurethane đã đươc sửa đổi bằng cách tổng hợp với PLGA [poly (D,L-lactide-co-glycolide)], đây là một cao phân tử có khả năng phân hủy đã được biết tới, được sử dụng trong chỉ khâu phẫu thuật và ứng dụng trong việc truyền thuốc có kiểm soát. Thông qua việc biến đổi thành phần quá học của nhựa, các nhà nghiên cứu đã thu được các đặc tính cơ học khác nhau của nhựa từ mềm, dẻo như cao su đến cấu trúc cứng tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Theo các nhà khoa học khi tiếp xúc với nước biển, loại nhựa này phân hủy thông qua quá trình thủy phân thành các sản phẩm không độc. Phụ thuộc vào thành phần của nhựa, các hợp chất này có thể gồm nước, carbon dioxide, lactic acid, glycolic acid, succinic acid, caproic acid và L-lysine, tất cả các chất này có thể tìm thấy trong tự nhiên.
Loại nhựa mới có trọng lượng riêng lớn hơn nước biển nên chúng có xu hướng trim xuống chứ không nổi lên. Đặc tính này cũng ngăn không cho các loại rác thải nhựa bị trôi dạt và làm ô nhiễm các bờ biển. Ông Storey giải thích.
Loại nhựa này đang được kiểm chứng tại Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Công nghệ Quân sự Natick của quân đội Mỹ - U.S. Army Natick Soldier Research, Development, and Engineering Center tại Natick, Massachuset , và ở Vịnh Mexico tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Ven bờ vịnh của trường đại học Southern Mississippi - USM Gulf Coast Research Laboratory tại Ocean Springs, Mississippi. Ông Storey cho biết các kết quả ban đầu rất khả quan.
Tuy nhiên loại nhựa này chưa sẵn sàng để được thương mại hóa. Cần phải có thểm nhiều nghiên cứu để tôi ưu hóa loại nhựa này cho các điều kiện môi trường khác nhau mà chúng có thể phải trải qua như sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm và thành phần nước biển ông Storey nói. Ngoài ra còn một số khó khăn về pháp lý cần phải giải quyết do luật biển quốc tế cấm thải bỏ nhựa trên biển.
Theo ScienceDaily (www.ficen.org.vn)