(Tamnhin.net) - Cá ngừ đỏ là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng ở nhiều nước trong đó có Nhật Bản. Nước này sử dụng tới 80% sản lượng cá ngừ được đánh bắt được ở vùng biển Địa Trung Hải để chế biến các món ăn ưa thích của người Nhật như sushi và sashimi.
 

Việc khai thác tràn lan đã làm có loại cá này có nguy cơ biến mất

Do vậy, việc cá ngừ đỏ bị đánh bắt một cách tràn lan đang có những tác động xấu đối với việc duy trì sự phát triển của loài cá này. Chính vì vậy, Hội nghị của Ủy ban quốc tế về Bảo tồn các giống cá ngừ ở Đại Tây Dương (CICTA) tại Paris là cơ hội tốt để cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các tổ chức bảo vệ môi trường đang gây nhiều sức ép đối với các quốc gia ven biển Đại Tây Dương để các nước này xem xét lại chính sách đánh bắt cá ngừ đỏ của mình nhằm bảo vệ loài cá này nói riêng và môi trường biển nói chung.

48 quốc gia thành viên của Hiệp hội quốc tế về Bảo tồn các giống cá ngừ ở Đại Tây Dương (CICTA) đã nhóm họp tại Paris từ ngày 17 đến 27 tháng 11 năm 2010 để bàn về hạn ngạch đánh bắt cá ngừ đỏ cho năm 2011. Sau 10 ngày đàm phán cam x 12.900 tấn năm 2011. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa làm hài lòng các tổ chức bảo vệ môi trường khi họ đưa ra những yêu cầu cứng rắn hơn là cấm ngành công nghiệp đánh bắt cá ngừ đỏ.

Trước và trong khi kỳ họp này diễn ra, đã có rất nhiều cuộc biểu tình của các tổ chức bảo vệ môi trường để phản đối tình trạng đánh bắt ồ ạt cá ngừ đỏ hiện nay. Theo các tổ chức bảo vệ môi trường việc đánh bắt này sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh tồn của loài cá này tại vùng biển Đại Tây Dương - một trong những vùng biển còn sót lại vẫn có số lượng lớn cá ngừ đỏ. Trước thực tế là trong vòng hơn 30 năm qua, số lượng cá ngừ đỏ đã sụt giảm tới 85%, bốn tổ chức bảo vệ môi trường là WWF, Greenpeace, Pew và Oceana đã yêu cầu các nước tham gia Hội nghị phải giảm sản lượng đánh bắt cá ngừ đỏ tại khu vực biển Đại Tây Dương trong năm 2011 trong khoảng 6.000 tấn so với 13.500 tấn trong năm 2010. Với hạn ngạch 12.900 tấn trong năm 2011, các tổ chức bảo vệ môi trường coi đó là thất bại trong việc bảo vệ loài cá ngừ đỏ. Trước kết quả hạn ngạch đánh bắt cá ngừ đỏ năm 2011 chỉ giảm 6000 tấn so với năm 2010, các tổ chức này coi kết quả đó “chỉ có tính chất biểu tượng” chứ không thể giúp duy trì sự phát triển bền vững của loài cá ngừ ở Đại Tây Dương.

Kết quả này mặc dù không làm hài lòng các tổ chức bảo vệ môi trường nhưng theo ông Bruno Lemaire, Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp, thì kết quả này sẽ giúp cho sản lượng dự trữ cá ngừ đỏ sẽ đạt năng suất tối đa vào năm 2022. Bên cạnh đó, nếu chúng ta so sánh hạn ngạch đánh bắt cá ngừ đỏ trong những năm vừa qua thì có thể thấy được các nước thành viên CICTA đang trong lộ trình giảm đáng kể sản lượng đánh bắt cá ngừ: năm 2007: 30.000 tấn (việc đánh bắt thực tế có thể lên tới 60.000), 2008: 29.500 tấn, 2009: 22.000 tấn, 2010: 13.500 tấn. Như vậy, nếu xu hướng giảm hạn ngạch được duy trì trong những năm tới thì có thể thấy rằng vẫn có thể còn cơ hội để bảo vệ loài cá ngừ đỏ ở Đại Tây Dương. Do đó, bà Maria Damanaki, Ủy viên châu Âu phụ trách về các vấn đề biển và nghề cá vẫn đánh giá đây là một “bước đi đúng hướng trong việc quản lý bền vững loài cá ngừ”.

Việt Thành