Vỏ ốc biển, sò biển, rùa... có thể là những sản phẩm của lần thay đổi địa chất cách nay hàng trăm triệu năm khiến lượng canxi trong lòng đại dương đột ngột tăng cao (khoảng ba lần so với hiện nay).
GS Sean Brennan và đồng nghiệp thuộc Trung tâm Nghiên cứu địa chất ở Virgina, Mỹ đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy lượng canxi trong nước biển đã tăng lên rất cao trong khoảng thời gian từ cuối kỷ Proterozoic (cách nay khoảng 544 triệu năm) đến đầu kỷ Cambrian (cách nay khoảng 515 triệu năm). Họ cho rằng sự biến đổi này đã tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật biển thân mềm bắt đầu hình thành chiếc mai hay thân cứng từ các khoáng chất có thành phần canxi không hòa tan.
Các nhà nghiên cứu trên cũng cho rằng chiếc mai có thể được hình thành để giúp các loài vật này bài tiết canxi trong điều kiện hàm lượng canxi cao đến mức có thể gây nguy hiểm, và việc hình thành chiếc mai có thể đã bắt đầu cho thời kỳ tạo ra sự đa dạng về hình dáng ở nhóm sinh vật biển thân mềm.
Theo Naturea, Tuổi trẻ, Aquarbirdvn