Ngày 18/7/2012, Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội thảo liên ngành góp ý báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Thành phố, tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cá bống bớp thương phẩm đạt năng suất 5 tấn/ha bằng thức ăn công nghiệp ở vùng nước lợ Hải Phòng” do KS. Đặng Minh Dũng làm chủ nhiệm. Chủ trì Hội thảo: PGS.TS. Đỗ Văn Khương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Hải sản.
Tham dự Hội thảo có các đại biểu của Sở KHCN Hải Phòng, Viện Nuôi trồng Thủy sản I, chuyên gia của Viện Tài Nguyên Môi trường biển, và các đồng nghiệp.
Tại Hội thảo, KS. Đặng Minh Dũng đã trình bày các kết quả đạt được của đề tài:- Sau 15 thuần dưỡng, tỷ lệ cá sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp đạt 95,83%, Tỷ lệ sống đạt 88,58%.
- Cá bống bớp tăng trưởng nhanh về chiều dài và khối lượng ở mật độ 10 con/m2, giảm dần ở mật độ nuôi 12con/m2 và thấp nhất ở mật độ 14con/m2
- Cá bống bớp đạt khối lượng và chiều dài trung bình lớn nhất ở nghiệm thức sử dụng thức ăn C,P với mật độ thả 10con/m2, và thấp nhất ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Cargill VHS.
- Cá sử dụng thức ăn CP ở các mật độ cho tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cao hơn so với 2 loại thức ăn Cargill và TĂVHS ở cùng mật độ.
- Tỷ lệ sống cao và hệ số thức ăn thấp nhất ở nghiệm thức sử dụng thức ăn CP so với các nghiệm thức sử dụng thức ăn TĂVHS và Cargill khi nuôi ở cùng mật độ.
- Lựa chon được mật độ nuôi 12com/m2 và thức ăn CP có hàm lượng Pr 40% để nuôi thương phẩm.
-Thức ăn CP có Pr 40% để nuôi cá bống bớp có tốc độ tăng trưởng tốt.
-Hệ số thức ăn A1, A2, A3 lần lượt là: 2,19; 2,08; 2,02, trung bình 2,09 tương đương với khối lượng thu: 220; 314,35 và 347,65 và đạt năng suất trung bình 6,0 tấn/ha/vụ nuôi.
-Xây dựng được quy trình nuôi cá bớp thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp đạt năng suất 5,8 tấn/ha/vụ ở vùng nước lợ Hải Phòng
Đề tài được thực hiện đã có những kết quả khả quan, nếu được áp dụng vào thực tế sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phương như tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân lao động.
Các đại biểu đã góp ý rất chi tiết cho đề tài. Nhìn chung, đề tài đạt được mục tiêu đề ra, nhưng các phương pháp nghiên cứu cần được giải thích chi tiết hơn.Về kết quả nghiên cứu cần có phần thảo luận, cần đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi...Chủ tọa yêu cầu Chủ nhiệm đề tài cần chỉnh sửa theo góp ý của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo tổng kết.