Đến nay, nhập khẩu tôm Trung Quốc của Mỹ đã bị đình trệ hoàn toàn, tôm chân trắng ở Trung quốc đang giảm giá. Nhật Bản đã tiếp thu một phần tôm mà ban đầu được dành cho thị trường Mỹ, nhưng cũng không thể cứu vãn sự xuống dốc của giá tôm. Ngược lại, giá tôm chân trắng của Thái Lan đang tăng lên, họ chiếm khoảng 1/3 tổng nhập khẩu tôm của Mỹ trong năm 2006.
Nhập khẩu tôm chân trắng Trung Quốc của Mỹ đang bị đình trệ và nhu cầu đối với tôm Thái Lan lại tăng lên đã khiến cho quyết định lưu giữ các lô hàng tôm nuôi Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ do có chứa kháng sinh và chất diệt nấm bị cấm của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hồi cuối tháng 6 vừa qua bắt đầu gây ảnh hưởng tới thị trường tôm Mỹ.
Năm 2006, tôm của Trung Quốc chiếm 12% trong tổng nhập khẩu 1,3 tỷ pao tôm của Mỹ và nhà cung cấp tôm lớn thứ 2 cho Mỹ, vượt qua Êcuađo và Inđônêxia.
Nhưng 5 tháng đầu năm 2007, Trung Quốc lùi xuống vị trí thứ 3, sau Thái Lan và Inđônêxia, với khối lượng xuất là 55 triệu pao, tăng 12%, tuy nhiên ngay từ tháng 4 đã giảm 28% và trong tháng năm giảm 19% so với cùng kỳ năm 2006.
Đến nay, nhập khẩu tôm Trung Quốc của Mỹ đã bị đình trệ hoàn toàn, tôm chân trắng ở Trung quốc đang giảm giá. Nhật Bản đã tiếp thu một phần tôm mà ban đầu được dành cho thị trường Mỹ, nhưng cũng không thể cứu vãn sự xuống dốc của giá tôm. Ngược lại, giá tôm chân trắng của Thái Lan đang tăng lên, họ đang chiếm khoảng 1/3 tổng nhập khẩu tôm của Mỹ trong năm 2006.
Hồi giữa tháng 7, thị trường Mỹ đã có phản ứng trước cú biến động giá của các nước cung cấp và giá tôm chân trắng của Châu Á đã tăng từ 10-15cent/pao. Cuối tháng 7, giá các cỡ tôm chân trắng HLSO được giữ khá vững.
Vào thời điểm FDA Mỹ ra cảnh báo về nhập khẩu trên thì nguồn dự trữ tôm của Mỹ đã khá đủ vì vậy họ yêu cầu các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải chứng minh bằng 5 lô hàng tôm liên tục không bị nhiễm hoá chất cấm và có giấy chứng nhận của bên thứ 3, như vậy FDA mới dỡ bỏ khỏi cảnh báo nhập khẩu và được tiếp tục xuất sang thị trường Mỹ.
Nguồn vasep