Người Ai Cập cổ đã nắm bắt được khả năng đưa thư của loài chim bồ câu. Nhưng lúc bấy giờ, khả năng kỳ diệu của loài chim đưa thư ấy vẫn là một điều bí mật.

Bằng cách nào mà những chú chim tìm thấy đường về nhà khi bay khỏi thành phố với chặng đường dài hàng ngàn dặm hải lí? Một khía cạnh nào đó, chúng đã dựa vào khả năng khứu giác như một chiếc đồng hồ hay la bàn của chúng. Thật ra, toàn bộ những giả thuyết đó quá rắc rối, trong khi mà chim bồ câu thường dựa vào môi trường tự nhiên thân thuộc và những cột mốc danh giới nhân tạo để nhận biết vùng lãnh thổ gần nhà.

Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng: Những con chim sẽ bay theo đường nhỏ, tới đường quốc lộ, bay ngang qua những con phố và bay vòng quanh theo đường vòng, thậm chí điều này có nghĩa khiến chuyến bay của chúng sẽ tăng lên một vài dặm hải lý. Một nghiên cứu gần đây nhận định: Loài chim bồ câu nắm bắt rất hiệu quả những con đường khi chúng bay có đôi. Nếu có bạn đồng hành, chúng sẽ đủ thông minh để làm con đường ngắn lại hơn là khi bay một mình.

Trong những cuộc hành trình dài, bồ câu tính toán hướng bay cần thiết bằng cách so sánh vị trí của mặt trời với đồng hồ sinh học trong chúng. Bằng phương pháp nuôi chim bồ câu dưới ánh sáng nhân tạo, các nhà khoa học đã tác động lên khả năng nhận biết thời gian và đánh lừa được chúng bay sai hướng.

Để chứng minh thêm khả năng tìm đường về nhà cũa những chú chim bồ câu khác, các nhà khoa học đã tiến hành vô số các thí nghiệm khác nhau, kể cả việc cắt đi dây thần kinh khứu giác của chúng. Khi một dây thần kinh bi cắt đứt, loài bồ câu sẽ không đủ khả năng để tìm hướng về. Những nhà khoa học đứng đầu đã thừa nhận khả năng tìm hướng bay bằng khứu giác của bồ câu.

Tuy nhiên, thí nghiệm vẫn không rõ ràng, liệu bồ câu có đánh hơi khi hành trình bay trên bầu trời hay không? Họ cũng đã dùng 2 la bàn tứ tính y học đặt gần cơ quan khứu giác và trong đôi mắt của chúng. Những vận dụng này có thể giúp chúng tính toán được phạm vi từ trường của trái đất.

Những la bàn làm bằng sắt tương tự kiểu này cũng đã được tìm thầy trong miệng của loài cá hồi sông bảy mầu.

Một số loài động vật khác cũng thường sử dụng toàn bộ các loại công cụ để định vị hướng hay vạch ra lộ trình chuyến đi của chúng: Loài gà cũng có một "la bàn khứu giác"; loài chim họa mi thì phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời, các ngôi sao, và những gốc độ của ánh sáng được biết như tia sáng phân cực. Trong hành trình du ngoạn hàng năm tới Mexico, loài bướm Monarch cũng sử dụng đường ánh sáng phân cực.

Động vật biển thường sử dụng mốc định vị và tín hiệu thị giác trên mặt biển để tìm thấy đường đi. Loài cá voi thường phân biệt vị trí đị lý bằng âm thanh. Thí nghiệm này đã cho thấy loài cá mập và rùa biển cũng sử dụng điện trường để tìm vị trí và đánh dấu đường đi. Trong khi đó, loài cá mập sống ở mực nước cạn ngang qua vùng xích đạo bờ biển Ấn Độ Dương lại có thể nhìn trời đêm cho việc định vị vị trí.

Theo LiveScience, khoahoc.com.vn, Aquabirdvn