Thông tin chung
Tác giả/Author: ThS. Nguyễn Như SơnNgày phát hành/Issued date: 24/03/2021
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản
Nội dung
1) Tên nhiệm vụ: Ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu lưới chụp mực xa bờ phù hợp với điều kiện thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam
2) Cấp quản lý: Cấp tỉnh Quảng Nam
3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản
4) Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Như Sơn
5) Họ và tên người tham gia chính:
- KS. Nguyễn Trí Ái
- KS. Nguyễn Phan Phước Long
- ThS. Đinh Xuân Hùng
- KS. Trương Quốc Cường
- ThS. Võ Văn Long
- KS. Hà Thế Diên
6) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng thể: Ứng dụng, chuyển giao công nghệ và thiết bị bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu lưới chụp mực xa bờ nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch.
Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn thiện và chuyển giao được Quy trình công nghệ bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu lưới chụp mực xa bờ tỉnh Quảng Nam, áp dụng cho tàu có công suất ≥ 250 cv, trong (20 - 25) ngày hoạt động trên biển. Trong đó, quy trình được áp dụng để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tăng ít nhất 20% so với quy trình hiện tại của ngư dân Quảng Nam.
- Xây dựng được 01 mô hình bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu lưới chụp mực xa bờ của tỉnh Quảng Nam.
- Chuyển giao thành công công nghệ bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu lưới chụp mực xa bờ cho ngư dân trên địa bàn tỉnh.
7) Kết quả thực hiện:
1. Đánh giá được hiện trạng bảo quản sản phẩm thủy sản sau khai thác trên tàu cá xa bờ tỉnh Quảng Nam:
- Về hầm bảo quản: tàu xa bờ có 2÷6 hầm/ tàu, sức chứa 1,2÷13,3 tấn sản phẩm/hầm. Vật liệu xốp ghép (Styropor) và gỗ được sử dụng phổ biến.
- Về công nghệ bảo quản: phương pháp ướp lạnh bằng nước đá xay, phương pháp ngâm lạnh và phương pháp bảo quản bằng cách phơi/ sấy khô. Thời gian bảo quản sản phẩm thủy sản <10 ngày.
- Về vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu cá xa bờ của tỉnh Quảng Nam vẫn còn hạn chế, việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu vẫn còn chưa đúng quy trình, chủ yếu bằng kinh nghiệm.
2. Đã thiết kế và lắp đặt 01 hệ thống lạnh kết hợp trên tàu lưới chụp mực QNa-91291-TS:
- Hệ thống lạnh kết hợp gồm: máy nén công suất 10,8 Hp, công suất lạnh 25 kW sử dụng cho bồn ngâm hạ nhiệt và 02 hầm bảo quản cách nhiệt bằng PU.
- Mô hình được lắp đặt phù hợp với không gian trên tàu lưới chụp mực QNa91291-TS (cụm máy nén đặt dưới hầm máy, bồn ngâm hạ nhiệt đặt trên mặt boong và 02 dàn lạnh được đặt trong hầm bảo quản PU).
- Hệ thống lạnh kết hợp hoạt động ổn định trên tàu với các thông số kỹ thuật: Thiết bị hạ nhiệt độ thủy sản, công suất 01 tấn/ngày (100 kg/mẻ), nhiệt độ tâm thủy sản đạt -1oC với thời gian hạ nhiệt < 0,5 giờ; hầm bảo quản PU nhiệt độ lạnh thấm 2oC.
- Quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống lạnh đơn giản, dễ thao tác và phù hợp với trình độ của ngư dân.
- Giá trị đầu tư ban đầu về công nghệ lạnh kết hợp trên tàu cá, dao động từ 350 - 510 triệu đồng và thời gian hoàn vốn sau khoảng 3,6 - 5,5 tháng.
3. Đã xây dựng được quy trình công nghệ bảo quản thuỷ sản trên tàu lưới chụp mực xa bờ QNa-91291-TS phù hợp với điều kiện sản xuất của ngư dân:
- Chất lượng mực ống bảo quản bằng phương pháp lạnh kết hợp nâng lên khoảng 44,5% so với bảo quản ướp đá: chất lượng cảm quan tăng lên 71,7%, hàm lượng protein tăng lên 11,5% và khối lượng giảm được 50,4% tổn thất so với mẫu mực ống bảo quản bằng ướp đá. Thời gian bảo quản > 21 ngày bảo quản phù hợp với hoạt động sản xuất trên biển của ngư dân.
- Giá trị sản phẩm tăng lên từ 5.000 -15.000 đồng tùy vào từng loại sản phẩm thủy sản. Lợi nhuận trung bình đạt 106,81 triệu đồng/tháng.
- Đã thay đổi được phương thức đánh bắt ngắn ngày của ngư dân tại địa phương: từ hoạt động khai thác ngắn ngày chuyển sang hoạt động dài ngày trên biển.
4. Đã xây dựng được mô hình chuyển giao kỹ thuật và đề xuất được giải pháp nhân rộng mô hình, đó là:
- Đã tập huấn và chuyển giao công nghệ cho 90 học viên là các ngư dân làm nghề khai thác thủy sản trên biển (chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên).
- Đã xây dựng được mô hình chuyển giao công nghệ lạnh kết hợp trên tàu cá xa bờ cho cộng đồng ngư dân.
- Đã đề xuất được 05 giải pháp nhân rộng mô hình, gồm: 1) Giải pháp xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông; 2) Giải pháp liên kết 4 nhà; 3) Giải pháp về thông tin, tuyên truyền; 4) Giải pháp về cơ chế, chính sách; 5) Giải pháp về nguồn nhân lực.
8) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 08/2018 - 01/2021.
9) Kinh phí thực hiện: 1.850 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 1.850 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng