Duration: 16/12/2022 - 30/11/2024

Contact: ThS. Lại Duy Phương; ldphuong@rimf.org.vn

 

Content

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái loài Cáy mật tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy phục vụ khai thác và bảo tồn 2. Cấp quản lý: Cấp tỉnh Nam Định 3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện nghiên cứu Hải sản 4. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Lại Duy Phương 5. Mục tiêu: - Đánh giá được đặc điểm sinh học sinh sản, đặc điểm sinh thái chính của loài Cáy mật tại vườn Quốc gia Xuân Thủy. - Xác định được thực trạng nguồn lợi, các yếu tố sinh thái - khai thác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển quần thể Cáy mật ở vườn Quốc gia Xuân Thủy. - Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo loài Cáy mật tại vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. - Xây dựng được phương án bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi loài Cáy mật tại vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. 6. Nội dung chính của nhiệm vụ: Nội dung 1. Đánh giá đặc điểm sinh học sinh sản, đặc điểm sinh thái chính, thực trạng nguồn lợi, các yếu tố sinh thái - khai thác và những tác động ảnh hưởng đến khả năng phục hồi quần thể loài Cáy mật ở vườn Quốc gia Xuân Thủy. Nội dung 2. Thử nghiệm sản xuất nhân tạo giống loài Cáy mật và chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất giống, Ban quản lý vườn Quốc gia Xuân Thủy phục vụ công tác sản xuất và tái tạo nguồn lợi. Nội dung 3. Thử nghiệm 2 mô hình bảo tồn nội vi (In situ = on-site) phục hồi nguồn lợi loài Cáy mật tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ (1 mô hình sử dụng nguồn giống nhân tạo và 1 mô hình duy trì các quần thể Cáy mật trong điều kiện tự nhiên). Nội dung 4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi loài Cáy mật tại vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. 7. Lĩnh vực nghiên cứu: Thủy sản

 

Output

8. Kết quả dự kiến: * Sản phẩm Dạng I: Cáy mật giống (sản xuất nhân tạo): ≥ 100.000 con giống. * Sản phẩm Dạng II: - 01 Mẫu phiếu điều tra phỏng vấn. - 180 Phiếu điều tra phỏng vấn có đầy đủ thông tin về hiện trạng quản lý, khai thác, sử dụng nguồn lợi loài Cáy mật tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. - 3036 trường dự liệu, số liệu phân tích các thông số môi trường cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản, sinh trưởng, phân bố loài Cáy mật trong HST rừng ngập mặn VQG Xuân Thủy. - 01 Bộ số liệu phân tích sinh học. - 01 Bộ số liệu về một số yếu tố môi trường, sinh thái chính để đánh giá tác động đến khả năng sinh sản và phát triển quần thể loài Cáy mật tại vườn Quốc gia Xuân Thủy. - Báo cáo 1: Đặc điểm sinh học, sinh thái loài Cáy mật phân bố tại vườn Quốc gia Xuân Thủy. - Báo cáo 2: Báo cáo hiện trạng nguồn lợi, các yếu tố sinh thái - khai thác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển quần thể loài Cáy mật phân bố tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. - Bản đồ phân bố loài Cáy mật tại vườn Quốc gia Xuân Thủy: tỷ lệ 1:25.000. - Báo cáo 3. Dự thảo Quy trình sản xuất nhân tạo giống loài Cáy mật. - Báo cáo 4. Quy trình sản xuất nhân tạo giống loài Cáy mật. - Đào tạo được 02 kỹ thuật viên cho Ban quản lý vườn Quốc gia Xuân Thủy và Công Ty TNHH thủy sản Minh Phú nắm bắt được kỹ thuật sản xuất giống Cáy mật. - Báo cáo 5. Kết quả đào tạo Quy trình sản xuất nhân tạo giống loài Cáy mật. - Xây dựng 2 mô hình bảo tồn nội vi phục hồi nguồn lợi loài Cáy mật tại vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Quy mô 1.000 m2/mô hình. - 01 bộ số liệu theo dõi phân tích về sinh học (mật độ, trọng lượng, kích thước, tăng trưởng, sinh lượng,...) trong 2 mô hình thử nghiệm. - Báo cáo 6. Đánh giá kết quả thực hiện 2 mô hình phục hồi nguồn lợi quần thể loài Cáy mật bằng nguồn giống tự nhiên và nhân tạo tại vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. - Báo cáo chuyên đề 7: Đề xuất phương án, khu vực bảo tồn và phát triển nguồn lợi loài loài Cáy mật bằng nguồn giống tự nhiên và nhân tạo tại vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. - Bản đồ phân vùng bảo tồn loài Cáy mật tại vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, tỷ lệ 1:25.000. - Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt đề tài. * Sản phẩm Dạng III: 01 bài báo khoa học được phản biện thông qua và được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước. 9. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: 24 tháng (12/2022-11/2024).

 

Note