Duration: 01/01/2000 - 31/12/2002

Contact: GS.TS. Bùi Đình Chung; vhs@rimf.org.vn

 

Content

 

Output

- Đã xác định lại về trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ. - Đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ. - Xây dựng cơ sở dữ liệu. - Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu: Đánh giá được chất lượng môi trường nước biển trong vùng nghiên cứu, hàm lượng của một số kim loại nặng và dầu đã vượt quá mức GHCP gây ô nhiễm môi trường nước biển ở vùngg biển ven bờ. Xác định được thành phần khu hệ và sự biến động của SVPD và ĐVĐ trong vùng biển. Trữ lượng chung các loài hải sản sống đáy và gần đáy ở vùng biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ từ 53.853-55.350 tấn, khả năng khai thác từ 21.542-22.140 tấn; trữ lượng tôm, giáp xác từ 1.575-1.766 tấn. Trữ lượng hải sản ở vùng ven bờ Trung bộ là 218.494 tấn, khả năng khai thác là 107.398 tấn. Trữ lượng hải sản ở vùng ven bờ Đông Nam Bộ là 51.934 tấn, khả năng khai thác là 20.773 tấn; trữ lượng giáp xác là22.809 tấn, khả năng khai thác là 11.404 tấn. Trữ lượng hải sản ở vùng biển ven bờ Tây Nam bộ là 42.134 tấn, khả năng khai thác là 16.853 tấn; trữ lượng tôm là 14.590 tấn, khả năng khai thác là 7.2295 tấn. Dự án cũng đánh giá được kinh tế nghề cá ở một số đảo lớn và tiềm năng nuôi trồng hải sản ở một số địa phương. - Hiệu quả KT-XH: Xây dựng được cơ sở dữ liệu nghề cá biển với cac số liệu quan trọng về điều kiện tự nhiên, môi trường và nguồn lợi hải sản của các tỉnh ven biển Việt Nam. Các số liệu là những căn cứ khoa học quan trọng cho việc đề xuất sử dụng hợp lý nguồn lợi hải sản và phát triển nghề cá bền vững vùng ven bờ Vịnh Bắc Bộ, khu vực miền Trung và Đông-Tây Nam Bộ.

 

Note