Duration: 01/01/2014 - 31/12/2017

Contact: ThS. Nguyễn Văn Hiếu; nvhieu@rimf.org.vn

 

Content

1. Mục tiêu Đánh giá thực trạng hệ sinh thái rạn san hô làm cơ sở triển khai các hoạt động bảo vệ, bảo tồn rạn san hô 2. Nội dung - Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường (chất lượng nước, trầm tích đáy, các muối dinh dưỡng, các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá, hàm lượng kim loại, ô nhiễm dầu...) tại ven biển quần đảo Cát Bà. - Đánh giá hiện trạng nguồn lợi một số nhóm loài nghiên cứu bao gồm : San hô, Cá rạn san hô, nhóm động vật đáy cỡ lớn tại ven biển quần đảo Cát Bà. Điều tra về hiện trạng hệ sinh thái rạn san hô tại vùng ven biển quần đảo Cát Bà. - Khảo sát Manta tow sử dụng định vị GPS các địa điểm tại thực địa phục vụ xác định diện tích phân bố rạn san hô, xây dựng các bản đồ về phân bố nguồn lợi và thiết lập khu vực khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại ven đảo Cát Bà.

 

Output

Xác định được 68 loài thuộc 54 giống trong 38 họ cá rạn phân bố trên các rạn san hô ven biển Cát Bà. Mật độ các loài cá rạn tại các khu vực dao động từ 3,5 – 57,5 cá thể/500m2, Trữ lượng nguồn lợi cá rạn trên các rạn san hô ước tính khoảng 15,91 tấn, Thống kê và xác định được 206 loài động vật đáy cỡ lớn thuộc 55 họ, 24 bộ, 3 ngành động vật đáy, trong đó 5 loài thuộc danh mục sách đỏ Việt Nam. Xác định được 84 loài san hô cứng thuộc 33 giống 11 họ thuộc bộ san hô cứng. Các rạn san hô ven đảo Cát Bà thuộc cấu trúc rạn viền bờ không điển hình và chia thành 3 kiểu rạn phụ là rạn kín, rạn nửa kín và rạn hở. Trồng phục hồi diện tích 3.400m2 rạn san hô với 3.879 tập đoàn san hô được phục hồi tại 4 địa điểm rạn san hô khu vực ven biển Cát Bà. Sau 36 tháng phục hồi, tỷ lệ sống trung bình các loài san hô ở các khu vực đạt 58,97%, mức tăng trưởng trung bình đạt 5,58mm/tháng. Tại các địa điểm lựa chọn, san hô trồng phục hồi có sự Thiết lập và xây dựng được hệ thống 40 phao neo bảo vệ rạn san hô tại 05 khu vực rạn ven đảo Cát Bà.

 

Note