Đánh bắt cá mú giống
Có nhiều cách đánh bắt, dùng cành cây, lưới cũ, rêu, cỏ... cột chùm để bắt cá bột. Đặt chà ở những vùng nước cạn có độ sâu 1-2m. Sau khi để cá tụ tập qua đêm tại các chùm chà, nâng nhẹ và lắc cá vào vợt, rồi vận chuyển ngay vào bể, lựa bỏ ngay cá tạp. Có thể dùng tàu có đèn kết hợp với chà treo, treo một loạt chùm chà với dây thừng, cột vào dây đưa ra khỏi tàu. Khoảng nửa giờ neo, kéo nhẹ chùm chà thu bắt postlarva và cá bột. Cũng có thể dùng cành nhỏ hoặc đá, ống nhựa cắt ngắn, đốt tre làm tổ cá đặt ở vùng cửa sông thu hút cá con (bằng cách vây lưới). Ngoài ra có thể bắt cá giống bằng đăng, lưới rê cụm...
Bảo quản và vận chuyển
Cá mú con sau khi bắt ngoài biển cho vào chậu nhỏ hoặc thùng cao 30cm, có sục khí bằng máy nén hoặc bình oxy. Tách cá theo từng cỡ (dùng cỡ rổ lưới đặt ở đáy chậu, cho cá vào và nâng rổ lên).
Cần tắm cho cá giống bằng nước ngọt 15- 30 phút có sục khí. Trường hợp cá bị thương cho vào lồng, chậu có đặt ống để cá trú ẩn. Không nên cho cá ăn trước 24 giờ trước khi vận chuyển.
Đóng gói cá bằng bao nilon chứa nước sạch được làm lạnh nhiệt độ 20- 22oC, bơm khí chứa 50- 70% oxy, cột lại cho vào thùng xốp có đặt thêm túi nước đá làm mát cá. Nên vận chuyển cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Thả giống
Mở thùng cá trong ánh sáng mờ tránh cho cá giật mình, để bao đựng cá chưa mở miệng trong chậu nước khoảng 10 phút để cân bằng nhiệt độ trước khi mở túi.
Nếu chất lượng nước kém hoặc dòng chảy của biển mạnh thì không thả cá vào lồng mà giữ chúng trong bể. Có thể đặt thêm đèn ngay giữa bể nuôi để thu hút thêm mồi cho cá.
Thức ăn cá mú được cắt nhỏ và trộn với các loại vitamin, khoáng, premix 1- 2%. 1kg cá tạp: 10- 20g vitamin và khoáng chất, cho ăn 4- 6 lần/ngày. Trộn thức ăn tươi cắt nhỏ với bột cá, giúp cá mú quen thức ăn viên.
Nguồn agriviet.com/news_detail801-c46-s0-p2-danh_bat_va_bao_quan_ca_mu_giong.html