Nhóm nhà khoa học Mỹ, Palau và Nhật Bản phát hiện ra loại mới của cá chình, được gọi là “hóa thạch sống”, ở dưới đáy biển Thái Bình Dương.

Loại cá chình này có tên khoa học là Protoanguilla.

Cá chình Protoanguilla có lịch sử tiến hóa suốt 200 triệu năm (Ảnh: BBC)
Cá chình Protoanguilla có lịch sử tiến hóa suốt 200 triệu năm (Ảnh: BBC)

Các nhà khoa học đã sử dụng một con cá Protoanguilla dài 18 cm, được bắt lên từ một hang động ở Palau, làm vật mẫu nghiên cứu. Những phân tích di truyền cho thấy đây là loài cá chình, mặc dù đặc điểm của nó rất nguyên thủy.

Các nhà khoa học cho biết: “con cá này thậm chí còn nguyên thủy hơn cả hóa thạch cá chính lâu đời nhất được tìm thấy, chứng tỏ nó đại diện cho một hóa thạch sống”.

Để phân biệt với các loài cá chình hiện đại, các nhà khoa học đã vẽ một cây sinh học gia đình cá chình, cho thấy, đây là loài cá chình phát triển độc lập suốt 200 triệu năm qua, có nguồn gốc từ trong thời đại đầu Trung Sinh, khi khủng long đã bắt đầu thống trị hành tinh.

 
Theo BBC, Đất Việ