1. Hiện trạng tiêu thụ sản phẩm:

Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm hải sản khai thác phần lớn đều do tư nhân đảm nhận. Họ là các đầu nậu mua cá trực tiếp từ các tàu cá để phân phối cho các thị trường trong nước hoặc xuất khẩu.

Hệ thống tiêu thụ cá thông qua các đầu nậu có những ưu và nhược điểm chính như sau:

- việc tiêu thụ cá được tiến hành nhanh gọn, bất kể giờ giấc tàu cặp bến. Các đầu nậu thường đảm bảo tiêu thụ toàn bộ sản phẩm đánh bắt được và cung cấp lại cho ngư dân những gì cần thiết cho chuyến biển tới.

- Giá cả tiêu thụ rất linh hoạt, biến động theo giá thị trường. Tuy nhiên ngư dân vẫn bị thua thiệt, sản phẩm bị ép cấp, ép giá.

- Các đầu nậu vấn thường không đủ lớn, nên trang thiết bị cơ sở hậu cần như bấn bãi bốc xếp, kho lạnh, phương tiện vận chuyển còn thiếu, chưa đảm bảo tiêu chuẩn. Vì vậy ngư dân chỉ mua bán theo hình thức trao chuyển ngay, không thể bảo quản khối lượng sản phẩm lớn trong thời gian lâu được, nên chính họ bị động về giá cả, đầu ra phụ thuộc vào các công ty lớn nước ngoài. Một ví dụ điển hình là giá cá ngừ đại dương ở Phú Yên, Khánh Hoà trong những năm 1997, 1998 bị giảm sút mạnh (chỉ đạt 18.000 – 20.000 đồng/kg). Do giá thấp, ngư dân sản xuất không có lãi và kết quả là rất nhiều thuyền câu vàng cá ngừ đã chuyển sang nghề khác.

Một trong những nguyên nhân khiến giá thu mua hải sản thấp là do chất lượng sản phẩm trong quả trình bảo quản trên tàu còn kém. Có thể kể ra các nguyên nhân chính sau đây:

- Hầm chứa sản phẩm và đá trên tàu không được cách nhiệt tốt và không vệ sinh cẩn thận sau khi bốc hết sản phẩm của chuyến trước đó.

- Chát lượng của nước làm đá chưa cao và độ lạnh của nước đá chưa sâu.

- Tỷ lệ đá và cá sử dụng không hợp lý, thường không đạt tỷ lệ 1 đá 1 cá.

- Không có đủ các khay có lỗ thoát nước để bảo quản cá, nên cá bị bầm giập trước khi về bờ.

- Thời gian bốc dỡ cá ở cảng lâu, cơ sở hạ tầng ở cảng thiếu thốn, nhiều khi bốc cá và phân loại ngay dưới trời nắng, hệ thống phân phối và phương tiện bốc xếp, phân loại cá còn rất yếu nên khả năng nhiễm khuẩn của sản phẩm còn cao.

- Hiện nay các chuyến biển của các tàu khai thác ở ngư trường xa bờ kéo dài nhiều ngày, vì vậy chất lượng cá ướp đá thường bị giảm nhiều, giá cá giảm dẫn tới doanh thu chuyến biển bị giảm sút.

2. Tổ chức các chợ cá:

Từ các phân tích trên, vấn đề lớn đặt ra ở đây là phải tổ chức tốt khâu bốc dỡ, tiêu thụ, phân phối sản phẩm tại các điểm lên cá. Đối với các trung tâm nghề cá lớn, để giải quyết được các tồn tại nêu trên cần phải tổ chức được các chợ cá theo hình thức mới.

Chợ cá kiểu mới cần có những tiêu chuẩn sau:

- Nằm ngay trên cầu cảng cá hoặc liền kề với cảng cá. Chợ cá thường được tổ chức ở những trung tâm đánh cá lớn, có nhiều tàu bốc dỡ cá hàng ngày.

- Có mặt bằng đủ rộng, nền láng xi măng, có mái che để có thể phân loại cá và tiến hành thu mua bán ngay tại chỗ.

- Hình thức mua bán được tiến hành ở đây chủ yếu là hình thức đấu giá, bán buôn.

- Có hệ thống nước sạch, giao thông thuận tiện và hệ thống kho lạnh công suất đủ lớn.

Hiện nay ở nước ta chưa có các chợ cá nêu trên,, vì vậy trước mắt càn thí điểm ở một số vùng nghề cá trọng điểm.

3. Vấn đề dịch vụ hậu cần trên biển

Để có thể hỗ trợ tốt cho phát triển khai thác xa bờ, một trong những vấn đề quan trọng là phải tổ chức tốt hệ thống dịch vụ hậu cần và thu mua sản phẩm trên biển.

3.1. Các khó khăn khi tổ chức đội tàu dịch vụ trên biển.

Việc tổ chức đội tàu dịch vụ hậu cần và thu mau trên biển là rất cần thiết, nhưng còn gặp những khó khăn sau:

- Các tàu đánh cá xa bờ hoạt động rất phân tán, thường chỉ có 2 – 3 chiếc đi với nhau. Vì vậy, việc thu gom cá trên biển sẽ rất khó khăn vì đội tàu dịch vụ không đủ chi phí để đi gom cá của các tàu hoạt động rất xa nhau trên biển.

- Việc tiêu thụ sản phẩm của các tàu đánh cá từ trước đến nay có quan hệ chặt chẽ với các nậu cá. Thường mỗi tàu phải vay từ 10 30 triệu đồng của nậu cá để mua nhiên liệu, đá cho chuyến biển tới và đổi lại, nậu cá độc quyền mua sản phẩm của tàu cá này. Trong thực tế có những nậu cá mua sản phẩm của 200 tàu đánh cá. Từ mối ràng buộc này, không dễ gì người dân bán cá cho tàu thu mua.

- Hiện nay, các tàu đánh cá không có thùng đựng cá phù hợp để bốc cá từ tàu cá sang tàu thu mua trong điều kiện sóng gió biển khơi.

- Khi ở bờ, nếu giá cá bị giảm người dân vẫn phải chấp nhận bán để còn đi chuyến biển khác. Nhưng khi ở trên biển, nếu giá cá thu mua bị giảm, người dan lúc này ở tình thế chưa bị “kẹt” nên vẫn chần chừ không muốn bán.

- Để giảm chi phái cho một tấânsanr phẩm chuyên chở về tới bờ, tàu dịch vụ phải có kích thước đủ lớn và phải có hệ thống bảo quản cá thật tốt. Nhưng hiện nay, ta chưa nắm chắc được khả năng sẽ thu mua được như thế nào để quyết định kích thước tàu dịch vụ cho hợ lý nhất.

3.2. Các điều kiện cần thiết để các tàu dịch vụ hậu cần hoạt động có hiệu quả

Từ các khó khăn trên, để các tàu dịch vụ hoạt động có hiệu quả, cần phải giải quyết các vấn đề sau:

- Có đủ số lượng tàu đánh cá cần thiết để tàu dịch vụ thu mua. Các tàu này nên đảm bảo việc thu mua thông qua hợp đồng trước.

- Phải có tổ chức các tàu đánh cá thành từng cụm, để số tàu này hoạt động tập trung ở một ngư trường nhất định. Như vậy sẽ giảm cung đường phait chạy của tàu dịch vụ, giamt chi phí và cũng là để các tàu đánh cá có thể hỗ trợ giúp đỡ nhau khi gặp sự cố trên biển.

- Phải có hệ thống thùng chuyên dụng, có cấu tạu phù hợp để đảm bảo việc chuyển cá từ tàu đánh cá sang tàu dịch vụ được dễ dàng ngay cả khi sóng gió.

- Tàu dịch vụ có thể kết hợp với khai thác một vài loại nghề nhất định để tăng thu nhập.

- Kích thước tàu dịch vụ và khoang chứa phải đủ lớn, phù hợp với số lượng có thể thu mua được và đạt chi phí thấp cho một tấn sản phẩm về tới bờ.

Nguyễn Long

Trích trong tuyển tập Các công trình nghiên cứu “Nghề cá Biển ” Tập 2 (2001) của Viện nghiên cứu Hải Sản