Triển vọng chính của thị trường tôm sẽ phụ thuộc vào các loại thực đơn mới có khả năng tận dụng với hiệu quả cao hương vị của con tôm

Tôm tiếp tục là một trong những nguyên liệu hàng đầu cho món sushi, vì vậy bùng nổ món sushi đã góp phần đẩy mạnh sức tiêu thụ tôm chân trắng trên toàn cầu.

Tôm đánh bắt ở vùng Bắc và Nam Mỹ, Nga và Nam Đại Tây Dương là các loài được dùng phổ biến nhất để ăn sống. Đối với tôm chín, đã có sự chuyển dịch từ tôm sú sang tôm chân trắng do nguồn cung cấp dồi dào của loài này. Thị trường tôm chín phát triển mạnh trên toàn thế giới cũng là nhờ sự bùng nổ tiêu thụ món sushi.

Tôm có thể được dùng cho nhiều kiểu nấu nướng phong phú. Nhiều phân tích của ngành thủy sản cho thấy triển vọng chính của thị trường tôm sẽ phụ thuộc vào các loại thực đơn mới có khả năng tận dụng với hiệu quả cao hương vị của con tôm.

Sản lượng tôm chân trắng, một nguồn nguyên liệu chính cho sản phẩm tôm chín,  đã được phát triển từ năm 2000, tập trung ở các nước Đông Nam Á.

Sản lượng tôm chân trắng lớn nhất là Trung Quốc, năm 2006 đã đạt trên 1 triệu tấn, trong đó 80% được tiêu thụ trong nước.

Dự đoán, sản lượng tôm chân trắng của thế giới trong năm 2007 sẽ tiếp tục tăng, xu hướng giá tại các nước sản xuất đang giảm dần từ đầu năm. Giá tôm đã chạm mức sàn vào các tháng 7 và 8, khi vào mùa thu hoạch. Từ tháng 9, Mỹ áp dụng hạn chế nhập khẩu tôm Trung Quốc vì vậy giá tôm của Thái Lan đã tăng lên đáng kể. Giá tôm tại Nhật bản vẫn giữ mức thấp trong suốt cả năm 2007, đây là hậu quả của việc nhập khẩu ồ ạt tôm giá rẻ hấp hồi năm ngoái.

Tổng sản lượng tôm đánh bắt toàn cầu năm 2005 đạt mức cao kỷ lục 23.131 tấn. Sản lượng tôm nuôi tăng bình quân 9%/năm trong khi tôm đánh bắt tự nhiên giảm 3%.

Các phân tích cho thấy tôm chân trắng đã góp phần chủ yếu cho sự phát triển của ngành nuôi thủy sản. Sản lượng tôm chân trắng năm nay có thể tăng 15%, một mức tăng khá cao.

Nguồn vasep