General Information

Author: Nguyễn Xuân Thi
Issued date: 25/12/2019
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Content


TÓM TẮT

Bài viết này trình bày tóm tắt kết quả chính thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ đại dương bằng đá sệt trên tàu vỏ gỗ”, do Viện Nghiên cứu Hải sản là đơn vị thực hiện. Kết quả thử nghiệm trên tàu câu cá ngừ KH96390TS của tỉnh Khánh Hoà cho thấy: Quy trình bảo quản cá ngừ đại dương bằng đá sệt phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ của ngư dân Việt Nam. Hệ thống thiết bị đá sệt vận hành ổn định, hiệu quả, duy trì nhiệt độ bảo quản từ -1,5÷ - 2,50C. Thời gian hạ nhiệt độ tâm cá ngừ từ 29,4 oC xuống 0oC bằng đá sệt nhanh hơn 6 lần so với bằng đá xay truyền thống. Chất lượng sản phẩm tăng bình quân trên 30% so với quy trình hiện tại của ngư dân; chất lượng cảm quan, hóa sinh đều nằm trong giới hạn an toàn thực phẩm; giảm được 4,7% tổn thất về số lượng so với quy trình hiện tại của ngư dân; thời gian bảo quản 20÷25 ngày (bảo quản bằng nước đá 10÷ 12 ngày). Kết quả của đề tài là cơ sở để từng bước giảm thất thoát sau thu hoạch theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; đồng thời thực hiện quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Kết quả đề tài sẽ giúp các tàu khai thác cá ngừ đại dương hoạt động dài ngày trên biển, góp phần tích cực vào việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ vùng biển, đảo của Tổ quốc; gắn kết giữa nhiệm vụ kinh tế và quốc phòng, an ninh.

Từ khóa: Bảo quản, cá ngừ đại dương, công nghệ, đá sệt, tàu câu cá ngừ

ABSTRACT

The article shows brief of main result from the Project “Research applying oceanic tuna preservation technology by slurry ice on wooden boat” was imlemented by Research Institute for Marine Fisheries. The test results on handliner of KH96390TS of Khanh Hoa province showed that: The process of preserving oceanic tuna by slurry ice appropriated with the conditions of production and level in ability of Vietnamese fishermen. The system is automatical, stable, efficient and always maintain preservative temperature from -1,5  to - 2,5 0C. Time to decrease tuna body temperature from 29,4 0C to 0 0C by slurry ice is faster 6 times than traditional ice preservation. Production quality increased to 30 % compare to current tradtiontal process; Senory and biochemical were under food safety limit; quantity loss dropped down 4,7% compare to current traditional preservative process; preservating time increased from 20 to 25 days (10 ÷ 12 days for traditional ice system). The results were a basic to step by step prevent post-harvest lost under Decision No. 48/NQ-CP dated 23/9/2009 of Government about mechanism, policy to cut down post-harvest loss in agricultural and aquatic products; and Decision No. 2760/QĐ-BNN-TCTS dated 22/11/2013 of Minister of Ministry of Agriculture and Rural Development about fisheries sector restructure trend to value added enhancement and sustainable development. The results are bases to support oceanic tuna handliners extending number of day on sea, to contribute positively to the protection of the territorial integrity of the sea and islands of the nation; to link between economic and defense and security tasks.

keyword: oceanic tuna, preservation, slurry ice, technology, tuna handliner


Download