General Information

Author:
Issued date: 24/11/2009
Issued by:

Content


Công tác nghiên cứu đánh giá nguồn lợi cá biển và các hải sản khác ở nước ta đã được nhiều người thực hiện. Nhiều tác giả dựa vào các nguồn tư liệu và phương pháp khác nhau, đã công bố nhiều kết quả về đánh giá nguồn lợi hải sản.

Các kết quả sau đây của Viện Nghiên cứu Hải sản là tập hợp kết quả của các chương trình nghiên cứu trong nươc hoặc các chương tình hợp tác với nước ngoài đã được trình bày trong nhiều báo cáo riêng biệt trước đây, các kết quả trình bày ở đây mang tính tổng hợp và bổ xung những kết quả mới thu được cho đến cuối năm 1999. Ở đây chỉ trình bày việc đánh giá nguồn lợi trong khu vực biển giới hạn từ bờ ra đến 110o00’ độ Bắc ở phía đông và từ bờ ra đến 103o00’ độ Bắc ở Vịnh Thái Lan và giới hạn đến 07o00’ độ Bắc ở phía Nam.

Nguồn lợi cá đáy và gần đáy:

Nguồn lợi cá tầng đáy chiếm vai trò quan trọng trong một vùng biển nhiệt đới như ở nước ta. Do địa hình đáy biển rất thuận lợi, ở phía Bắc có vịnh Bắc Bộ là vịnh nông, bằng phẳng, ở phía nam có vùng cửa sông Cửu Long là một phần của thềm Sunda (Sunda self) là một trong số các vùng thềm bằng phẳng lớn nhất của biển thế giới. Vùng biển tây nam thuộc vịnh Thái Lan cũng là vùng biển nông bằng phẳng rất thuận lợi cho sự phát triển của nguồn lợi cá đáy. Đây là những vùng có sức sản xuất sinh học cao, sự trao đổi nước mạnh, vì vậy tiềm năng nguồn lợi cá tầng đáy lớn, chiếm vai trò quan trọng nhất trong các loài hải sản của biển nước ta.

Do tính chất quan trong như trên nên nghề khai thác cá đáy bằng lưới kéo đáy ở vùng nước xa bờ của nước ta sẽ là một nghề quan trọng để đưa sản lượng khai thác cá ngày càng tăng thêm.

Nguồn lợi cá nổi nhỏ:

Bao gồm các loài cá như cá nục, cá trích, cá bạc má… sống ở tầng giữa và tầng trên. Kết quả đánh giá nguồn lợi dựa vào chương trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản do DORAD tài trợ trong thời kỳ 1978 – 1980. Chương trình nghiên cứu đã sử dụng tàu nghiên cứu Biển Đông với tổng cộng 22 chuyến đi trong thời gian 3 năm nên vẫn là kết quả đáng tin cậy, cho đến nay vẫn chưa có điều kiện bổ sung thêm.

Nguồn lợi cá nổi lớn (cá nổi đại dương):

Bao gồm chủ yếu là cá loại cá ngừ, cá cờ (cá kiếm), cá nhám… Phần lớn là các loài cá di cư. Gần đây Dự án nghiên cứu nguồn lợi cá nổi đại dương ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ do JICA, Nhật tài trợ đã được thực hiện. Do phậm vi nghiên cứu và phương pháp đánh lưới dùng trong nghiên cứu còn hạn chế nên chưa đưa ra được số liệu tính toán trữ lượng, vì vậy trong thời gian tới cần được đẩy mạnh nghiên cứu hơn nhằm phục vụ phát triển nghề cá xa bờ.

Các số liệu thồng kê về tình trạng khai thác cá ngừ nước ta hiện nay cũng chưa đầy đủ, vì vậy chưa thể đưa ra số liệu về trữ lượng và khả năng khai thác của cá nổi đại dương nói chung hoặc cá ngừ nói riêng. Vì vậy để có một hình dung rất khái quát về nguồn lợi cá ngừ, chúng tôi tạm sử dụng phương pháp so ánh và dự đoán. Cơ sở để so sánh là điều kiện tự nhiên, tình hình nguồn lợi và công cụ khai thác. Chúng tôi cho rằng có thể lấy con số sản lượng khai thác cá ngừ, cá thu, cá cờ của Thái Lan khai thác vào năm 1993 tại vịnh Thái Lan là 117.883 tấn theo thống kê của SEAPDEC là sản lượng tối thiểu nước ta cũng có thể đạt được vì thành phần loài, diện tích vùng biển của nước ta đều lớn hơn. Trên cơ sở đó, các tác giả thấy rằng khả năng khai thác cá nổi đại dương của Việt Nam là 120.000 tấn/năm là hiện thực .

Như vậy cho đến nay có thể trình bày kết quả đánh giá nguồn lợi và khả năng khai thác cá biển Việt Nam (Bảng 1). Theo đó trữ lượng cá biển (trong phạm vi đã nghiên cứu) của nước ta là 4,18 triệu tấn, khả năng khai thác 1,67 triệu tấn/năm trong đó cá nổi nhỏ 649.100 tấn (41,6%), cá tầng đáy 855.885 tấn (51,2%) và cá nổi đại dương khoảng 120.000 tấn (7,2%).

Bảng 1: Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển ở Việt Nam

Vùng biển

Loại cá

Độ sâu

Trữ lượng

Khả năng khai thác

Tỷ lệ (%)

Tấn

Tỷ lệ (%)

Tấn

Tỷ lệ (%)

Vịnh
Bắc Bộ
(Vùng I)

Cá nổi nhỏ

 

390.000

57,3

156.000

57,3

16,3

Cá đáy

<50m

39.240

5,7

15.682

5,7

 

>50m

251.952

37

100.785

37

 

Cộng

291.166

42,7

116.467

42,7

 

Cộng

 

681.166

100

271.467

100

 

Miền
Trung
(Vùng II)

Cá nổi nhỏ

 

500.000

82,5

200.000

82,5

14,5

Cá đáy

<50m

18.494

3,0

7.398

3,0

 

>50m

87.905

14,5

35.162

14,5

 

Cộng

106.399

17,5

42.560

17,5

 

Cộng

 

606.399

100

242.560

100

 

Đông
Nam Bộ
(Vùng III)

Cá nổi nhỏ

 

524.000

25,2

209.600

25,2

49,7

Cá đáy

<50m

349.154

16,8

139.762

16,8

 

>50m

1.202.735

58,0

481.094

58,0

 

Cộng

1.551.889

74,8

620.856

74,8

 

Cộng

 

2,075.889

100

830.456

100

 

Tây
Nam Bộ
(Vùng IV)

Cá nổi nhỏ

 

316.000

62,0

126.000

62,0

12,1

Cá đáy

 

190.679

38,0

76.272

38,0

 

Cộng

 

506.679

100

202.272

100

 

Gò nổi

Cá nổi nhỏ

 

10.000

100

2.500

100

0,2

Toàn vùng biển

Cá nổi đại dương (*)

 

(300.000)

 

(120.000)

 

7,2

Tổng
cộng

Cá nổi nhỏ

 

1.740.000

 

694.100

41,6

 

Cá đáy

 

2.140.133

 

855.885

51,2

 

Cá nổi đại dương (*)

 

(300.000)

 

(120.000)

7,2

 

Toàn bộ

 

4.180.133

 

1.669.985

100,0

100

Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Hữu Đức

Trích bài: "Nguồn lợi cá biển - cơ sở phát triển của nghề cá biển Việt Nam"  trong Tuyển tập các công trình nghiên cứu Nghề cá biển (Tập II - 2001)


Download