General Information

Author:
Issued date: 24/11/2009
Issued by:

Content


Nguồn lợi cá đáy ở vùng biển Đông Nam Bộ:

- Thành phần giống loài và các đối tượng khai thác chính:

Nhìn chung, thành phần giống loài cá đáy ở vùng biển Đông Nam Bộ phong phú và đa dạng. Đã bắt gặp 409 loài / nhóm loài hải sản thuộc 133 họ. Các họ có số lượng loài nhiều là Carangidae (27 loài), Nemipteridae (18 loài), Serranidae (11 loài), Lujanidae (11 loài), Sepiidae (10 loài), Tetraodontidae (10 loài), Monacanthidae (10 loài), Apogonidae (9 loài), các họ Labridae, Scorpaenidae đều có 8 loài, còn lại là các họ có từ 3 đến 7 loài.

Tuy nhiên, xét riêng từng chuyến điều tra, sự xuất hiện của các họ và loài/nhóm loài trong sản lượng có khác nhau. Tương tứng với các họ là ngững loài chiếm tỷ lệ trên 1% tổng sản lượng của cả 3 chuyến điều tra gồm 33 loài có sản lượng cao là mực ống (Loligo chinensis), cá lượng (Nemipterus spp), cá trác ngắn (Priacanthus macracanthus), cá chỉ vàng (Selaroides leptolepis), cá phèn khoai (Upeneus bensasi), mực nang (Sepia esculenta) và cá mối (Saurida undosquamis, Saurida tumbil, Trachinocephalus myops).

- Năng suất đánh bắt và các khu vực có sản lượng cao:

Bảng 2 trình bày năng suất đánh bắt (kg/h) của 3 chuyến điều tra đại diện cho mùa gió mùa đông bắc và tây nam theo từng dải độ sâu. Nhìn chung, năng suất đánh bắt bình quân thấp (56,0 – 98,5 kg/h). Theo các dải độ sâu, năng suất đánh bắt trung bình giảm dần từ dải độ sâu 30 đến 200m. Chuyến điều tra tháng 6 – 7 năm 2000, năng suất đánh bắt trung bình ở dải độ sâu 100 – 200m đạt tới 229 kg/h nhưng mức độ dao động rất lớn (15 – 1.181 kg/h).

Bảng 2. Năng suất đánh bắt trung bình (kg/h) theo mùa và dải độ sâu ở vùng biển đông Nam Bộ

Chuyến điều tra tra

Độ sâu (m)

Số trạm

Năng suất (kg/h)

Dao động (kg/h)

Độ lệch chuẩn cv (%)

Mùa tây nam
Tháng 6 - 7/2007

30 - 50

25

77,8

31,3 - 264,3

66

50 - 100

20

65,6

34.0 - 174,8

49

100 - 200

9

229,2

14,5 - 1181,3

159

Tổng số

54

98,5

14,5 - 1181,3

160

Mùa đông bắc
Tháng 11 - 12/2000

30 - 50

23

63,4

13,9 - 240,8

74

50 - 100

21

91,5

32,2 - 178,9

42

100 - 200

7

138,3

32,4 - 193,3

43

Tổng số

51

85,2

13,9 - 240,8

63

Mùa tây nam
Tháng 5 - 6/2002

30 - 50

25

52,5

21,8 - 109,7

42

50 - 100

19

52,8

26,0 - 130,4

54

100 - 200

9

72,4

31,6 - 130,4

39

Tổng số

53

56,0

21,8 - 147,5

47

Giữa hai mùa gió đông bắc và tây nam trong một năm năng suất đánh bát không khác nhau nhiều (98,5 kg/h và 85,2 kg/h). Ở mùa gió tây nam (tháng 5 – 6 năm 2002) năng suất đánh bắt thấp (56,0 kg/h, cv=47%) so với gió mùa đông bắc và tây nam năm 2000. Ở dải độ sâu 100 – 200 m tuy có năng suất trung bình cao nhưng mức độ dao động rất lớn (số mẻ lưới cũng chưa nhiều). Cần được điều tra kỹ để có được đánh gía đúng mức phục vụ cho nghề khai thác cá xa bờ.

- Ước tính sinh khối:

Sinh khối cá đáy bình quân tại vùng biển xa bờ đông Nam Bộ vào khoảng 342,459 tấn.

Nguồn lợi cá đáy ở vùng biển Tây Nam Bộ:

- Thành phần giống loài và các đối tượng khai thác chính:

Tại vùng biển Tây Nam Bộ đã bắt được 237 loài cá thuộc 137 giống và 82 họ. Các họ có số loài nhiều là họ cá khế (Carangidae – 21 loài), họ cá lượng (Nemipteridae – 12 loài), họ cá đù (Sciaenidae – 10 loài), họ mực nang (Sepiidae – 10 loài), họ cá hồng (Lutjianidae – 9 loài). Những họ có từ 5 – 7 loài là họ cá sơn (Apogonidae), họ cá trích (Clupeidae), họ cá trổng (Engraulidae), họ mực ống (Loliginidae), họ cá phèn (Mullidae), họ cá thu (Scombrrdae) và họ cá mú (Serrannidae). Các họ có năng suất cao, đóng góp tỉ lệ lớn trong tổng sản lượng là: Loliginidae, Sepiidae, Carangidae, Nemipteridae, chỉ riêng chuyến 2 (tháng 11- 12/2000) họ Leiognathidae chiếm sản lượng cao nhất (12,7 kg/h và 17,5% sản lượng). Có 56 loài, nhóm loài chiếm tỉ lệ trên 1% tổng sản lượng đánh bắt. Các đối tượng khai thác chính gồm: cá liệt (Leiognathus spp), mực ống (Loligo chinensis, L. duvaucelli), cá hố (Trichiurus lepturus), mực nang (Sepia esculenta), cá khế (Carangoides malabaricus, Atule mate), cá nóc (Lagocephalus inermis), cá phèn khoai (Upeneus bensasi), cá trác (Priacanthuss macracanthus) và cá mối (Saurida undosquamis). Trong đó, cá liệt – Leiognathus spp, mực nang – Sepia spp và mực ống – Loligo spp là những nhóm loài đóng góp sản lượng chính trong tổng sản lượng đánh bắt được.

Mực nang (Sepia spp) có năng suất đánh bắt khá cao và ổn định giữa các chuyến. Mực ống (Loligo spp ) ở mùa gó Tây Nam coa hơn hẳn mùa gió Đông Bắc cả về năng suất và tỉ lệ phần trăm tổng sản lượng. Cá liệt (Leiognathus spp) thì ngược lại, mùa gió Đông Bắc năng suất đánh bắt cao hơn mùa gió Tây Nam. Các loài cá khác sự sai khác về năng suất đánh bắt cũng như tỉ lệ phần trăm sản lượng không biểu hiện rõ rệt.

- Năng suất đánh bắt và các khu vực cá tập trung phân bố:

Nhìn chung biên độ dao đông của năng suât đánh bắt trung bình thấp, chứng tỏ mức độ khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ ổn định hơn vùng Đông Nam Bộ. Trong 2 dải độ sâu, năng suất đánh bắt ở dải độ sâu 50 – 100 m thấp hơn so cới dải độ sâu 30 – 50 m.

- Ước tính sinh khối:

Tại dải độ sâu 30 – 50 và 50 – 100 m nước vùng biển Tây Nam Bộ, sinh khối cá đáy xấp xỉ nhau và sinh khối toàn vùng biển xa bờ vào khoảng 119,772 tấn, Theo thời gian và theo từng mùa gió không thấy sự khác nhau rõ rệt, biên độ biến động sinh khối thấp. Sinh khối tức thời của từng dải độ sâu và của các mùa được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. Ước tính sinh khối cho vùng biển Tây Nam Bộ theo các dải độ sâu

Chuyến điều tra

30 - 50 m

50 - 100 m

Tổng

Mùa Tây Nam
Tháng 6 - 7/2000

diện tích(km2)

31350

28080

59430

Sinh khối (tấn)

69303

52976

122279

cv (%)

37

42

Mùa Đông Bắcc
Tháng 11 - 12/2000

Diện tích (km2)

31350

28080

59430

Sinh khối (tấn)

77172

60499

130671

cv (%)

49

41

Mùa Tây Nam
Tháng 5 - 6/2002

Diện tích (km2)

31350

28080

59430

Sinh khối (tấn)

57378

48988

106366

cv (%)

96

30

Nguồn lợi cá đáy ở vùng biển vịnh Bắc Bộ

- Thành phần giống loài và các đối tượng khai thác chính:

Trong 2 chuyến điều tra nguồn lợi hải sản ở vịnh Bắc Bộ trong năm 2001 đã gặp 323 loài, nhóm loài, nằm trong 110 họ khác nhau. Trong 110 họ có 94 họ cá, còn lạ là các họ khác thuộc về nhuyễn thể (Loliginidae, Sepiidae, Octopidae…) và các giáp sác (Penaeidae, Portunidae, Squillidae, Scyllaridae…).

Số họ có số loài nhiều là: Carangidae (25 loài), Clupeidae (8 loài), Engraulidae (7 loài), Haemulidae (7 loài), còn lại 33 họ khác có từ 3 đến 6 loài.

Những họ có sản lượng cao là các họ: cá tráp (Sparidae), cá trác (Priacanthidae), cá khế (Carangidae) và họ mực ống (Loliginidae). Giữa 2 mùa đông bắc và tây nam các họ cá trên có sự sai khác nhau về sản lượng khai thác. Họ sparidae và Loligindae có sản lượng trong mùa tây nam cao hơn mùa đông bắc (34,6% - 4,97%) và (9,02% - 4,97%). Ngược lại, một số họ trong mùa đông bắc lại có sản lượng cao hơn mùa tây nam như họ Trichiuridae (7,56% và 2,55%), Carangidae (9,09% và 7,27%).

Các họ khác nhìn chung có xu hướng xấp xỉ nhau hoặc hơn kém nhau không nhiều.

Ở vịnh Bắc Bộ có 22 loài chiếm tỉ lệ trên 1% tổng sản lượng đánh bắt, trong đó những đối tượng khai thác thác chính bao gồm cá bánh đượng (Evynnis cardinalis), cá trác ngắn (Priacanthus macracanthus), mực ống (Loligo chinensis), cá hố (Trichiurus lepturus) và cá liệt (Leiognathus spp). Cũng giống như họ, ngoại trừ loài Loligo chinensis, Evynnis cardinalis ở mùa tây nam cao hơn hẳn mùa đông bắc, còn các laòi khác có xu hướng xấp xỉ nhau hoặc hơn kém nhau không nhiều trong tổng sản lượng đánh bắt.

- Năng suất đánh bắt và các khu vực cá tập trung:

Năng suất đánh bắt trung bình cho thấy giữa hai mùa đông bắc và tây nam không có sự khác biệt đáng kể, khoảng 97 – 98 kg/h. Vào mùa tây nam ở dải độ sâu 30 – 50 m cónăng suất đánh bắt cao nhất (119,6kg/h).

- Ước tính sinh khối:

Sinh khối cá đáy ở vùng biển xa bờ vịnh Bắc Bộ được trình bày theo mùa và theo các dải độ sâu ở bảng 4.

Sinh khối tức thời trong mùa tây nam và mùa đông bắc chênh lệch nhau không đáng kể (96979 tấn và 99279 tấn). Trong mùa tây nam sinh khối ở dải độ sâu 30 – 50m cao hơn mùa đông bắc. Sang mùa đông bắc dải độ sâu 50 – 100 m sinh khối lại cao hơn mùa tây nam.

Bảng 4. Ước tính sinh khối cá đáy ở vịnh Bắc Bộ theo các dải độ sâu

Chuyến điều tra

30 - 50 m

50 - 100 m

Tổng

Mùa Tây Nam
Tháng 6 - 6/2001

Diện tích (km)

20640

16780

37420

Sinh khối (tấn)

63573

33406

96979

Cv (%)

41

59

57

Mùa Đông Bắc
Tháng 10 - 11/2001

Diện tích (km)

20640

16780

37420

Sinh khối (tấn)

55881

43397

99273

Cv (%)

45

43

47

Đào Mạnh Sơn

(Trích bài “Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam” trong Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển, Tập 3 (2005) )


Download