General Information

Author:
Issued date: 31/07/2007
Issued by:

Content


Cá Bạc Má (Rastrelliger spp) phân bố rộng ở Ấn Độ và Tây Thai Bình Dương…Có 2 loài bắt gặp ở biển Việt Nam là: Cá Bạc Má (R.kanagurta) và Ba Thú (R.brachysoma). R.kanagurta phân bố ở khắp các vùng biển của Việt Nam còn R.brachysoma chủ yếu ở Vịnh Thái Lan. Đặc điểm sinh học và sinh thái của cá Bạc má và Ba Thú đã dược nghiên cứu khá nhiều trên thế giới. Ở Việt Nam, mới chỉ có một số nghiên cứu về cá bạc má R.kanagurta.

Sau đây là một số đặc điểm của cá Bac má.

Phân bố:

R.kanagurta phân bố dọc theo vùng ven bờ biển Việt Nam, ở độ sâu từ 12 – 100 m, nhưng chủ yếu tập trung ở độ sâu 25 – 70 m.

Thành phần chiều dài:

Cá Bạc má đánh bắt được có chiều dài dao động từ 72 đến 280 mm, trung bình 209 mm. Chiều dài đánh bắt ở các vùng biển khác nhau cũng khác nhau, ở vùng biển Vũng Tàu là 72 đến 295 mm, Côn Đảo 62 đến 260 mm. Còn ở vùng biển Phan Thiết từ 135 đến 295 mm.

Phương trình tương quan chiều dài - khối lượng cá Bạc má có dạng:

W=0,084.L2,23

Thành phần tuổi:

Cá Bạc má đánh bắt được thuộc 4 nhóm tuổi, trong đó cá nhóm 2 tuổichiếm ưu thế và chiếm khoảng 64,4%; cá nhóm 1 tuổi chiếm 19,7%; cá nhóm 3 tuổi chiếm 12,0% và cá nhóm 4 tuổi chiếm 3,9%.

Sinh trưởng:

Cá Bạc má sinh trưởng rất nhanh trong năm đầu và đạt trung bình 113 mm. Từ năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chậm dần. Tốc độ sinh trưởng theo năm tuổi được trình bày ở bảng 7.

Bảng 7. Tốc độ sinh trưởng chiều dài của cá Bạc má.

Tuổi (năm)

Chiều dài (mm)

Tốc độ sinh trưởng (mm)

1
2
3
4

113
176
217
250

113
63
41
33

Sinh sản:

Mùa đẻ của cá Bạc mà kéo dài từ cuối mùa khô (tháng 3) cho đến cuối mùa mưa (tháng 12) với hai đỉnh đẻ rộ vào tháng 3 – 6 và tháng 9 – 10. Chiều dài khi cá đi đẻ lần đầu dao động từ 140 mm đến 200 mm. Nhiệt độ nước biển bề mặt thích hợp cho cá đi đẻ là 26 – 17,50C và độ mặn 30 – 34 0/00.

Dinh dưỡng:

Cá Bạc má chủ yếu ăn động vật phù du và một thực vật phù du. Trong số động vật phù du, Oncaea chiếm 39,8%, Copepoda 11,4%, Megalopa larva 9,4% vv…Trong thực vật phù du thì tảo khuê gồm 21 giống chiếm tới 89,7%, Coscinodiscus 22,9%, Nitzschia 11,2% vv…

Cường độ bắt mồi của cá cái cao hơn cá đực, cá chưa chin muồi sinh dục cao hơn cá trưởng thành.

Di cư:

Cá Bạc má có hiện tượng di cư thảng đứng ngày đêm thể hiện khá rõ. Sản lượng cá đánh bts được bằng lưới kéo đáy cao nhất là vào lúc bình minh và giữa trưa, còn lưới kéo tầng cao nhất là từ 20 đến 24 giờ đêm.

Trích bài "Đặc điểm sinh học của một số loài cá nổi di cư thuộc giống cá Nục (Decapterus), cá Bạc Má (Rastrelliger) và cá Ngừ ở vùng biển Việt Nam" của Chu Tiến Vĩnh, Bùi Đình Chung, Nguyễn Phi Đính (Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá Biển" Tập 1 (1998))


Download