General Information
Author:Issued date: 20/07/2007
Issued by:
Content
1. Mở đầu
Hiện nay trên thị trường thế giới cũng như trong nước (đặc biệt là các tỉnh phía Nam) giá trị kinh tế của loài tôm vỗ biển nông – Thenus orientalis – ngày càng cao, tạo ra động lực đẩy mạnh khai thác thu mua. Đối tượng này không những được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu mà hiện nay, ngư dân và các nhà quản lý cũng chú trọng đầu tư khai thác. Trong báo cáo này, chúng tôi xin nêu ra những số liệu đầu tiên về đặc điểm sinh học của loài tôm vỗ biển nông mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát trong năm 1993.
2. Nguồn tài liệu
Trong năm 1993 đã tổ chức thu thập tài liệu trên tàu đánh cá Thái Lan được 3 tháng ở vịnh Băc Bộ, đi thực địa ở vùng biển miền Trung Nha Trang (Khánh Hoà) và Phan Thiết (Bình Thuận).
Báo cáo này nêu ra những nhận xét đặc điểm sinh học của loài này tại 2 vùng biển nói trên.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thành phần chiều dài:
Một đặc điểm chung của đàn tôm khai thác là luôn luôn tồn tại nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Về phân bố thành phần các nhóm chiều dài của đối tượng này tại 2 vùng biển vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung trong năm 1993 có một số nhận xét sau:
Bảng 1: Sự phân bố thành phần chiều dài (%) của tôm vỗ biển nông – Thenus orientalis
Chiều dài L (mm) | Vùng biển | |
Vịnh Bắc Bộ | Biển miền Trung | |
40 | 0,65 |
0,30 |
Mẫu thu được tại vùng biển vịnh Bắc Bộ có chiều dài nhỏ nhất chỉ đạt đến 46 mm, và chiều dài lớn nhất đạt 210 mm (tương đương với khối lượng là 7 và 300g). Chúng phân bố thành hai nhóm chiều dài ưu thế. Nhóm thứ nhất thay đổi từ 65 – 95 mm và nhóm thứ hai từ 135 – 195 mm.
Tương tự, mẫu thu được tại khu vực miền Trung cũng phân bố thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất có chiều dài thay đổi từ 75 – 115 mm và nhóm thứ hai từ 135 – 175 mm. Cá thể nhỏ nhất có chiều dài là 68 mm (khối lượng là 10g) và cá thể lớn nhất có chiều dài đạt 219 mm (khối lượng là 370g).
Thành phần chiều dài của loài tôm vỗ này được trình bày trong bảng 2.
Khu vực biển miền Trung
Vào mùa hè, tháng 6 và tháng 7, mẫu thu được có chiều dài phân bố thành 2 nhóm đặc trưng. Nhóm thứ nhất có chiều dài phân bố từ 65 – 115 mm, chiều dài trung bình của noma này đạt 92,9 mm (N = 226 cá thể), chiếm 83,39% số mẫu thu được. Nhóm thứ hai lớn hơn có chiều dài phân bố từ 135 – 195 mm, chiều dài trung bình đạt 167,2 mm (N = 44 cá thể), chiếm 16,24% số mẫu thu được.
Bảng 2: Sự phân bố thành phần chiều dài (%) của Thenus orientalis qua từng tháng tại 2 vùng biển miền Trung và vịnh Bắc Bộ
Chiều dài L (mm) | Miền Trung | Vịnh Bắc Bộ | ||||||
Th. 6 | 7 | 10 | 11 | 12 | 5 | 6 | 9 | |
40 | - | - | - | - | - | - | 1,12 |
2,25 20,22 |
Từ tháng 10 trở đi mẫu thu được có chiều dài trung bình tăng dần. Trong tháng 10 mẫu thu được có chiều dài phân bố từ 115 – 150 mm (chiều dài trung bình đạt 127,43 mm). Tháng 11, các nhóm chiều dài phân bố từ 125 – 185 mm (chiều dài trung bình đạt 151,07 mm) và tháng 12 phân bố từ 125 – 205 mm (chiều dài trung bình đạt 152,70 mm).
Khu vực vịnh Bắc Bộ
Cũng tương tự như khu vực biển miền Trung, thành phần chiều dài tôm khai thác được lôn tồn tại thành 2 nhóm, thể hiện rõ nhất là mẫu thu được trong tháng 9.
Trong tháng này, nhóm tôm nhỏ có chiều dài biến thiên từ 45 – 95 mm, chiều dài trung bình đạt 74, 00 mm, chiếm 79,78%.
Nhóm thứ hai có chiều dài biến thiên từ 145 – 205 mm, chiều dài trung bình đạt 180,6 mm, chiếm 20,22% số mẫu thu được trong tháng 9.
Như vậy, theo chúng tôi nhận xét thì cả hai vùng biển, từ tháng 5 đến tháng 9, tôm khai thác được phân bố thành hai nhóm chiều dài chính. Nhóm tôm nhỏ có số lượng cá thể chiếm ưu thế hơn, tuy rằng nhóm tôm lớn vẫn tồn taih song số lượng cá thể không nhiều. Trong những tháng này, sản lượng thu mau xuất khẩu hầu như không đáng kể. Từ tháng 10 trở đi, sản lượng của nhóm tôm lớn bắt đầu tăng lên.
3.2. Sinh sản
Qua các số liệu thu được trong tháng 6 và tháng 7 (biển miền Trung) và tháng 9 (vịnh Bắc Bộ) thấy rằng, thành phần chiều dài tôm khai thác dược phân bố thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, là tôm con , chưa đạt đến kích thước thương phẩm. Trong nhóm này, chỉ mới phân biệt được giới tính qua các đặc điểm của cơ quan giao phối, 100 số cá thể có tuyến sinh dục chưa phát triển (ở giai đoạn Juv).
Tôm ở giai đoạn phát dục có chiều dài tối thiểu là115m và tôm mang trứng ngoài có kích thước tối thiểu là 155 mm.
Một đặc điểm đặc trưng của nhóm tôm vỗ là mang trứng ra ngoài. Khi buồng trứng trong của tôm đạt đến giai đoạn phát triển (trứng tôm sau khi đã được thụ tinh) thì trứng được giải phóng ra ngoài lỗ sinh dục ở gốc chân bò thứ 3.
Sau khi trứng được giả phóng ra ngoài, nhờ chất nhờn do tôm mẹ tiết ra trứng bám chặt vào các lông của chi phụ chân bơi. Các giai đoạn phát triển phôi của trứng cuãng được thực hiện tại đây, vì vậy nên có khái niệm là :”tôm ấp trứng”.
Khi mới đẻ (mới được giải phóng qua lỗ sinh dục) trứng có màu vàng óng ánh.
Trải qua các giai đoạn chuyển hoá, trứng chuyển từ màu vàng óng sang màu nâu và cuối cùng có màu nâu sẫm (hay màu đen). Khi trứng có màu nâu (hay nâu sẫm) bằng mất thường chúng ta có thể thấy được nhân của trứng.
Một đặc điểm khác của các laòi tôm này là vào thời kỳ sinh sản, đồng thời trên một cơ thể tôm mẹ, buồng trứng trong và buông trứng ngoài cùng phát triển. Nói một cách khác khi tôm mẹ đang ôm trứng ngoài thì buồng trứng trong tiếp tục phát triển chuẩn bị cho đợt đẻ tiếp theo.
Tỷ lệ đực – cái: Nhìn chung cả hai vùng biển, tỷ lệ giữa tôm đực và tôm cái chênh nhau không đáng kể, thay đổi từ 1 – 0,84 (tháng 7, miền Trung) và 1 – 0,89 (tháng 9, vịnh Bắc Bộ). Riêng tháng 11 tại vùng biển miền Trung thì tỷ lệ này là 1 – 1 (xem bảng 3).
Trong tôm cái phát dục (tức là tôm có chiều dài toàn thân từ 115 mm trở lên) thì tỷ lệ tôm ôm trứng ngoài giảm dần từ tháng 5 đến tháng 9. Ở biển miền Trung (cụ thể là vùng Nha Trang – Khánh Hoà) từ tháng 10 đến tháng 12 hầu như không gặp tôm ôm trứng.
3.3. Sinh trưởng
Qua bảng 2 (Sự phân bố thành phần chiều dài qua từng tháng) chúng ta nhận thấy rằng, từ tháng 6 trở đi đã xuất hiện cùng lúc 2 nhóm tôm có kích thước chênh lệch nhau đáng kể.
Bảng 3: Tỷ lệ đực – cái và tỷ lệ ôm trứng ngoài của tôm vỗ biển nông – (Thenus orientalis) tại biển miền Trung và vịnh Bắc Bộ (%)
Vùng biển | Tháng | Đực | Cái | Ở con cái phát dục | |
Ôm trứng ngoài | Không ôm trứng ngoài | ||||
Vịnh Bắc Bộ Biển miền Trung | 5 7 | 1 1 | 0,88 0,84 | 60,87 25,00 | 39,13 75,45 |
Theo nhận định của chúng tôi thì nhóm tôm vừa trưởng thành chính là đàn tôm con được sinh ra trong mùa đẻ của năm trước đó. Nhóm tôm này chưa tham gia vào đàn tôm sinh sản trong năm. Chúng tiếp tục sinh trưởng cả chiều dài lẫn khối lượng và đến năm sau chúng mới tham gia vào đàn tôm bố mẹ.
Như vậy, theo chúng tôi, tôm phải có kích thước nhất định (115 mm) tương đương với 2 năm tuổi mới tham gia vào đnf tôm bố mẹ và đi đẻ lần đầu.
Nhóm thứ hai, tức là tôm bố mẹ tham gia vào đàn tôm đi đẻ trong năm. Qua phân tích sinh học thấy rằng, từ tháng 10 đến tháng 12 hầu như không bắt gặp tôm ôm trứng ngoài (tại vùng biển Nha Trang – Khành Hoà; ngư trường Long Châu – Thái Bình và Nam Bà Lạt – Thanh Hoá).
- Tương quan giữa chiều dài và khối lượng: Chiều dài và khối lượng của tôm có sự tương quan theo hàm số mũ. Hàm số này thay đổi theo từng vùng biển. Hàm số tương quan chiều dài khối lượng trong từng vùng biển như sau:
- Khu vực vịnh Bắc Bộ
W (cái, đực) = 3,84.10-5 L3,005315
- Khu vực biển miền Trung
W (cái, đực) = 1,808.10-5L3,1484
4. Kết luận
4.1. Từ 2 năm trở lại đây tôm vỗ biển nông – Thenus orientalis - mới trở thành đối tượng kinh tế được chú ý khai thác xuất khẩu.
Đây là đối tượng có kích thước khá lớn, lớn nhất đạt 219 mm (Wmax = 370gr), bé nhất đạt 46 mm (Wmax = 7gr). Tôm đạt giá trị xuất khẩu có kích thước từ 115 mm và cũng là kích thước tối thiểu của cá thể phát dục lần đầu. Tỷ lệ tôm chưa phát dục từ tháng 6 – 9 khá cao (83,39% trong tháng 6, 7 tại Bình Thuận và 79,78% trong tháng 9 ở vịnh Bắc bộ). Tỷ lệ đực - cái không có sự thay đổi lớn giữa các tháng, song tỷ lệ tôm ôm trứng ngoài thay đổi lớn.
4.2. Hiện nay, tôm vỗ biển nông được khai thác chủ yếu bằng ngề giã cào (kéo đáy) và nghề lặn. Ngoài ra còn có nghề lưới bao hoặc rê. Nói chung, khi khai thác tôm hùm (giống Panulirus) đều gặp loài tôm vỗ biển nông này.
Ở miền Bắc, do chưa có thị trường tiêu thụ nên tôm vỗ chưa trở thành mặt hàng xuất khẩu, và việc khai thác chưa trở thành nghề của ngư dân. Tuy vậy, tỷ lệ tôm xuất hiện trong các mẻ lưới kéotăng dần từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.
Ngược lại, ở miền Trung do tìm được thị trường tiêu thị nên nghề khai thác đối tượng này khá phát triển. Mùa khai thác bắt đầu từ thàngs 9 đến tháng 4 năm sau.
Nguyễn Công Con
Theo Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển" (Tập I-Viện Nghiên cứu Hải sản)
Download