General Information
Author:Issued date: 20/07/2007
Issued by:
Content
1.Mở đầu
Trong nghề đánh cá biển, theo thống kê của FAO, sản lượng mực hang năm đánh bắt được của thế giới đứng hang thứ ba sau cá và tôm biển. Thịt mực thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng, là loại thực phẩm ưa thích của nhân dân nhiều nước. Mực khô là mặt hang hải sản xuất khẩu có giá trị. Theo Akimuskin, trong 100g trọng lượng thì mực hộp cho 117 calo và 17,3g protid, mực khô cho 305 calo và 62,3g protid. Trong khi đó, tôm he cũng chỉ đạt 84,7 calo và 14,8g protid. Trong thịt mực còn chứa hàm lượng khá cao các loại vitamin B12, B2 và PP. Các nhà khoa học ở Nhật Bản cũng tìm thấy ở thị mực có 18 loại axit amin khác nhau, trong đó có một số là những axits amin không thay thế. Trong công nghiệp, túi mực làm nguyên liệu ấn loát, nang mực có thể chế than hoạt tính, làm nguyên liệu thuốc đánh răng, chống còi xương và tránh đẻ non trong chăn nuôi gia cầm. Trong y học, dùng bột nang mực để chế thuốc cầm máu, thuốc chữa đau dạ dày.
Mực tuy có ý nghĩa kinh tế lớn, nhưng ở nước ta công tác điều tra, nghiên cứu mới được tiến hành rất ít, tiêu biểu có các tài liệu của Robson (1928), Serene (1935), Dawydoff (1952), Nguyễn Xuân Dục (1978), Nguyễn Xuân Dục và cộng sự (1983), Tạ Minh Đường (1982), Nguyễn Chính (1991) vv… Các tài liệu này mới cho ta thấy những nét khái quát về nguồn lợi mực ở nước ta còn nặng về việc tìm hiểu thành phần giống loài, nặng về mô tả hình thái, hạn chế nhiều về việc tìm hiểu đặc điểm sinh học cũng như nguồn lợi và khả năng sử dụng nguồn lợi này chưa được đề cập đầy đủ.
Để sử dụng nguòon lợi này một cách có hiệu quả nhất đối với nề kinh tế quốc dân, việc hiểu biết nguồn lợi này cũng như các biện pháp khai thác, duy trì, bảo vệ nguồn lợi mực là một việc làm cần thiết. Đề tài KT.03.09 điều tra nghiên cứu nguồn lợi đặc sản vùng biển xa bờ do Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì, GS.TS Bùi Đình Chung làm chủ nhiệm đề tài được triển khai và thực hiện nhằm đáp ứng những mục đích và yêu cầu trên.
Báo cáo này được viết trên báo cáo chi tiết:
1. Kết quả điều tra thành phần loài mực vùng biển phái Bắc Việt Nam. Nguyễn Xuân Dục, Phạm Ngọc Đẳng, Trần Định, Trần Chu, Báo cáo đề tài năm 1992
2. Những dẫn liệu ban đầu về nguồn lợi mực ở vịnh Bắc Bộ, Trần Định, Trần Chu, Phạm Ngọc Đẳng. Báo cáo đề tài năm 1992
3. Nguồn lợi mực vịnh Bắc Bộ, Trần Định , Trần Chu và cộng tác viên Báo cáo đề tài năm 1993.
2. Tài liệu và phương pháp
Tài liệu được thu thập trong toàn bộ vịnh Bắc Bộ. Điểm thu mẫu thường xuyên là đảo Cát Bà, Hải Phòng.
Thời gian thu thập mẫu vật từ tháng 4/1992 dến tháng 9/1994. trong đó thời gian khảo sát, điều tra, thu thập mẫu vật từ tháng 7/1992 đến tháng 12/1993.
Trên các tàu của ngư dân đảo Cát Bà - Hải Phòng, đặc biệt trên các tàu đánh cá Thái Lan (Kim 4, Kim 5, Kim 6, Kim 7, Kim 9 và Kim 10) kéo giã đơn và kéo giã đôi được tổ chức thực hiện công tác điều tra, nghiên cứu một cách đều đặn, thường xuyên. Đây là những tàu 400 – 450 cv có trang bị máy xác định kinh vĩ độ qua vệ tinh, máy dò cá hiện đại thuận tiện cho công tác điều tra. Các tàu này hoạt động liên tục trên biển. Mỗi chuyến biển hoạt động trung bình 13 – 15 ngày. Mỗi ngày đánh 3 mẻ lưới. Mỗi mẻ lưới kéo dài 3 – 4 giờ. Phạm vi hoạt động của mỗi chuyến biển từ quần đảo Cô Tô (Quảng Ninh), phía Bắc vịnh Bắc Bộ đến khu vực Hòn Mê Mát phía Nam vịnh Bắc Bộ trong phạm vi từ 40m nước trở vào bờ.
Tổng số mẻ lưới : Đã thu thập gồm lưới kéo đơn : 216 mẻ - Lưới kéo đôi: 500 mẻ.
Từng mẻ lưới đều thu thập thành phần, san rlượng, phân tích sinh họctheo đúng quy trình nghiên cứu thông thường.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Thành phần giống loài:
Theo thống kê của các tài liệu trước đây ở vịnh Bắc Bộ có 8 loài mực ống và 7 loài mực nang.
- Họ mực ống Loligonidae:
1. Loligo chinensis Gray, 1849
2. L.edulis Hoyle, 1885
3. L.beka Sasaki, 1929
4. L.tagoi Sasaki
5. L.duvaucelli d’Orbigay, 1835
6. L.gotoi Sasaki, 1929
7. L.kobiensis Hoyle, 1885 8.Sepioteuthis lessoniana Lesson, 1830
- Họ mực nang Sepiidae:
1. Sepia lycidas Gray, 1849
2. S.aculeata Orbigny, 1848
3. S.esculenta Hoyle, 1885
4. S.robsonii Sasaki, 1929
5. S.latimanus Quoy et Gaimard, 1929
6. S.pharaonis Ehrenbery, 1831
7. Metasepia tullbergi Appellof, 1886
Các tác giả trước có nêu 2 loài mực ống Loligo chinensis và Loligo formosana trong danh mục mực ống vịnh Bắc Bộ, qua đợt điều tra này đã xác định lại thực chất chỉ là một loài Loligo chinensis. Đợt điều tra này cũng phát hiện thêm laòi mực ống Loligo kobiensis Hoyle mà chưa có tác giả nào trước đây đề cập tới.
Các loài mực ống và mực nang ở Vịnh Bắc Bộ đều bắt gặp ở các vùng biển khác của biển Việt Nam, cũng như đều thấy ở các vùng biển lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông… Chưa thấy có loài nào đặc hữu, Chúng đều thuộc vào những loài phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mặc dù thành phần laòi mực nhiều, nhưng những loài thường xuyên bắt gặp và giữ vj trí quan trọng trong sản lượng là:
- Đối với mực ống:
Loligo beka, Loligo chinensis. Hai loài này tỷ lệ % trong sản lượng qua các tháng trong năm đều xấp xỉ nhau, không có sự khác biệt rõ rệt. Loài Loligo chinensis từ tháng 5 đến tháng 9 có xu thế vượt Loligo beka. Tỷ lệ % của hai loài này trong sản lượng cao rõ rệt và cũng là những laòi quyết định chính sản lượng mực nói chung ở vịnh Bắc Bộ.
- Đối với mực nang:
Trong sản lượng mực nói chung, mực nang chiếm tỷ lệ % nhỏ. Những loài thường gặp: Sepia aculeata, S. esculenta. Còn 2 loài S.pharaonis và S.lycidas ít gặp hơn, nhưng khối lượng cơ thể thường lớn. Tỷ lệ % mực nang trong sản lượng mực của một năm thường cao vào cuối năm trước, đầu năm sau (Bảng 1 và 2).
Bảng 1: Tỷ lệ % các loài mực trong sản lượng mực nói chung qua các tháng trong năm
Năm Tháng Loài | 1993 | 1992 | ||||||||
1 | 2 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
Loligo chinensis L. beka L. duvaucelli L. edulis Sepia aculeata S. esculenta S. lycidas S. pharaonis S. latimanus | 31,70 46,52 6,96
4,77 2,65 6,45 0,96 | 42,52 37,38 6,54
3,74 2,34 7,48 | 60,72 28,77 2,42
1,11 0,63
2,58 | 49,46 43,78 4,97
0,50 0,32
0.92 0,06 | 55,14 39,72 3,41
0,94 0,78 | 54,81 40,80 3,02
1,34
0,04 | 63,74 29,67 6,04 0,55 | 44,55 40,78 9,08
1,75
1,11 0,03 | 39,31 41,64 12,90
1,14
3,42 0,15 |
3.2. Phân bố và biến động sản lượng
3.2.1. Phân bố:
Trong phậm vi điều tra, cả ba ngư trường Cát Bà – Cô Tô, Mê – Mát và Bạch Long Vĩ đều gặp thành phần giống loài mực như nhau. Mực tập trung đều ở khu vực trên dưới 30m nước, dọc theo hướng đường đẳng sâu 30m. Từ 20m trở vào bờ gặp nhiều Sepia esculenta, S. esculenta, Loligo beka, L. tagoi…. Từ 20m nước trở ra thường gặp Sepia lycidas, Loligo edulis, L. chinensis… Nhing chung, mực tuy có rải rác khắp vịnh Bắc Bộ và quanh năm, nhưng tập trung nhiều nhất vào chính vụ từ tháng 8 – tháng 10 hàng năm. Khu vực tập trung từ quần đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đến Hòn Mê Mát trong phạm vi độ sâu 2 – 35m nước, tập trung vào 3 khu vực chính:
- Khu biển 5,2 (Mê Mát)
- Khu biển 10,9 (Cát Bà, Cô Tô)
- Khu biển 17,26 (Bạch Long Vĩ)
(Xem bản đồ phân bố mực)
Đặc biệt ở khu 10 (khơi cửa Bà Lạt) có mẻ lưới năng suất đạt 72,44kg/giờ. Các mẻ lưới ở đây mực chiếm tỷ lệ cao (15,56%).
3.2.2. Biến động sản lượng
- Năng suất đánh bắt:
Từ tháng 1 đến tháng 12 (năm 1992 và 1993) năng suất giao động 6,45 kg/giờ đến 32 kg/giờ. Năng suất mực thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2. Từ tháng 5 trở đi có xu thế tăng dần, đạt đỉnh cao nhất vào tháng 9, sau đó lại có xu thế giảm dần. Nhìn chung, năng suất đánh bắt mực bằng tàu kéo giã đôi có công suất tương đương ở cùng những tháng như nhau vào những năm 1992 và 1993 tương tự như nhau. (Bảng 2).- Tỷ lệ % mực (so với sản lượng chung của mẻ lưới):
Tỷ lệ này thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2, cao nhất cũng vào tháng 9. Tỷ lệ này dao động 1,47% – 8,5%. Tháng cao nhất là tháng 9 (Bảng 2).
Bảng 2: Năng suất và tỷ lệ % mực qua các tháng
Tháng năm | Số mẻ lưới | Năng suất kg/giờ | Tỷ lệ % mực/tháng | ||
Ống | Nang | Chung | |||
1,92 | 14 | 6,45 | 1,25 5,83 | 0,22 0,47 | 1,47 |
Bảng 3: So sánh năng suất và tỷ lệ % mực của năm 1992 -1993 với 1977 - 1978
Năm Tháng | Số mẻ lưới | Năng suất mực | Tỷ lệ % mực so với sản lượng chung | |||
77-78 | 92-93 | 77-78 | 92-93 | 77-78 | 92-93 | |
1 | 678 | 14 | 1,77 | 6,45 | 1,18 | 1,47 |
Nếu so sánh với số liệu năm 1977 - 1978 (Nguyễn Xuân Dục) xu thế thay đổi năng suất và tỷ lệ % mực trong năm qua các tháng cũng tương tự nhau (Bảng 3). Cũng qua những bảng này thể hiện rõ năng suất cũng như tỷ lệ % mực nang rất thấp so với mực ống.
Đối với mực ống, năng suất và tỷ lệ % của chúng đã quyết định tới năng suất và tỷ lệ % mực nói chung, và nó cũng tuân theo xu thế: ở tháng 1 và tháng 2 thấp nhất, sau đó tăng dần để đạt tới đỉnh cao vào tháng 9, tháng 10. Sau đó lại giảm dần vào cuối năm.
Đối với mực nang lại ngược lại, năng suất và tỷ lệ % của chúng nhìn chung thấp và có xu thế tăng dần vào cuối năm rồi đạt tới đỉnh cao ở tháng 1 – 2. Sau đó lại giảm dần (Bảng 2). Ngư trường Cát Bà – Cô Tô có năng suất từ 17,63 đến 30,94 kg/giờ
Ngư trường Mê – Mát có năng suất từ 17,04 đến 20,36 kg/giờ Ngư trường Bạch Long Vĩ có năng suất từ 14,64 đến 45,81 kg/giờ Đối với mực ống, ngư trường có năng suất và tỷ lệ % thường xuyên cao là ngư trường Cát Bà – Cô Tô, kém nhất là ngư trường Mê – Mát.
Đối với mực nang, ngư trường có năng suất và tỷ lệ % thường xuyên cao là ngư trường Bạch Long Vĩ, kém nhất là ngư trường Mê – Mát. Nhìn chung, tỷ lệ mực nang so với mực ống ở vịnh Bắc Bộ chiếm lượng không lớn (Bảng 4, 5, 6, 7, 8, 9).
3.3. Mùa vụ khai thác
Từ kết quả điều tra có tham khảo kinh nghiệm sản xuất của ngư dân, mùa vụ xuất hiện nguồn lợi mực như sau:
- Đối với mực ống:
Xuất hiện nhiều từ tháng 5, tháng 6 đến tháng 10, tháng 11. Đỉnh cao là tháng 8, tháng 9 và tháng 10 tuỳ thuộc vào sự biến động thời tiết hàng năm.
- Đối với mực nang:
Từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. Tháng 1 và tháng 2 là tháng cao điểm.
Ngoài thời gian trên, mực nang và mực ống đều có thể khai thác quanh năm, nhưng ở các mức độ khác nhau.
4. Kết luận
4.1. Thành phần loài: Đã thu thập được 8 loài mực ống và 7 loài mực nang. Trong đó loài Loligo kobiensis các tác gie trước chưa đề cập tới.
4.2. Các loài mực ở vịnh Bắc Bộ đều phân bố rộng rãi ở vịnh BẮc Bộ cũng như toàn vùng biển Việt Nam. Chúng là những đối tượng phổ biến ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở vịnh Bắc Bộ gặp quanh năm, khắp vịnh, nhưng tập trung nhiều vào thời gian từ tháng 5 – 10 ở khu 5,2 (Mê - Mát), khu 10 (Cát Bà – Cô Tô), khu 17, 26 (Bạch Long Vĩ).
4.3. Mực ống Loligo chinensí, L. beka là đối tượng quan trọng trong sản lượng mực ở vịnh Bắc Bộ. Mực nang ở vịnh Bắc Bộ chiếm tỷ lệ nhỏ, loài thường gặp là Sepoa aculeata, S. esculenta…
4.4. Năng suất mực ống cao nhất vào tháng 9, tháng 10, mực nang vào tháng 1, tháng 2 hàng năm.
4.5. Mùa vụ khai thác mực: Từ tháng 5 – 11 hàng năm, rộ nhất từ tháng 7 – 10. Thời gian này có thể xê dịch tuỳ theo từng năm, phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
Bảng 4: Ngư trường mực ống Cát Bà – Cô Tô
Tháng | Số mẻ lưới | Năng suất kg/mực giờ | Tỷ lệ % mực/Sản lượng chung | ||
Min - Max | Trung bình | Min - Max | Trung bình | ||
8 | 15 | 0,5 - 40 | 17,63 | 0,14 - 12 | 5,10 |
Bảng 5: Ngư trường mực ống Mê – Mát
Tháng | Số mẻ lưới | Năng suất kg/mực giờ | Tỷ lệ % mực /Sản lượng chung | ||
Min - Max | Trung bình | Min - Max | Trung bình | ||
8 | 6 | 1,2 – 36,21 | 20,36 | 1,1 – 8,26 | 6,33 |
Bảng 6: Ngư trường mực ống Bạch Long Vĩ
Tháng | Sản lượng | Năng suất kg/mực giờ | Tỷ lệ % mực /Sản lượng chung | ||
Min - Max | Trung bình | Min - Max | Trung bình | ||
8 | 4 3 | 1,07 – 22,47 | 14,48 | 2 – 5,76 | 4,55 |
Bảng 7: Ngư trường mực nang Cát Bà – Cô Tô
Tháng | Số mẻ lưới | Năng suất kg/mực giờ | Tỷ lệ % mực/ Sản lượng chung | ||
Min - Max | Trung bình | Min - Max | Trung bình | ||
8 | 15 | 0,25 – 6,54 | 1,34 | 0,04 – 2,07 | 0,39 |
Bảng 8: Ngư trường mực nang Mê – Mát
Tháng | Số mẻ lưới | Năng suất kg/mực giờ | Tỷ lệ % mực / Sản lượng chung | ||
Min - Max | Trung bình | Min - Max | Trung bình | ||
8 | 6 | 0,3 – 2,02 | 0,43 | 0,04 – 0,94 | 0,13 |
Bảng 9: Ngư trường mực nang Bạch Long Vĩ
Tháng | Số mẻ lưới | Năng suất kg/mực giờ | Tỷ lệ % mực /Sản lượng chung | ||
Min - Max | Trung bình | Min - Max | Trung bình | ||
8 | 4 3 | 12,48 | 5,81 | 3,2 | 8,81 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G. L. Voss. Cephalopoda of Hong Kong; 1972
2. Dong Z. Z, Priliminary Taxonomic Study on the Cephalopoda from the Chinese Waters (Trung văn). 1963.
3. Dong Z. Z. Biology of the Economic Species of Cephalopoda in the World Ocean (Trung văn). 1991.
4. Nguyễn Xuân Dục. Lớp chân đầu (Cephalopoda) vịnh Bắc Bộ - Tuyển tập nghiên cứu biển I (1), 1978.
5. Nguyễn Xuân Dục, Phân Trọng Ý. Thành phần giống loài và sản lượng khai thác nguồn lợi mực ở vùng biển Việt Nam. Tạp chí sinh học I (2), 1979.
6. Nguyễn Xuân Dục, Tạ Minh Đường, Lê Đình Thuỷ. Thành phần giống loài và sản lượng khai thác nguồn lợi mực ở vùng biển Nam Việt Nam. Tạp chí Sinh học I (2), 1983.
7. Nguyễn Chính. Một số loài động vật thân mềm (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. Tuyển tập Nghiên cứu biển, 1980 - Tập II.
8. Nguyễn Chính. Những loài mực có giá trị kinh tế ở vùng biển từ Phú Yên đến Bình Thuận. Tạp chhí Thuỷ sản số 1 – 1992.
9. Tạ Minh Đường. Họ mực ống Loligonidae (Lớp Cephalopoda) ở vùng biển Thuận Hải đến Minh Hải. Tạp chí Sinh học tập 14 số 1, 1992.
10. Trần Định. Những dẫn liệu ban đầu về nguồn lợi mực ở vịnh Bắc Bộ. Báo cáo đề tài KH.03.09, 1992.
11. Trần Định, Trần Chu. Nguồn lợi mực ở vịnh Bắc Bộ. Báo cáo đề tài HT.03.09 năm 1993.
Trần Định, Trần Chu, Nguyễn Xuân Dục
Theo Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghể cá biển (Tập I, Viện Nghiên cứu Hải sản)
Download