General Information

Author:
Issued date: 10/07/2007
Issued by:

Content


1. MỞ ĐẦU

Trong hệ sinh thái biển, động vật phù du (Zooplankton) là một mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn, là cơ sở đánh giá tiềm năng sinh học và khả năng khai thác của vùng nước. Các nhóm động vật phù du (ĐVPD) có kích thước nhỏ là thành phần chính trong thức ăn của nhiều loài cá con và cá trưởng thành, liên quan trực tiếp đến sự sống sót của cá con và lượng bổ sung vào các chủng quần trưởng thành của cá biển. Các nghiên cứu ĐVPD biển Việt Nam tập trung ở khu vực gần bờ hoặc trong một phạm vi biển nhất định; vùng khơi biển Đông Nam Bộ còn chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ.

Từ kết quả nghiên cứu năm 2006 - 2007 của đề tài nghiên cứu cơ bản “Nghiên cứu động vật phù du vùng khơi biển miền Nam Việt Nam", bài báo này cung cấp những dẫn liệu mới về quần xã ĐVPD ở vùng khơi biển Đông Nam Bộ, là cơ sở khoa học để phân vùng sinh thái, đánh giá tính đa dạng, tiềm năng sinh học của ĐVPD và ước tính nguồn lợi cá nổi.

2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đã sử dụng số liệu của 19 chuyến khảo sát thuộc 5 dự án và đề tài của Viện Nghiên cứu Hải sản giai đoạn 1996 - 2006 với 280 lần trạm thu mẫu ĐVPD. Phạm vi nghiên cứu vùng khơi biển Đông Nam Bộ từ vĩ độ 6o00’-11o40’N và từ kinh độ 114o00oE trở vào bờ đến độ sâu 50m (vùng khơi biển Ninh Thuận - Cà Mau).

Tiến hành thu và phân tích mẫu ĐVPD theo “Quy định Phương pháp Quan trắc & Phân tích môi trường” của Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2002). Nghiên cứu tập trung vào nhóm ĐVPD là thức ăn cho cá để tìm hiểu tiềm năng sinh học, cơ sở thức ăn của cá và nguồn lợi cá nổi.

Phương pháp tính toán:

Sử dụng chỉ số đa dạng H’=-SPilog2Pi(Shannon-Weiner,1963)

Chỉ số cân bằng J = H’/log2S (Pielow, 1966)

Loài ưu thế theo mức ưu thế Y = (Ni/N).fi (Chen Qingchao, 1994)

Giá trị tính đa dạng Dv = H'.J (Chen Qingchao, 1994)

Trong đó: Pi = Ni/N

Ni: là số cá thể của loài thứ i

N: là tổng số cá thể

S: là tổng số loài

fi: là tần số xuất hiện của loài thứ i ở các trạm khảo sát.

Dv: 0,6 - 1,5 trung bình, 1,6 - 2,5 khá phong phú, 2,6 - 3,5 phong phú, > 3,5 rất phong phú.

Xác định cơ sở thức ăn của cá và nguồn lợi cá nổi:

- Xác định khối lượng ĐVPD là thức ăn cho cá theo phương pháp diện tích.

- Xác định năng suất sinh học (NSSH) và trữ lượng của ĐVPD là thức ăn cho cá: sử dụng hệ số P/B của Greeze (Kinne, 1978), P/B = 30 ¸ 36 [4].

- Trữ lượng = P + B

Trong đó:

P: là năng suất sinh học

B: khối lượng (với cá biển B là trữ lượng cá).

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm thành phần loài

Vùng biển Đông Nam Bộ có đáy là vùng thềm lục địa mở khá rộng ở phần trước châu thổ sông Cửu Long, chịu ảnh hưởng của lượng nước ngọt rất lớn từ lục địa đổ ra nên độ muối ở đây thấp hơn nước biển Trung Bộ. Mùa mưa (tháng 5-tháng 10) độ muối dao động mạnh, trung bình ở tầng mặt từ (30-33%o), mùa khô (tháng 11-tháng 4) từ (33-34%o). Nhiệt độ nước biển ở tầng mặt cũng khá cao từ 27-29oC. Vùng biển này còn chịu ảnh hưởng của dòng chảy từ bắc Biển Đông đi xuống phía nam trong mùa khô và từ nam Biển Đông đi lên trong mùa mưa. Với hơn 300 loài đã xác định được, trong đó có 195 loài là thức ăn cho cá, thành phần ĐVPD vùng khơi biển Đông Nam Bộ nghèo hơn so với vùng khơi biển Trung bộ có trên 500 loài [2].

Bảng 1. Thành phần loài ĐVPD là thức ăn cho cá theo tính chất sinh thái

 

Vùng khơi biển

Tổng số loài

Tỷ lệ (%) các nhóm loài theo tính chất sinh thái

Nước ấm ôn đới

Biển khơi nhiệt đới

Số loài

Tỷ lệ

Số loài

Tỷ lệ

Đông Nam Bộ;

195

3

2%

192

98%

Trung Bộ

262

5

2%

257

98%

 

Trong thành phần ĐVPD là thức ăn cho cá, nhóm loài biển khơi nhiệt đới chiếm ưu thế tới 98% với 192 loài, nhóm loài nước ấm ôn đới chỉ bắt gặp 3 loài chiếm 2% tổng số loài ĐVPD (bảng 1).

Quần xã ĐVPD thường không có loài chiếm ưu thế tuyệt đối; một số loài đặc trưng có số lượng tương đối nhiều gồm các loài biển khơi rộng sinh cảnh, thích ứng với độ muối cao (33-35%o) như Undinula vulgaris, Eucalanus subcrassus, Euchaeta marina, Sagitta enflata v.v; và các loài rộng sinh cảnh, thích ứng với độ muối thấp (20-32%o) như Temora discaudata, Acartia erythraea, Centropages furcatus v.v. 3 loài nước ấm ôn đới theo dòng chảy ngầm từ bắc Biển Đông đi xuống phía nam bắt gặp ở đây là Calanus sinicus, Pleuromama xiphias, Centropages mcmurrichi. Điều này chứng minh quan điểm xác định biên giới phía nam của vùng phụ động vật học Trung Quốc - Nhật Bản tới mũi Varella theo quan điểm của Chevey và Krempf (1928 - 1930) và có thể tới Phan Thiết như theo những kết quả nghiên cứu gần đây [1].

Trong 195 loài ĐVPD đã xác định có 2 loài mới đối với danh sách loài đã công bố ở biển Việt Nam, gồm 1 loài thuộc lớp phụ Copepoda là Haloptilus mucronatus Claus, 1 loài thuộc lớp Tunicata là Doliolum mulleri Krohn.

Lấy tiêu chuẩn đạt mức ưu thế Y > 0,02 [1], đã xác định được 6 loài ĐVPD ưu thế ở khu vực biển quần đảo Trường Sa thuộc vùng khơi biển Đông Nam Bộ là: Cypridina noctiluca, Eucalanus subcrassus, Euchaeta marina, Nannocalanus minor, Temora discaudata, Sagitta enflata.

3.2.Tính đa dạng của ĐVPD

Tính đa dạng của ĐVPD liên quan mật thiết đến môi trường phân bố. Kết quả tính toán trong bảng 2 cho thấy, chỉ số đa dạng và chỉ số cân bằng của quần xã ĐVPD ở mức cao, ít chênh lệch theo mùa, phản ánh môi trường vùng khơi biển Đông Nam Bộ khá ổn định đã tạo điều kiện cho ĐVPD phát triển thuận lợi. Giá trị tính đa dạng của quần xã ĐVPD đạt mức rất phong phú (Dv > 3,5).

Bảng 2. Một số chỉ số đa dạng sinh học của động vật phù du

Vùng khơi biển

Mùa

H'

J

Dv

Đông Nam Bộ

Khô

4,92

0,80

4,04

Mưa

4,76

0,78

3,90

Trung bình

4,84

0,79

3,97

3.3. Tiềm năng sinh học của ĐVPD

Trên cơ sở nghiên cứu thức ăn có thể dự báo được nguồn lợi cá có trong vùng biển. Các loài cá nổi hoạt động chủ yếu trong tầng nước 0(100m; vì vậy việc xây dựng các bản đồ dự báo thường cũng chỉ giới hạn trong phạm vi trên. Khối lượng động vật phù du trên một đơn vị diện tích được tính từ độ sâu 0-100m (là toàn bộ khối lượng động vật phù du có trong lớp nước 0-100m quy trên một đơn vị diện tích nền đáy). Để tìm hiểu tiềm năng sinh học của động vật phù du là thức ăn cho cá, các dữ liệu mới nhất được sử dụng, kết quả tính toán trình bày trong bảng 3

Bảng 3. Tiềm năng sinh học của ĐVPD là thức ăn cho cá

Vùng khơi biển

Diện tích(km2)

Khối lượng
(tấn/km2)

Tổng khối lượng
B (tấn)

NSSH
P (tấn/năm)

Trữ lượng
P + B (tấn)

Đông Nam Bộ

416.100

5,0

2.100.400

68.981.700-69.644.400

71.072.000-71.754.800

Trung bình

69.313.000

71.413.400

Thừa nhận hệ số P/B năm của ĐVPD ở vùng biển nhiệt đới của Greeze là P/B = 30¸36 [4]; trong diện tích 416.100km2, tổng khối lượng ĐVPD là thức ăn cho cá ở vùng khơi biển Đông Nam Bộ trong lớp nước 0-100m là 2.100.400 tấn, cho NSSH năm đạt 69.313.000 tấn và trữ lượng 71.413.400 tấn. Khối lượng trung bình ĐVPD vùng khơi biển Đông Nam Bộ là 5,0 tấn/km2 thấp, hơn so với vùng khơi biển Trung Bộ 6,9 tấn/km2 [2].

3.4. Nguồn lợi cá nổi

Nguồn lợi cá nổi có thể ước tính từ cơ sở thức ăn của cá là ĐVPD. Điều này có nghĩa với nguồn thức ăn có trong vùng biển có thể đảm bảo cho một lượng cá nhất định sinh sống trong vùng biển đó. Tổng khối lượng cá trong một vùng nước (B) được các nhà nghiên cứu nguồn lợi xem là trữ lượng cá biển.

Sissenwine (1984), (Sherman & Alexander, 1986) [5] bằng phương pháp nhiệt lượng xác định được NSSH của ĐVPD và cá nổi ở vùng biển phía đông nước Mỹ, trong đó hệ số tương quan giữa NSSH của ĐVPD và cá nổi là: PĐVPD/PCANOI=17,87. Theo Sorokin (1982) và Nguyễn Tác An (1989) [3], hệ số tương quan giữa NSSH và trữ lượng cá nổi: PCANOI/BCANOI = 2,1. Với diện tích nghiên cứu 416.100km2, ước tính NSSH cá nổi ở vùng khơi biển Đông Nam Bộ là 3.878.700 tấn/năm và trữ lượng là 1.847.000 tấn (bảng 4).

Bảng 4. Năng suất sinh học và trữ lượng cá nổi

Vùng khơi biển

Diện tích(km2)

NSSH cá nổi P (tấn/năm)

Trữ lượng cá nổi B (tấn)

Đông Nam Bộ

416.100

3.860.200-3.897.300

1.838.200-1.855.900

Trung bình

3.878.700

1.847.000

Khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi không gây tổn hại đến cân bằng sinh thái (theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu hải dương bằng khoảng 10% NSSH cá) là 387.900 tấn, tối đa khoảng 400.000 tấn để đảm bảo sử dụng được lâu bền nguồn lợi. Đây là trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi trong năm ở vùng khơi biển Đông Nam Bộ ước tính từ nguồn thức ăn là ĐVPD có trong vùng biển.

4. KẾT LUẬN

4.1. Thành phần ĐVPD vùng khơi biển Đông Nam Bộ với hơn 300 loài đã xác định được, trong đó có 195 loài là thức ăn cho cá, phát hiện thêm 2 loài mới là Haloptilus mucronatus Claus và Doliolum mulleri Krohn bổ sung cho danh sách loài ĐVPD biển Việt Nam. Quần xã ĐVPD có cấu trúc khá bền vững và ít biến động theo mùa; tính đa dạng của quần xã ở mức rất phong phú.

4.2. Với diện tích 416.100km2, khối lượng ĐVPD là thức ăn cho cá trong vùng biển nghiên cứu được xác định là 2.100.400 tấn, cho NSSH năm đạt 69.313.000 tấn và trữ lượng 71.413.400 tấn.

4.3. Trên cơ sở nguồn thức ăn là ĐVPD, NSSH cá nổi vùng khơi biển Đông Nam Bộ được ước tính là 3.878.700 tấn/năm và trữ lượng 1.847.000 tấn. Khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi trong vùng biển là 387.900 tấn, tối đa khoảng 400.000 tấn để đảm bảo sử dụng được lâu bền nguồn lợi.

4.4. ĐVPD vùng khơi biển Việt Nam được quan tâm nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin quan trọng, là cơ sở khoa học để phân vùng sinh thái, đánh giá tiềm năng sinh học và dự báo nguồn lợi cá biển, phục vụ công tác khai thác xa bờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Dương Thạo, Đoàn Văn Bộ, 2001. Sinh vật phù du vùng biển phía Tây Trường Sa. Tạp chí Thủy sản, số 6/2001, trang 16-18.

2. Nguyễn Dương Thạo và ctv, 2005. Động vật phù du và nguồn lợi cá nổi vùng khơi biển Trung bộ Việt Nam. Tạp chí Thủy sản số 9/2005, trang 20-22.

3. Nguyen Tac An, 1989. Energy flow in the tropical (Marine shelfecosystem of Vietnam). Marine, Biol., No.2: 9-15.

4. Kinne O., 1978. Marine ecology. 4 (Dynamics). Jonh Wiley and Sons, Chichester, New York, Brisbane,Toronto.

5. Sherman K., Alexander L. M.,1986. Variability and management of large marine ecosystems. AAAS selected symposium 99.

Nguyễn Dương Thạo và ctv


Download