General Information

Author:
Issued date: 22/06/2007
Issued by:

Content


Những con cá rạn con mới nở bị phát tán bởi các dòng biển có khả năng quay trở lại rạn sa hô nơi mà chúng được sinh ra, một nghiên cứu có tính đột phá gần đây được xuất bản trên tạp chí Khoa học cho biết. Nghiên cứu này với những kết quả tìm được được coi là một bước tiến lớn cho lĩnh vực sinh học bảo tồn các loài cá, được thực hiện bởi đoàn nghiên cứu quốc tế gồm các nhà khoa học từ Australia, Pháp và Mỹ có sử dụng phương pháp đánh dấu hiện đại để lần theo dấu vết 2 quần thể cá gồm cả loài cá hề clownfish (Amphiprion percula) có 3 màu da cam, đen, trắng sống ở vùng rạn san hô, là loài cá trở nên nổi tiếng và được yêu thích sau khi có bộ phim “Tìm kiếm Nemo - Finding Nemo.”

Nghiên cứu được thực hiện tại các rạn san hô tại khu bảo tồn ở Papua New Guinea. Các nhà khoa học đã thử nghiệm một phương thức mới để lần theo dấu vết các loài cá từ thời kỳ được sinh ra đến khi chúng có thể đẻ trứng và phát hiện được phần trăm cá nở tại một rạn san hô quay trở về nơi được sinh ra để đẻ trứng. Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu này có thể cho phép biết được phạm vi các quần thể cá tại các rạn san hô cách biệt là các quần thể sinh sản cô lập hay được liên kết bởi sự di chuyển của cá (được gọi là ‘tính liên kết’). Những thông tin như vậy vô cùng quan trọng đối với việc quản lý hiệu quả các quần thể cá rạn.

Theo dấu hai loài cá khoang cổ(Amphiprion percula) và loài cá bướm di cư từ nơi này sang nơi khác (Chaetodon vagabundus) các nhà khoa học phát hiện thấy cá thể non của cả hai loài này đều tìm đường về lại rạn san hô 60% thời gian – một kết quả đáng ngạc nhiên đối với ấu trùng cá đã bị phát tán vào vùng biển rộng lớn từ một khu sinh cảnh rạn san hô nhỏ. Các nhà nghiên cứu đã đánh dấu các cá thể của 2 loài cá này tại khu rạn san hô xunhg quanh một hòn đảo nhỏ, thuộc đảo Kimbe nằm trong Khu bảo tồn biển vừa được thiết lập tại Vịnh Kimbe, Papua New Guinea.

“Nếu chúng ta hiểu được ấu trùng cá phát tán như thế nào sẽ giúp chúng ta có thể thiết kế tốt hơn các KBTB và nó cũng góp phần vào quá trình phục hồi các quần thể cá đang bị đe dọa,” ông Almany, đứng đầu nhóm nghiên cứu, tác giả của bài báo công bố trên tạp chí Science. Các thành viên khác của đoàn nghiên cứu là Michael Berumen thuộc trường đại học Arkansas, nhà sinh vật học Simon Thorrold Viện nghiên cứu địa lý hải dương học Woods Hole - Woods Hole Oceanographic Institution (WHOI) và Serge Planes thuộc trường đại học Perpignan.

Các kết quả của nghiên cứu đánh dấu 3 thành tựu đáng kể. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã thành công trong việc sử dụng một phương pháp đánh dấu nội tạng tại thực địa cũng như trong phòng thí nghiệm. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu về đánh dấu các ấu trừng của cá đẻ trứng tại vùng biển khơi (các loài cá bơi ngoài vùng khơi). Đây cũng là so sánh đầu tiên giữa hai loài cá với cơ cấu sinh sản và mô hình phát tán khác nhau.

Phương pháp đánh dấu này được nhóm nghiên cứu sử dụng do Simon Thorrold xây dựng tại WHOI. Quá trình này bao gồm tiêm lượng nhỏ chất đồng bị barium không gây hại và ổn định vào cơ thể cá cái đang ở thời kỳ sinh sản của hai loài này. “Các đồng vị này được truyền cho thế hệ sau và tổng hợp trong xương tai – sỏi thính giác – của phôi cá đang phát,” ôngThorrold cho biết “nhờ đó có thể đánh dấu được ấu trùng ngay khi sinh với các đồng vị được sử dụng như là các thẻ đánh dấu vĩnh viễn và có thể truy tìm được.”

Hai tháng sau khi tiêm chất đồng vị vào các cá thể cá cái, các nhà khoa học đã quay trở lại và bắt các con cá mới đến tại đúng rạn san hô đó để xác định bao nhiêu cá thể đã quay trở lại vùng san hô gốc và bao nhiêu cá thể đã di cư từ các rạn san hô khác ở gần đó. Phần trăm cá có sỏi thính giác với vết đánh dấu được xác định tại WHOI thông qua một kỹ thuật đã được biết đến như phương pháp phẫu thuật bằng laser quang phổ khối plasma cảm ứng kép (ICP-MS).

Hai loài cá này có hình thức sinh sản khác nhau. Loài cá Butterflyfish giải phóng trứng và tinh trùng vào môi trường nước, ấu trùng trôi nổi và bơi tự do hơn một tháng trước khi tìm được một rạn san hô để định cư. Ngược lại, cá khoang cổ đẻ trứng và trứng bám vào rạn san hô trong một tuần trước khi ấu trùng nở và phát tán trong nước biển trong 10-14 ngày. Cá non sau đó phải tìm một rạn san hô và một đám cỏ chân ngỗng thích hợp sẽ là nơi cư trú vĩnh viễn của nó. Tuy nhiên một điều không thể tránh khỏi là các dòng hải lưu thường mang các loài này đi xa khu vực rạn san hô thế hệ bố mẹ chúng sống vì cá non chưa bơi giỏi. Nghiên cứu này khẳng định rằng phần lớn hai loài này có thể tìm đường quay trở về nơi chúng đã sinh ra sau khi kết thúc giai đoạn ấu trùng ở ngoài khơi.

Các chương trình bảo tồn cá rạn sử dụng các khu bảo tồn biển được dựa trên các giả định về số lượng cá di cư từ các vùng khác tới và bao nhiêu cá thể quay trở về để đẻ trứng. Ở thời điểm áp lực đối với các hệ sinh thái rạn san hô đang ngày càng tăng, nghiên cứu này tạo ra một phần quan trọng để thiết lập quy mô phù hợp các rạn san hô cần được bảo vệ và các quần thể sinh sản.

“Một điều rất quan trọng là” ông Almany nói về các kết quả của nhóm nghiên cứu, “40% cá trưởng thành đã quay trở về từ các rạn san hô khác ít nhất là cách xa 10 km, điều này cho thấy sự trao đổi quan trọng giữa các quần thể bị tách biệt bởi vùng biển khơi. Kết quả này cũng cho thấy các KBTB có thể đóng góp vào việc duy trì các quần thể cá ngoài vùng cấm đánh bắt.”

Thử nghiệm thành công phương pháp đánh dấu mới tại thực địa đem lại cho các nhà khoa học và quản lý một công cụ mới, mạnh mẽ để đánh giá tính hiệu quả của các mô hình và hoạt động quản lý dựa trên các thông tin trực tiếp. Ông Thorrold đang tiếp tục nghiên cứu có sử dụng các kỹ thuật đánh dấu cá thể mẹ để đánh giá mực độ liên kết giữa các quần thể cá, gồm cả loài cá mú đang bị đe dọa tại vùng biển .

Nghiên cứu này được tài trợ một phần bởi Quỹ Khoa học tự nhiên -National Science Foundation.

Theo www.ficen.org.vn


Download