General Information

Author:
Issued date: 20/06/2007
Issued by:

Content


Một nghiên cứu mới đây cho biết, hoá chất chitosan có trong vỏ tôm sẽ rất có ích cho việc giảm béo phì và lượng cholesterol trong máu.

Nghiên cứu trên được đăng trên tập san Dược lý và Sinh lý học thực nghiệm và lâm sàng. Tác giả nghiên cứu (chủ nhiệm), Tiến sĩ Shahdat Hossain - Khoa Sinh Hoá và Sinh Học phân tử thuộc Đại học Jahangirnagar (Bănglađét), đã tiến hành kiểm tra tác động của chitosan (có trong vỏ tôm) đối với trọng lượng cơ thể, lượng lipid trong huyết tương và thành phần cấu tạo axít béo của những con chuột.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Hossain và các cộng sự cho thấy, chitosan có thể giúp hạn chế tăng cân và lượng cholesterol trong máu ở chuột. Quan trọng hơn, khi được dùng như là nguồn bổ sung cho khẩu phần ăn kiêng, thì chitosan còn làm tăng tỷ lệ lượng choresterol có lợi hơn là có hại.

Nếu được nghiên cứu sâu hơn, nghiên cứu này sẽ rất có ích về mặt xã hội và kinh tế. Trong khi béo phì có liên quan đến một số bệnh khác như đái tháo đường và van tim đang phát triển, thì nghiên cứu đột phá về tác động của chitosan có thể là vũ khí lợi hại trong công cuộc đấu tranh chống lại bệnh tim và đột quỵ - một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới mà thuốc chữa nó lại có ngay trong lớp vỏ bỏ đi của những con tôm ta vẫn thường ăn hàng ngày.

Về mặt kinh tế, tôm được xem là nguồn thu xuất khẩu lớn thứ 2 ở một quốc gia đang phát triển như Bangladesh., do đó nghiên cứu này cũng là một dự báo tốt cho nền kinh tế tương lai. Vỏ tôm có thể góp phần quan trọng vào việc giảm bớt gánh nặng kinh tế bằng cách giúp kiểm soát béo phì và những bệnh về tim mạch khác. Một số quốc gia như Bangladesh có thể thu lợi kinh tế từ việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có nguồn gốc chitosan.

Kết quả nghiên cứu cho rằng, chitosan sản xuất từ tôm có thể là nguồn dinh dưỡng tốt và giúp chống lượng cholesterol cao cũng như những biến chứng liên quan khác.

Theo Seafood, Fistenet


Download