General Information
Author:Issued date: 07/06/2007
Issued by:
Content
Luật hấp dẫn vũ trụ: Mọi vật đều hấp dẫn lẫn nhau. Chẳng hạn như chuyện trái ...mít rơi. Trái mít bị trái đất hút về nó, nhưng trái mít cũng hút trái đất về phía nó, nhưng vì trái mít quá nhỏ so với trái đất nên lực hấp dẫn của nó rất yếu so với lực hấp dẫn của trái đất nên trái đất không rơi trên trái mít mà trái mít phải rơi trên trái đất.
Ta có công thức:
F=Km1m2 /d2
Với :
F : Lực hấp dẫn (N.)
K : Hằng số hấp dẫn =6.67.10-11
d : Khoảng cách (mét)
khối lượng Trái Đất 5.97 x10 24 kg
Mặt Trăng: 0.073 x10 24 kg
Mặt Trời: khối lượng bằng 330 000 lần trái đất
Khoảng cách Đất-Trời : 149,6 triệu km Đất-Trăng: 0,384 triệu km
Fđất-trăng = K.mđất mtrăng/d1² (1)
F đất-trời = K.m đất.m.trời/d2² (2)
Fđất-trăng /F đất-trời = 2,5
Tuy mặt trời lớn hơn trái đất 333 000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Đất-Trăng nhỏ hơn giữa Đất-Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần.
Tại sao có 2 thủy triều trong lúc trái dất quay quanh chính nó 24 giờ 1 vòng trong khi ở 1 điểm xác định nào đó trên quả đất chỉ đi ngang qua mặt trăng 1 lần ?
Cặp Đất-Trăng quay và chịu một lực ly tâm. Khoảng cách Đất-Trăng lớn nhất ở phía đối bên kia nơi không có mặt trăng, sẽ bằng 61 r thay vì 59 r (r là bán kính trái đất)
Theo công thức tính lực hấp dẫn, lực yếu khi khoảng cách tăng. Nghĩa là phía gần mặt trăng (zénith), lực hấp dẫn sẽ lớn hơn phía đối xứng bên kia (Nadir). Do đó nơi gần mặt trăng, lực hấp dẫn sẽ lớn hơn lực ly tâm.
Trong trung tâm quả đất hai lực triệt tiêu lẫn nhau (ly tâm = - hấp dẫn)
Bên kia quả đất, vì lực hấp dẫn yếu hơn nên lực ly tâm thắng thế. Do đó mà cùng một thời điểm, ta có hai lực FM hướng từ tâm ra ngoài, gây sự biến dạng mặt nước, do đó có 2 lần thủy triều lên trong một ngày.
Lực FM sinh ra thủy triều
Tại sao có khi thủy triều dâng thật cao?
Mặt trời cũng có ảnh hưởng trên lực sinh ra thủy triều, tuy rằng lực hấp dẫn của mặt trời nhỏ hơn của mặt trăng, nhưng khi cả ba thiên thể thẳng hàng thì lực tạo thủy triều sẽ lớn vì là tổng của hai lực hấp dẫn Trời và Trăng thay vì chỉ có một lực hấp dẫn của Trăng.
Nhưng nếu mặt trời thẳng hàng với mặt trăng ngay trên vùng xích đạo, thì thủy triều lớn tối đa
Thủy triều Tsunami, đặc biệt ở ngoài khơi bờ biển Kanagawa ồ ạt lên nước Nhật hồi thế kỷ thứ 18. Do họa sĩ Hokusai vẽ.
Huỳnh Đức Thắng (Theo VietScience)
Download