General Information

Author:
Issued date: 05/06/2007
Issued by:

Content


I. Giới thiệu

Tu hài (Latraria philippinarum Deshayes, 1884) là một loài động vật quý hiếm và có giá trị kinh tế. Chúng phân bố ở vùng nước ấm như Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Ôxtrâylia và Việt Nam trong giới hạn hẹp. Tuy nhiên, trong những năm qua, do tình hình khai thác tự phát, không có quy hoạch, khai thác chưa gắn liền với bảo vệ môi trường và nguồn lợi suy giảm đáng kể. Do đó, Bộ Thuỷ sản đã cho phép thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tu hài ở vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh”. Đây là đề tài nhằm đánh giá lại thực trạng nguồn lợi tu hài, tìm ra các giải pháp tối ưu để bảo vệ và phát triển bền vững; khai thác và bảo vệ hợp lý góp phần xoá đói giảm nghèo trong cộng động ngư dân. Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế thủy sản số 4/2007 xin giới thiệu tóm tắt nghiên cứu của đề tài này.

II. Phương pháp nghiên cứu

1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ vùng biển Hải Phòng đến Quảng Ninh với bốn chuyến biển nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 6/2004 đến tháng 8/2005. Thông qua các chuyển điều tra, khảo sát trên tàu, nghiên cứu một số đặc điểm về khí tượng, thủy văn, môi trường và thực vật phù du các vùng biển nghiên cứu.

2. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu

- Điều tra thăm dò nguồn lợi trên biển trên 25 trạm nghiên cứu.

- Điều tra thăm dò nguồn lợi Tu hài ven biển bằng các biểu mẫu câu hỏi có sẵn.

- Nuôi thử nghiệm tu hài được tiến hành từ 18/6/2004 - 12/2005 tại bãi cát Hòn Vẹt (thủy triều lên xuống) với hình thức nuôi đáy, chia làm 6 lô thí nghiệm. Lô 1: Nuôi có rải lưới trên bãi cát. Lô 2: Nuôi trên bãi cát tự nhiên, mỗi lỗ cách nhau 20m. Lô 3: Nuôi trong khay nhựa có lót lưới dưới đáy và xung quanh thành khay vùi trong bãi cát. Lô 4: Nuôi trong khau nhựa lót lưới dưới đáy và xung quanh thành khay, có cát. Lô 5: Nuôi trong khay nhựa lót lưới dưới đáy và xung quanh thành thành khay, không cát. Lô 6: Nuôi trong khay nhựa lót lưới dưới đáy và xung quanh thành khay, từ nguồn giống sản xuất nhân tạo.

- Nghiên cứu sinh vật học: Tu hài được thu thập và rửa sạch, bảo quản lạnh (4oC) hoặc ngâm trong dung dịch formol nước biển nồng độ 5-10%. Riêng tuyến sinh dục, dạ dày của tu hài bảo quản bằng dung dịch Bouin, sau đó ngâm trong cồn 80o. Tiến hành phân tích mẫu xác định tốc độ sinh trưởng theo các công thức sau:

+ Tăng trưởng tuyệt đối: X = Ln- Ln-1

+ Tăng trưởng tương đối:        Ln- Ln-1
                                            X =  ------------
                                            Ln-1

Trong đó: L chiều dài ở tuổi n, Ln-1 chiều dài ở tuổi n-1.

+ Xác định tương quan kích thước và khối lượng cơ thể có dạng như sau: W=aLn. Trong đó, W: khối lượng toàn thân (g); L: chiều dài (cm); a, n: hệ số tương quan.

Phân tích dinh dưỡng dựa trên phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày bằng kính hiển vi và thành phần loài sinh vật trong dạ dày bằng phương pháp đối chiếu so .

Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục được xác định bao gồm:

+ Giai đoạn 1: tế bào sinh dục nhỏ, không phân biệt được đực cái, ống dẫn sinh dục trống rỗng

+ Giai đoạn 2: tuyến sinh dục bắt đầu phát triển, có thể phân biệt được trứng và tinh trùng. Tuy vậy trứng chưa hoàn chính, nhân khá rõ, tinh trùng kém hoạt động.

+ Giai đoạn 3 (đẻ): tuyến sinh dục phát triển căng đầy, có màu trắng sữa, ấn nhẹ có một ít sản phẩm sinh dục trào ra ngoài. Trứng tròn, nhân mờ và tinh trùng hoạt động mạnh.

Xác định độ béo theo hai công thức sau:     P1
                                                     Q1 ----*100 
                                                           P

+ Tính độ béo dựa vào quần thể giữa khối lượng phần thịt và khối lượng toàn thân:

             P1 
       Q1  ---- *100
             P

Trong đó, Q1: độ béo cá thể; P1: khối luợng phần thịt cá thể; P: khối lượng toàn thân = P1 (thịt) + P2 (vỏ)

+ Tính độ béo dựa vào quan hệ giữa khối lượng phần thịt và thể tích cơ thể:

            P1
       Q2  ---- *100  
            V

Trong đó, Q2: độ béo cá thể; P1: khối lượng phần thịt (g);

V: thể tích (cm3) = dài x rộng x cao

Trữ lượng tu hài được tính theo công thức: W= a x b x s

Trong đó, a (g): hệ số sinh trưởng- là trị số khối lượng trung bình của nhiều cá thể; b (con/m3): mật độ phân bố bình quần của từng bãi; s: diện tích có tu hài phân bố ở từng bãi, xác định bằng cách ước lượng đại thực địa kết hợp với trắc địa trên bản đồ.

Số liệu được nhập và xử lý bằng chương tình Microsoft Excel thuộc phần mềm Office 2000. Phân tích các đối tượng thống kê bằng Excel có sử dụng SPSS 10.0 và Statistica 11.0 để đối chiếu so sánh.

III. Kết quả nghiên cứu

1. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn

Ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh cùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự biến động về thời tiết của vùng này chịu sự ảnh hưởng lớn của áp thấp nhiệt đới và bão tây Thái Bình Dương.

Trầm tích đáy ven bờ phân bố từ độ sâu 20m tới 0m hải đồ, có thành phần trầm tích thay đổi từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa trung bình năm đạt tới 2.500-3.000 mm. Biên độ thủy triều lớn nhất trong dải bờ biển Việt Nam với biên độ trung bình 3,6m đến 4,0m và giảm dần từ Móng Cái đến Lạch Trường. Dòng chảy ven bờ được chi phối lới của dòng chảy triều và dòng chảy dọc bờ. Theo số liệu thống kê nhiều năm tại trạm Hòn Dáu, nhiệt độ không khí trung bình thấp nhấp vào tháng 1+2 là 16,920C và cao nhất vào tháng 7 là 29oC. Nhiệt độ nước biển trong mùa hè thường cao và ổn định trên 25oC. Độ mặn nước biển biến đổi theo không gian và thời gian.

2. Hiện trạng môi trường

Kết quả thu được qua các chuyển khảo sát tại các điểm nghiên cứu cho thấy:

Thời gian

Thông số

Giá trị

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

6/2004

Nhiệt độ (oC)

30,80

33,20

31,67

Độ mặn (%o)

29,80

31,20

30,59

9/2004

Nhiệt độ (oC)

28,60

31,40

30,56

Độ mặn (%o)

26,50

32,00

30,17

4/2005

Nhiệt độ (oC)

18,90

23,00

21,10

Độ mặn (%o)

30,00

33,00

30,89

Độc đục (mg/l)

2,00

22,00

6,40

8/2005

Nhiệt độ (oC)

30,00

31,60

30,72

Độ mặn (%o)

21,50

31,90

27,72

Độc đục (mg/l)

6,00

15,00

8,08

Oxy hoà tan (mg/l)

6,20

7,50

6,61

3. Thực vật phù du

Qua 4 chuyến khảo sát đã thấy sự hiện diện của 4 ngành tảo sau

Tháng 6/2004

Tháng 9/2004

Tháng 4/2005

Tháng 8/2005

Tổng số

Loài

%

Loài

%

Loài

%

Loài

%

Tảo Silic

93

75,0

115

79,3

117

73,1

94

71,2

162

Tảo Giáp

29

23,4

29

20,0

39

24,3

35

26,5

70

Tảo Lam

1

0,8

0

0,0

2

1,3

2

1,5

2

Tảo Kim

1

0,8

1

0,7

2

1,3

1

0,8

2

Tổng số

124

100,0

145

100,0

160

100,0

132

100,0

236

Trong số các loài tảo tìm thấy, đã phát hiện 20 loài tảo độc hại, trong đó có 1 loài tảo lam, 2 loài tảo silic và 17 loài tảo giáp.

4. Nguồn lợi tu hài

Tu hài phân bố từ vùng biển ven bờ Hải Phòng đến Quảng Ninh, hai khu vực tập trung chủ yếu là từ phía Đông đảo Cát Bà đến hòn Đá Mài và từ đảo Cống Tây đến cây Khế Đông. Nhìn chung, phân bố tương đối ổn định qua 4 chuyến điều tra, khu vực phân bố không có hiện tượng biến động lớn, điều đó đồng nghĩa với sự di chuyển của tu hài là không lớn. Tại Vạ Giá đạt 23 con/400 m2 (tháng 9/2004) - độ sâu 3m, chất đáy là cát xốp, nhiệt độ 31,2oC, độ mặn 31,4 %o và tại đảo Cống Tây đạt 21 con/400 m2 (tháng 6/2004)- độ sâu 2m, chất đáy là cát pha vỏ sò, nhiệt độ 31,4 oC và độ mặn 30,5 %o.

5. Kết quả nuôi thử nghiệm tu hài

Ở các lô 1, lô 2, lô 3 (nuôi đáy) những tháng đầu tiên, tốc độ phát triển tốt. Tuy nhiên, do cơn bão số 6 (2005) mưa nhiều, độ mặn giảm đáng kể chỉ còn 16 %o, do đó tu hài chết hàng loạt (nhiều con hầu như đã gần đạt kích cỡ thương phẩm), tỷ lệ sống sót 3%. Lô 4, 5 và 6 (nuôi treo) cả tu hài sản xuất nhân tạo và tu hài có nguồn gốc từ tự nhiên đều đưa lại kết quả như sau:

- Những khay nuôi tu hài có cát và định kỳ thay cát (khoảng 4 lần trong năm), màu sắc tu hài trong, sáng, đẹp và tỷ lệ sống sau 1 năm từ 70-80%.

- Những khay nuôi tu hài không có cát, sau 4 tháng tỷ lệ sống sót 0%.

6. Quan hệ của tu hài với các yếu tố môi trường

- Tu hài có thể sinh trưởng và sinh sản trong điều kiện độ mặn từ 26,5-32,0%o. Độ mặn thích hợp trong giới hạn từ 29,5-32,0%o, độ mặn có sản lượng thấp từ 26,5-28,0%o.

- Độ đục càng tăng cao, tỷ lệ chết của tu hài cũng tăng lên.

- Tu hài xuất hiện trong khoảng từ 7,8-8,3 độ pH và 4,19-7,55 mg/l với độ DO.

- Chất đáy có ý nghĩa nhất định đối với đời sống của tu hài.

7. Các kết quả nghiên cứu về sinh hoá

Thịt tu hài khá giàu chất dinh dưỡng, có chứa 18 loại axit amin, trong đó có một số axit amin không thay thế, có hàm lượng khá cao.

8. Đặc điểm sinh vật học của tu hài

Về cấu tạo chung, cơ thể tu hài gồm vỏ, màng áo ngoài, ống xiphông. Cơ thể tu hài được bao bọc bới 2 tấm vỏ (trái, phải) khá đều nhau. Vỏ lớn, hình bầu dục, hai vỏ khép lại không bao kín cơ thể. Vỏ tu hài không có gờ phóng xạ, các vòng sinh trưởng thô và không đều. Vỏ tu hài được cấu tạo bằng đá vôi và có màu trắng. Tuy nhiên, màu sắc của vỏ cũng biến đổi theo môi trường sống. Màng áo gồm 2 tấm giáp liền với vỏ và bao phủ toàn bộ phần nội tạng cơ thể được mở ra ở phần bụng. Phần cuối phát triển tạo thành 2 vòi ống xả và ống hút (xiphông). Mọi hoạt động đối với bên ngoài đều thông qua 2 ống xiphông.

Kết quả nghiên cứu đã xác định mùa vụ sinh sản của tu hài là từ tháng 12 đến tháng 4, đỉnh cao là tháng 2 và 3. Trong thời gian này tuyến sinh dục của chúng phát triển rất mạnh, bao quanh phần ruột và dạ dày, tràn xuống xoang chân, lan tràn tới các phần màng áo phía sau thân. Nhìn bên ngoài, tuyến sinh dục có màu trắng đục như sữa, khi cầm con tu hài lên tay ấn nhẹ vào phần thịt phía lưng sẽ thấy chất dịch màu trắng như sữa trào ra.

Tu hài thuộc những loài động vật ăn lọc. Thức ăn thay đổi theo sự đa dạng thành phần thức ăn có trong môi trường như các loài tảo, mùn bã hữu cơ và động vật phù du.

IV. Kết luận

- Chế độ nhiệt muối của vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng có những biến động phức tạp theo không gian và thời gian. Biên độ dao động trong năm của độ mặn tầng mặt lớn hơn 6%. Vùng có biên độ lớn hơn 10% nằm ở các cửa sông chính. Độ mặn thích hợp cho tu hài phát triển từ 19,0 - 32,0 o/oo.

- Số lượng trung bình thực vật phù du trong vùng biển nghiên cứu có từ 2.009.000 tb/m3 trong tháng 4/2005 đến 77.953.000 tb/m3 trong tháng 6/2004 và trung bình cho cả thời gian nghiên cứu là 24.800.000 tb/m3, cao hơn hẳn các vùng biển gần bờ khác trong vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, tình hình phân bố và biến động số lượng thực vật phù du phụ thuộc hoàn toàn vào tảo silic, vì chúng chiếm tới 98,65% tổng số lượng tế bào thực vật phù du. Thành phần thực vật phù du ở đây khá phong phú, bao gồm 236 loài trong đó có 162 loài tảo silic, 70 loài tảo giáp, 2 loài tảo lam và 2 loài tảo kim. Trong số tảo tìm thấy ở đây đã phát hiện 20 loài tảo có khả năng gây độc, trong đó có 1 loài tảo lam, 2 loài tảo silic và 17 loài tảo giáp. Cần cảnh giác với sự bùng phát của các loài tảo này trong nghề nuôi hải sản của vùng biển.

- Nguồn lợi tu hài vùng biển Hải Phòng phong phú hơn vùng biển Quảng Ninh, phân bố tới độ sâu 10m. Nơi có mật độ tập trung cao là vùng biển đông Cát Bà, Bắc và Đông Bắc Cống Tây. Trong vòng 27 năm, mật độ sản lượng giảm từ 1,07 tấn/ha (1979) đã giảm xuống chỉ còn 0,01 tấn/ha (2005). Tính thử cho toàn bộ vùng biển Hải Phòng- Quảng Ninh những vùng có tu hài phân bố với diện tích là 64.260,6 ha thì trữ lượng ước tính khoảng 511,9 tấn và khả năng khai thác trên dưới 100 tấn (20%)

- Nuôi tu hài trong vùng nước ngập thường xuyên, chất đáy là cát có lẫn vỏ động vật thân mềm và cành san hô chết nát vụn, nguồn giống khai thác từ tự nhiên và từ sản xuất nhân tạo phát triển tốt. Nuôi thử nghiệm tu hài trong khay không có cát, cả tu hài khai thác từ nhiên và từ sản xuất nhân tạo, tốc độ phát triển kém, màu sắc ngoài vỏ là màu nâu (cằn cỗi), tỷ lệ chết là 100%. Mùa vụ nuôi thu tu hài là từ tháng 8 năm trước đến tháng 12 năm sau, tốt nhất là tổ chức nuôi trên 2 năm mới thu hoạch một lần.

- Kết quả nghiên cứu trong hai năm của đề tài chứng minh rằng tu hài từ nguồn giống tự nhiên nuôi thử nghiệm lớn nhanh hơn tu hài từ nguồn giống nhân tạo. Tu hài sinh sản từ tháng 12 đến tháng 4, đỉnh cao là tháng 2 và 3.

- Thành phần thức ăn của Tu hài chủ yếu là khuê tảo gồm 64 loài thuộc 39 giống, trong đó những loài phổ biến là: Pleurosigma sp., Coscinodiscus sp., Nitzschia acicularis, N. longissima, N. sigma, N. hungarica, N. sp., Diploneis aplondian, Amphiprora gigastea, Cyclotella sp., Avicula sp., Diplophisis tripos, Pinnularis sp., Cymbella sp.. Tu hài chủ yếu ăn thực vật phù du nhưng không chọn lọc loài làm thức ăn.

PGS.TSKH Phạm Thược
Trung tâm tư vấn chuyển giao
công nghệ nguồn lợi thủy sinh và môi trường

Thông tin KHCN và Kinh tế thủy sản, số 4/2007

Nguồn: Fistenet


Download