General Information
Author:Issued date: 04/06/2007
Issued by:
Content
(Những loài trong danh sách này được chọn để minh hoạ cho các tác hại của sinh vật xâm hại. Những loài không có trong danh sách không có nghĩa là kém nguy hiểm hơn)
Vi sinh vật
Aphanomyces astaci
Aphanomyces astaci là một loại nấm sống trong nước ngọt và ký sinh ở tôm. Loại bệnh này đã và đang làm giảm sút trầm trọng trữ lượng tôm và có nguy cơ làm tuyệt chủng một vài loài trong tổng số 5 loài tôm bản địa của Châu Âu.
Tên thường gọi: Nấm bệnh tôm
Banana bunchy top virus
Virut bệnh thối hoa chuối là một mầm bệnh gây ra bệnh đỉnh hoa ở chuối. Véc tơ truyền bệnh là rệp cây Pentalonia nigronervosa và được coi là bệnh gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng nhất trong số các bệnh ở chuối trên toàn thế giới.
Tên thường gọi:Bệnh thối hoa chuối
Batrachochytrium dendrobatidis
Nấm bào tử ếch nhái được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1998 bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế của Úc, Mỹ và Anh và kể từ đó nấm này được coi là nguyên nhân làm suy giảm nghiêm trọng về số lượng của các loài ếch nhái ở những vùng nguyên sơ thuộc Panama và Úc.
Tên thường gọi: Chytridiomycosis, nấm bào tử ếch nhái
Cryphonectria parasitica
Bệnh thối cây dẻ do loài nấm gây thối cành và thân cây hạt dẻ. Sau khi nhiễm qua các vết thương trên vỏ cây, nấm xâm nhập sâu vào thân cây, gây chết cây ở phần trên của vết lây nhiễm. Loài nấm này đã tiêu diệt hầu hết cây hạt dẻ của châu Mỹ.
Tên thường gọi: bệnh thối cây dẻ
Plasmodium relictum
Trùng bào tử ký sinh được muỗi truyền và gây bệnh sốt rét ở chim (bệnh sốt rét chim) có thể gây chết cho các loài dễ nhiễm bệnh (chim cánh cụt) và chim (ở đảo Hawaii), là những nơi chưa có mặt loài ký sinh trùng của bệnh sốt rét này.
Tên thường gọi: bệnh sốt rét chim
Ophiostoma ulmi
Bệnh héo rũ cây Du và có thể gây chết cây do loài nấm Ophiostoma ulmi. Loài nấm này được truyền do bọ cánh cứng ăn vỏ cây và qua cành ghép. Loài nấm này gây bệnh trầm trọng cho cây Du ở vùng Nam Mỹ và Châu Âu.
Tên thường gọi: bệnh héo rũ cây Du
Rinderpest virus
Bệnh dịch virus Rinde ở các loài móng guốc chẵn. Bệnh gây viêm loét các màng nhầy đường tiêu hoá và làm cho con vật bị chết rất nhanh. Bệnh còn lưu hành ở nhiều vùng thuộc Châu Phi,Trung Đông và Nam Á.
Tên thường gọi: Bệnh dịch virus Rinde
Phytophthora cinnamomi
P. cinnamomi là một loại nấm rễ gây bệnh tắc mạch dẫn và gây chết đối với nhiều loài thực vật. Bệnh phát triển mạnh trong môi trường ẩm và ký sinh trên rễ và mô thân gần gốc. Bệnh làm suy yếu hoặc giết chết cây vì gây cản trở việc vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây.
Tên thường gọi: bệnh thối rễ phytophthora
Thực vật thuỷ sinh
Eichhornia crassipes
Bèo Nhật Bản phát triển nhanh trong các thuỷ vực là làm tắc nghẽn đường thuỷ, cản trở giao thông thuỷ, làm ảnh hưởng đến việc bơi lội và câu cá. Bèo Nhật Bản phát triển lấp kín mặt nước, che hết ánh sáng của các loài tảo, cạnh tranh với các loài thực vật thuỷ sinh bản địa và làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thuỷ vực.
Tên thường gọi: Bèo Nhật Bản, Bèo Lục Bình (có ở Việt Nam)
Caulerpa taxifolia
Cỏ biển Caulerpa là loài thực vật thuỷ sinh được du nhập đến vùng Địa Trung Hải vào khoảng năm 1984, có thể dưới dạng cặn lắng trong nước bể nuôi sinh vật biển của bảo tàng sinh vật biển Monaco. Cỏ biển Caulerpa thích nghi tốt với các vùng nước lạnh và đã phát triển phủ kín nền đáy của các loài cỏ biển bản địa, ảnh hưởng có hại đối với nhiều loài sinh vật thuỷ sinh.
Tên thường gọi: cỏ biển Caulerpa
Spartina anglica
Loài cỏ biển Spartina là thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghi cao, phát triển tốt ở các vùng ven biển và lan tràn rất nhanh. Chúng xâm lấn các vùng đầm lầy nơi có nhiều động vật không xương sống là thức ăn của chim cạn và chim nước, xâm lấn quần xã thực vật bản địa đa dạng và tạo điều kiện xâm lấn sản xuất nông nghiệp gây ra phá huỷ các sinh cảnh đầm lầy nước mặn ven biển.
Tên thường gọi:Cỏ biển Spartina
Undaria pinnatifida
Undaria có nguồn gốc từ Nhật Bản, nơi mà chúng được trồng làm thức ăn cho con người. Tảo bẹ Undaria phát tán chủ yếu bằng cách bám vào vỏ tàu. Tảo bẹ Undaria phát triển nhan tạo thành từng đám rậm rạp như rừng, cạnh tranh ánh sáng và chỗ ở dẫn đến việc phá huỷ hoặc thay thế các loài động thực vật bản địa.
Tên thường gọi: Tảo bẹ Undaria
Thực vật ở cạn
Acacia mearnsii
Keo đen mearnsii là loài thực vật thường xanh, có độc tố, thường đạt đến độ cao 20m. Bên cạnh việc sản sinh ra một số lượng hạt rất lớn, mọc khoẻ, loài cây này còn sinh ra rất nhiều rễ hút cạnh tranh loại bỏ các loài bản địa và hình thành rừng cây đơn loài.
Tên thường gọi: Keo đen mearnsii
Ardisia elliptica
Ardisia elliptica là loài thực vật thường xanh, chịu bóng, phát triển rất nhanh tạo thành rừng cây rậm rạp đơn loài và cản trở sự phát triển của tất cả các loài cây khác.
Tên thường gọi:Cây Ardisia elliptica
Arundo donax
Trúc Tây Ban Nha Arundo là loài cây thân thảo lưu niên đã và đang được du nhập rộng rãi vào vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Khi đã thích nghi và phát triển, nó tạo thành các rừng cây rậm rạp đơn loài đồng thời cạnh tranh làm suy giảm quần xã thực vật bản địa và biến đổi nơi sống của chúng. Rừng trúc Tây Ban Nha Arundo còn là hiểm hoạ cháy rừng và lụt lội.
Tên thường gọi: Trúc Tây Ban Nha Arundo
Cecropia peltata
Cây gỗ Cecropia có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, được du nhập đến Cameroon, Bờ biển Ngà, Malaysia, và trở nên một loài xâm hại nguy hiểm. Cây gỗ Cecropia lan tràn vào những vùng đã bị xáo trộn, các dòng dung nham và các khoảng rừng trống. Ở Cameroon, Cây gỗ Cecropia cạnh tranh với một loài cùng họ hàng là loài Musanga Cecropioides
Tên thường gọi:Cây gỗ Cecropia
Chromolaena odorata
Cỏ lào Odorata là một loại cây bụi lưu niên phát triển nhanh và có hạt phát tán nhờ gió gặp ở những vùng đất trống và dễ thoát nước. Đây là một loài cỏ thường gặp ở các đồng cỏ và cánh đồng trồng trọt ở vùng nhiệt đới Châu Phi và Châu Á. Cỏ lào Odorata rất dễ cháy.
Tên thường gọi: cỏ lào Odorata
Cinchona pubescens
Cây kanh kina Cinchona xâm lấn vào cả trong rừng lẫn những nơi đất trống, hạt phát tán nhờ gió, và cạnh tranh thế chỗ phủ và bóng lên thảm thực vật bản địa.
Tên thường gọi: cây kanh kina Cinchona
Clidemia hirta
Cỏ saphony là loài cây bụi có chất độc, có thể mọc cao đến 2m ở đồng cỏ và trong rừng. Đây là một loài xâm lấn phát triển nhanh và loài trừ tất cả các loài thực vật khác mọc dưới tán.
Tên thường gọi: cỏ saphony
Euphorbia esula
Đại kích Esula là loài bản địa của Châu Âu và Châu Á, hiện nay được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới trừ Úc. Loài xâm hại hung hãn này tiêu diệt các loài thực vật bản địa bằng cách che tối, hút hết nước và dinh dưỡng và sinh ra độc tố thực vật ngăn cản sự phát triển của các loài khác mọc dưới tán của nó.
Tên thường gọi: Đại kích Esula
Hedychium gardnerianum
Gừng dại là loài cây thân củ có hạt phát tán nhờ chim. Phát triển nhanh làm tắc ngẽn vùng ven bờ các dòng chảy. Phát tán ra tự nhiên từ vườn nhà.
Tên thường gọi: gừng dại
Hiptage benghalensis
Cây tơ mành có thân leo, hoa màu trắng/vàng có mùi thơm. Thích hợp với khí hậu từ ôn đới ấm đến nhiệt đới. Đây là một loài xâm hại ở La Réunion và Mauritius. Ở Mauritius nó xâm lấn các vùng rừng trên đất thấp. Tại Việt Nam mọc hoang trong rừng, cây làm thuốc chữa vết thương, gãy xương.
Tên thường gọi: Cây tơ mành (mạng nhện)
Imperata cylindrica
Cỏ tranh là một loài cỏ thường gặp (thực vật C4, có nguồn gốc ở Cựu Thế Giới) sống trong điều kiện nóng ở nhiều nước châu Phi, Nam Sahara, Nam và Đông nam Á. Xuất hiện như một loài cỏ dại ở nhiều đảo vùng Thái Bình Dương. Tại Việt Nam có ở nhiều nơi, mọc nơi sáng, cây làm thuốc giải nhiệt.
Tên thường gọi: cỏ tranh
Lantana camara
Cây ngũ sắc được trồng rộng rãi ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới làm cây cảnh. Cây ngũ sắc thích nghi và phát triển rất nhanh như một loài cỏ dại trên các đồng cỏ và trong môi trường ở khoảng 50 nước. ở Việt Nam được trồng ở nhiều nơi, dùng làm thuốc cầm máu, sát trùng
Tên thường gọi: Cây ngũ sắc, Bông ổi
Leucaena leucocephala
Cây Keo dậu là loài cây không gai mọc thành các bụi cây rậm, cạnh tranh loài trừ tất cả các loài khác. Hạt được phát tán nhờ bọn gặm nhấm và chim ăn thực vật. ở Việt Nam mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.
Tên thường gọi:Cây Keo dậu
Ligustrum robustum
Cây râm vối là một loài xâm hại và là mối đe doạ nguy hiểm đối với đa dạng sinh học của các khu rừng ở La Réunion và Mauritius. Khả năng mọc mầm, sinh trưởng nhanh, chịu bóng và tỷ lệ chết thấp cùng với một lượng quả rất lớn phát tán nhờ chim đã góp phần tăng khả năng xâm lấn các khu rừng nguyên sơ.
Tên thường gọi: cây râm vối
Lythrum salicaria
Cây Chân Châu Tía là một loài cỏ lưu niêm, mọc thẳng, có thể cao đến 3m. Loài thực vật này là loài cỏ dại địch hại ở vùng Bắc Mỹ và Canađa. Cây Chân Châu Tía xâm lấn các vùng đất ngập nước tự nhiên cũng như đã bị khai phá và khi đã thích nghi và phát triển thì trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh và loại trừ các loài thực vật bản địa, làm thay đổi môi trường sống.
Tên thường gọi: cây Chân Châu Tía
Melaleuca quinquenervia
Tràm gió là loài cây gỗ cao có nguồn gốc Đông Úc, New Guinea và New Caledonia, xâm lấn vào các vùng đầm lầy thoáng.
Tên thường gọi: tràm giói
Miconia calvescens
Cây Miconia là một loài cây xâm hại chiếm ưu thế ở các đảo đại đương nhiệt đới thuộc quần đảo Jame Cook (Pô li nê đi) và Hawaii (Mỹ) nơi chúng được du nhập vào làm cây cảnh.
Tên thường gọi:Cây Miconia
Mikania micrantha
Cây Mikania là một loài cây leo rậm rạp, mọc tốt ở nơi đất có hàm lượng dinh dưỡng, chất hữu cơ, độ ẩm của đất và không khí cao.>
Tên thường gọi: Cây Mikania
Mimosa pigra
Cây Trinh nữ Đầm lầy là loài cây bụi, thân gỗ, mọc cao tạo thành những bụi cây rậm rạp, lớn, đầy gai, không xuyên qua được ở những vùng đất ngập nước theo mùa thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây Trinh nữ Đầm lầy có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Tên thường gọi:Cây Trinh nữ Đầm lầy
Myrica faya
Cây Móng rồng Hawaii là loài cây bụi thường xanh được du nhập vào Hawaii từ cuối những năm 1800 để làm cảnh. Hiện nay chúng xuất hiện trên hầu hết các đảo lớn của Hawaii. Khi đã thích nghi và phát triển, chúng tạo thành các bụi cây rậm rạp, đơn loài và ngăn cản sự tái sinh của các loài bản địa.
Tên thường gọi:Cây Móng rồng Hawaii
Opuntia stricta
Xương rồng đất là loài cây lưu niên có nguồn gốc ở Đông Bắc Hoa Kỳ, có tính thích nghi cao, có thể sống và phát triển được trong điều kiện khô hạn. Cây xương rồng đất phát triển nhanh tạo thành các bụi rậm đầy gai làm bị thương gia súc và ngăn cản sự chăn thả gia súc. Chúng cạnh tranh rất mãnh liệt với các loài có ích ở đồng cỏ.
Tên thường gọi: xương rồng đất
Pinus pinaster
Thông Biển Sao là loài cây có nguồn gốc từ Vịnh Địa Trung Hải được đem trồng ở vùng ôn đới nằm trong và ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng vì nhiều lý do. Chúng phát triển rất nhanh ở bất kỳ chỗ nào được trồng. Tại nhiều nơi, chúng xâm lấn các thảm cây bụi, rừng và thảm cỏ tự nhiên.
Tên thường gọi: Thông Biển Sao
Polygonum cuspidatum
Cây Chút Chít Nhật là loài cây thân thảo lưu niên mọc nhanh tạo nên các bụi to và có thể cao từ 1 - 3m. Khi đã thích nghi và phát triển, chúng tạo thành các bụi cây rậm rạp làm che tối và đẩy lùi các loài thực vật khác, làm giảm tính đa dạng loài và thay đổi môi trường sống tự nhiên.
Tên thường gọi: Cây Chút Chít Nhật
Prosopis glandulosa
Cây đương Prosopis là loài cây bụi, lưu niên, thân gỗ, rụng lá hàng năm mọc nhanh tạo thành các bụi cây dày đặc cạnh tranh mãnh liệt với các loài cây bản địa về nước và có thể làm giảm tính đa dạng loài dưới tán của nó. Hạt của loài cây này có thể tồn tại 10 năm trong đất.
Tên thường gọi:Cây đương Prosopis
Psidium cattleianum
Cây Phan Thạch Lựu mọc nhanh tạo thành các bụi cây rậm rạp và che bóng các loài cây bản địa ở vùng rừng nhiệt đới. Loài cây này gây ra các tác động nghiêm trọng đến sinh cảnh bản địa ở Maurituis và được coi là loài thực vật xâm hại nguy hiểm nhất ở Hawaii, nơi mà loài này đã xâm lấn rất nhiều vùng tự nhiên khác nhau.
Tên thường gọi:Cây Phan Thạch Lựu
Pueraria montana
Cây sắn leo montana là loài cây dây leo nửa gỗ, chi sắn dây, có đặc điểm bò leo bao phủ mặt đất và cây cối khác. Cây sắn leo montana đã được báo cáo là xâm lấn 2 đến 3 triệu hecta ở miền Đông nước Mỹ và gây tổn thất năng suất cây trồng ước tính tới 500 triệu đô la mỗi năm.
Tên thường gọi: Cây sắn leo montana
Rubus ellipticus
Cây Mâm Xôi vàng Himalaya là một loại cây bụi có gai, xâm lấn các khu rừng bản địa. Mâm Xôi vàng Himalaya xâm thực bằng chồi ngầm và hạt được phát tán nhờ chim và thú ăn hạt. Mâm Xôi vàng Himalaya gây ra nhiều tác hại ở Hawaii, nơi mà nó đã và đang cạnh tranh loài trừ một loài bản địa là Mâm Xôi Hawaii (Rubus hawaiiensis)
Tên thường gọi: Mâm Xôi vàng Himalaya
Schinus terebinthifolius
Cây Nhựa Ruồi Braxin có nguồn gốc từ Achentina, Paraguay và Brazil. Cây Nhựa Ruồi Braxin là một loài tiên phong ở các vùng đất đã được cày cấy và cũng phát triển tốt ở các môi trường đất còn nguyên sinh. Cây Nhựa Ruồi Braxin là loài cỏ xâm thực mạnh, chiếm chỗ của nhiều loài thực vật bản địa.
Tên thường gọi: Cây Nhựa Ruồi Braxin
Spathodea campanulata
Cây Tupip Châu Phi là một loài cây chịu bóng, màu sắc sặc sỡ lấn chiếm các vùng đất nông nghiệp bị bỏ hoang và các khu rừng rậm. Chúng thích hợp ở những vùng ẩm và ướt từ mực nước biển đến độ cao 1000m. Đây là loài xâm thực gây hại ở Hawaii, Fiji, Pô Li Nê Si và Samoa. Hạt được phát tán nhờ gió và nảy mầm rất nhanh.
Tên thường gọi:Cây Tupip Châu Phi, Uất kim hương Châu Phi
Tamarix ramosissima
Thánh Liễu là loài cây bụi có nguồn gốc ở Châu Á và Đông Nam Châu Âu. Hiện nay Cây Thánh Liễu đã trở nên thích nghi tốt ở Mỹ và Mê Hi Cô. Thánh Liễu có khả năng mọc trên đất nhiễm mặn cao và dễ dàng sinh sôi dọc kênh mương gây tắc ngẽn khi mực nước lên cao dẫn đến lụt lội.
Tên thường gọi: Cây Thánh Liễu
Ulex europaeus
Kim tước là một loài cây bụi thường xanh, lưu niên và có gai, mọc thành bụi rậm rạp. Cây Kim tước mọc phổ biến ở những khu vực đất đã được khai khẩn, thảm cỏ, thảm cây bụi, bìa rừng, ven biển và những vùng đất hoang. Đây là một loài phát triển rất tốt và khó tiêu diệt một khi chúng đã thích nghi và phát triển.
Tên thường gọi: Cây Kim Tước
Wedelia trilobata
Cúc bò là loài cây leo thân thảo có nguồn gốc từ Trung Mỹ mọc rất nhanh tạo thành các mảng dày đặc, làm cản trở và ngăn cản sự tái sinh của các loài cây khác.
Tên thường gọi: Cúc bò
Động vật không xương sống ở nước
Asterias amurensis
A. amurensis là một loài động vật không xương sống ở biển có nguồn gốc từ Trung Quốc, Triều Tiên, Nga và Nhật Bản. Loài sao biển này đã và đang lan tràn sang vùng Bắc Mỹ và Úc gây ra tác động nghiêm trọng đến quần thể các loài động vật nhuyễn thể bản địa.Tại những nơi có mật độ loài sao biển này cao hầu hết các loài hai mảnh vỏ và các loài động vật không xương sống sống bám hoặc cố định đều bị loại trừ.
Tên thường gọi: Sao biển Nam Thái Bình Dương
Carcinus maenas
Loài cua xanh có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Phi. Cua xanh đã được du nhập vào Mỹ, Úc và Nam Phi. Cua xanh là một loài ăn thịt phàm ăn có thành phần thức ăn bao gồm các loài thân mềm hai mảnh vỏ đặc biệt là trai. Tại những nơi du nhập của xanh gây ra hiện tượng suy giảm số lượng của các loài cua khác và các loài thân mềm hai mảnh vỏ.
Tên thường gọi: cua xanh, cua ven bờ châu Âu
Cercopagis pengoi
Cercopagis pengoi là loài giáp xác nhỏ có nguồn gốc tử các vùng biển Caspian, Azov và Ả rập. Loài giáp xác này đã xâm nhập vào biển Baltic, Vịnh Riga, Phần Lan và Ngũ Đại hồ. Ở đây chúng đã sinh sôi rất mạnh và cạnh tranh về thức ăn với cá, vì là loài giáp xác ăn thịt nhiều động vật thuỷ sinh nó làm tăng hiện tượng phì dưỡng.
Tên thường gọi: Giáp xác Cercopagis pengoi
Dreissena polymorpha
Trai vằn có nguồn gốc từ Biển Caspy và Biển Đen. Hiện nay chúng đã xâm nhập và thích nghi phát triển ở Anh, Tây Âu, Canađa và Mỹ. Trai vằn cạnh tranh với động vật nổi về thức ăn và do đó ảnh hưởng tới lưới thức ăn tự nhiên. Chúng còn gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của các loài thân mềm bản địa và gây ra tổn thất lớn về kinh tế.
Tên thường gọi: trai vằn
Eriocheir sinensis
Cua khe di cư có nguồn gốc từ Châu Á đã góp phần làm tuyệt chủng các loài động vật không xương sống bản địa ở nhiều nơi, chúng làm biến đổi môi trường sống bằng các hoạt động đào hang và gây tổn thất 100000 đô la mỗi năm cho một số ngành công nghiệp (nghề cá và cá cảnh)
Tên thường gọi: Cua khe di cư
Mnemiopsis leidyi
Sứa Lược Leidyi là loài bản địa thuộc vùng tây Atlantic, tuy nhiên sự bùng nổ số lượng quần thể của chúng ở vùng Biển Đen đã dẫn đến sự thay đổi rất lớn đối với cấu trúc hệ sinh thái ở đây do chúng ăn thịt cá con. Ngoài ra chúng cũng ăn thịt cả các loài thân mềm sống nổi và ấu trùng các loài động vật giáp xác.
Tên thường gọi: Sứa Lược Leidyi
Mytilus galloprovincialis
Trai địa trung hải xâm nhập vào Nam Châu Phi và đang cạnh tranh thế chỗ các loài trai đen và nâu bản địa. Đôi lúc Trai Địa Trung Hải còn được gọi là trai xanh và dễ bị nhầm lẫn với loài Mytillus edilus. Đây là một loài được du nhập vào Hawaii và nhiều nơi khác thuộc Mỹ.
Tên thường gọi: trai địa trung hải
Potamocorbula amurensis
Trai Trung Hoa có nguồn gốc ở Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên, được du nhập vào Mỹ và gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường nước ở đây do chúng đã cạnh tranh thế thế được vị trí của các quần xã sinh vật đáy bản địa cũng như tiêu diệt quần xã thực vật nổi.
Tên thường gọi:Trai Trung Hoa
Động vật không xương sống ở cạn
Linepithema humile
Kiến Achentian được một số người đánh giá như Vua Genghis của thế giới loài kiến. Loài kiến Achentina này có thành phần thức ăn đa dạng và sinh ra rất nhiều kiến thợ cần cù và hung hãn. Khi đã thích nghi và phát triển trong một nơi sống cực thuận, chúng thường loại trừ tất cả các loài kiến khác, cả kiến bản địa lẫn du nhập.
Tên thường gọi: Kiến Achentian
Anoplophora glabripennis
Mọt gỗ Anoplophora là loài bọ cánh cứng màu đen bóng và có đốm trắng này là một loài địch hại nguy hiểm đối với các loài cây gỗ cứng tại quê hương của chúng là Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Loài mọt này đã và đang trú ngụ trong các bao bì bằng gỗ cứng tại Mỹ và Anh và sự phá hoại của chúng đã được thông báo tại New York năm 1996 và Chicago năm 1998.
Tên thường gọi: Mọt gỗ Anoplophora
Aedes albopictus
Loài muỗi vằn Châu Á được du nhập vào Mỹ và nhiều nước khác theo vỏ lốp xe cũ nhập khẩu. Loài muỗi này liên quan đến việc truyền bệnh sốt xuất huyết, viêm não ngựa phương đông, sán tim chó, và có thể cả vi rút viêm não St. Louis và LaCrosse.
Tên thường gọi: Muỗi vằn Châu Á, muỗi sốt xuất huyết
Pheidole megacephala
Kiến Đầu To, có nguồn gốc từ châu Phi, là một loài sống lang thang, lan tràn trên toàn cầu qua con đường thương mại của con người. Đây là một loài kiến ăn thịt hung dữ đã tiêu diệt nhiều loài sinh vật bản địa bản địa như kiến, bọ cánh cứng, bướm đêm và nhện.
Tên thường gọi: Kiến Đầu To
Anopheles quadrimaculatus
Loài muỗi tương đối to này là véc tơ truyền bệnh chính của bệnh sốt rét. Loài này chủ yếu sinh sản ở các vực nước ngọt tĩnh và đốt người và vật nuôi vào ban đêm.
Tên thường gọi: muỗi anophel, muỗi sốt rét
Vespula vulgaris
Ong Bắp Cày làm tổ dưới đất và trong hốc cây và hốc nhà. Bên cạnh việc đốt người rất đau, nó còn cạnh tranh với chim và các loài côn trùng khác về thức ăn côn trùng và mật. Chúng cũng ăn cả quả và tìm thức ăn ở quanh các thùng rác và trong các khu vực cắm trại du lịch
Tên thường gọi: Ong Bắp Cày
Wasmannia auropunctata
Kiến lửa nhỏ, bị coi là thủ phạm làm suy giảm tính đa dạng loài, làm giảm số lượng côn trùng có cánh, mọt gỗ và tiêu diệt các quần thể nhện. ở Galapagos, chúng còn ăn thịt cả rùa con mới nở và đốt mắt và huyệt của rùa trưởng thành.
Tên thường gọi: Kiến lửa nhỏ
>Cinara cupressi
Loài rệp bách gây tác hại nghiêm trọng đối với các loài Bách và Bách Xù ở nhiều nước. Đây là một loài rất hung hãn, sử dụng nhiều các bộ phận khác nhau của cây làm thức ăn như cành xanh và thân gỗ. Tổn thất gây ra từ chỗ phá hoại từng phần đến làm chết toàn bộ cây.
Tên thường gọi: rệp bách
Anoplolepis gracilipes
Được gọi là kiến điên đẻ chỉ thị cho sự hoạt động một cách hung dữ của chúng, loài kiến này đã và đang xâm lấn các hệ sinh thái bản địa và gây tổn thất về môi trường ở các khu vực như Hawaii, Đảo Christmas, Seychelles và Zanzibar
Tên thường gọi: kiến điên, kiến vàng điên
Platydemus manokwari
Sán ốc sên được du nhập vào nhiều đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để kiểm soát loài ốc sên Châu Phi. Sán ốc sên đã trở thành mối đe doạ nghiêm trong đối với các loài nhuyễn thể chân bụng bản địa. Ở Guam, cũng đang đe doạ các loài trong họ Partulidae ở đảo Mariana cũng như các loài sống trong đất đặc hữu ở đây.
Tên thường gọi: Sán ốc sên
Coptotermes formosanus
Loài Mối nhà này gây ra nhiều tổn thất đáng kể cho cây cối, nhà cửa, cột điện thoại, đường điện và điện thoại ngầm. Ở Hawai, chi phí để ngăn chặn và/hoặc kiểm soát sự phá hoại và sửa chữa những thiệt hại do loại mỗi này gây ra lên tới hơn 60 triệu đô la mỗi năm.
Tên thường gọi: Mối nhà
Achatina fulica
Loài ốc sên Châu Phi đã và đang được du nhập rất nhiều vào các nước Châu Á, các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và gần đây được du nhập vào vùng Tây Ấn. Đây là một loài địch hại nguy hiểm đối với nông nghiệp và là véc tơ của một số mầm bệnh và giun tròn.
Tên thường gọi: ốc sên Châu Phi, ốc sên
Pomacea canaliculata
ốc bươu vàng là một loài ốc nước ngọt phàm ăn và ăn các loại thực vật thuỷ sinh như sen, khoai sọ, củ ấu và lúa. Đây là một loại địch hại nguy hiểm đối với mùa màng ở Đông Nam Á và Hawaii đã gây ra một mối đe doạ nguy hiểm đối với nhiều vùng đất ngập nước trên toàn thế giới do có thể làm thay đổi sinh cảnh và cạnh tranh với các loài bản địa.
Tên thường gọi: ốc bươu vàng
Lymantria dispar
Sâu róm sồi là một trong số những địch hại nguy hiểm nhất đối với các vườn cây ăn quả và cây cảnh trên toàn vùng bán cầu bắc. Sâu róm sồi cũng là một loài địch hại nguy hiểm đối với các khu rừng gỗ cứng. Sâu ăn hại rụng lá hàng loạt dẫn đến làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức sống của cây.
Tên thường gọi: Sâu róm sồi
Trogoderma granarium
Mọt cứng đốt là một trong số địch hại nguy hiểm đối với các kho chứa hàng trên toàn thế giới và là đối tượng kiểm dịch quốc tế. Chúng có khả năng sống sót trong các kho chứa với một mật độ rất thấp và có thể sống rất lâu trong trạng thái tiếm sinh.
Tên thường gọi: Mọt Cứng Đốt
Solenopsis invicta
Kiến lửa đỏ là một loài côn trùng ăn thịt hung dữ, sinh sản nhanh, có số lượng lớn và luôn chiếm ưu thế về hầu hết các nguồn thức ăn. Do có nọc, chúng có thể đánh bại con mồi và đuổi những kẻ cạnh tranh là động vật có xương sống lớn hơn ra khỏi nguồn tài nguyên của nó. Thức ăn của chúng gồm động vật không xương sống, động vật có xương sống và thực vật.
Tên thường gọi: Kiến lửa đỏ
Euglandina rosea
Loài sên sói tía ăn thịt này được du nhập vào các đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương làm tác nhân kiểm soát sinh học đối với một loài xâm hại khác là ốc sên châu Phi (Achatina fulica). Đây là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của loài sên Partulid ở vùng Polynesia thuộc Pháp.
Tên thường gọi: sên sói tía
Bemisia tabaci
Loài ruồi hại khoai lang này là loại hại nguy hiểm đối với các loại cây trồng làm thực phẩm và lấy sợi trên toàn thế giới. Sự thiệt hại xảy ra do dòi đục và hút nhựa trên lá của cây, là véc tơ truyền virut gây bệnh hại cây, và tạo ra dịch ngọt làm giá thể cho sự phát triển của nấm bồ hóng trên lá.
Tên thường gọi: ruồi hại khoai lang, ruồi thuốc lá
Lưỡng cư
Bufo marinus
Loài cóc mía được du nhập rộng rãi vào nhiều nước trên thế giới, sử dụng làm tác nhân phòng trừ sinh học đối với sâu gây hại mía. Hiện nay Cóc tía đã trở thành một địch hại ở những nơi được du nhập đến. Cóc tía rất phàm ăn và ăn thịt tất cả các loại sinh vật mà nó tìm được. Cóc tía còn săn bắt ăn thịt và cạnh tranh thức ăn, nơi sinh sản với các loài lưỡng cư bản địa.
Tên thường gọi: cóc mía, cóc khổng lổ, cóc biển
Eleutherodactylus coqui
ếch Carribe là một loài ếch nhỏ, ồn ào, ăn thịt sâu bọ, có nguồn gốc từ Puerto Rico, nơi mà chúng sinh sản và có thể sống với mật độ đến 20000 cá thể trên một hecta. Chúng thích nghi và phát triển ở Hawaii và Đảo Virgin. ở Hawaii, chúng được coi vừa là loài gây hại ở thành thị vừa có khả năng đe doạ đến các loài chim rừng bản địa.
Tên thường gọi: Ếch Carribe
Rana catesbeiana
Ếch ương beo phát tán đến nhiều nước do hoạt động thương mại buôn bán thuỷ sản và cá cảnh. Ếch ương beo là đối tượng buôn bán và thường được nuôi lấy thịt ở nhiều nước trên thế giới. Vấn đề chính là trong tự nhiên chúng có khả năng thích nghi cao, cạnh tranh mạnh và ăn cả các loài bò sát bản địa.
Tên thường gọi: Ếch ương beo
CáSalmo trutta
Cá hồi nâu được du nhập vào nhiều thuỷ vực nước lạnh trên toàn thế giới để phục vụ việc câu cá, hiện nay đã thích nghi và phát triển tốt ở nhiều nơi. Cá hồi nâu đã cạnh tranh lấn át làm giảm quần thể các loài cá bản địa (đặc biệt là các loài khác thuộc họ cá Hồi), lưỡng cư và động vật không xương sống do chúng ăn thịt, chiếm chỗ và cạnh tranh thức ăn.
Tên thường gọi: Cá Hồi Nâu
Cyprinus carpio
Loài cá chép này được du nhập vào các vực nước ngọt trên toàn thế giới để làm thực phẩm và làm cảnh. Loài cá chép này bị coi là một loài gây hại vì chúng thường nhanh chóng đạt mật độ cao và khuấy động làm giảm độ trong của nước, phá huỷ, làm bật rễ các loài thực vật thuỷ sinh là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật thuỷ sinh.
Tên thường gọi: cá chép
Micropterus salmoides
Do thịt ngon và hấp dẫn về mặt thể thao, cá vược miệng rộng được du nhập rộng rãi khắp thế giới. Đây là một loài ăn thịt, phàm ăn, săn mồi một mình và ăn cả ngày lẫn đêm. Thức ăn của chúng gồm cá, tôm, lưỡng cư và côn trùng.
Tên thường gọi: cá vược miệng rộng
Oreochromis mossambicus
Cá Rô Phi Mozambique được phổ biến, du nhập vào nhiều nước trên thế giới để nuôi làm thực phẩm. Các quần thể đã thích nghi của loài này trong tự nhiên là kết quả của việc cố tình thả ra hoặc để xổng từ các trang trại nuôi chúng. Đây là một loài ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ từ tảo đến côn trùng. Chúng tạo thành các quần thể đông đặc và thiếu thức ăn trong các thuỷ vực sinh sống.
Tên thường gọi: Cá Rô Phi Mozambique
Lates niloticus
Cá vược sông Nile được du nhập vào hồ Victoria năm 1954, ở đó nó đã góp phần làm tuyệt chủng hơn 200 loài cá bản địa do bị chúng ăn thịt và cạnh tranh thức ăn.
Tên thường gọi: cá vược sông Nile
Oncorhynchus mykiss
Cá hồi cầu vồng là một loài cá làm trò chơi phổ biến và được du nhập vào nhiều sông và hồ. Chúng đã phát triển nhanh và đe doạ loại trừ các loài cá bản địa bằng cách ăn thịt ấu trùng đồng thời còn giao phối chéo với những loài các hồi khác làm ảnh hưởng đến bộ gen của chúng. Ngoài ra chúng còn cạnh tranh loại trừ một số loài cá khác bằng cách chiếm chỗ ở của chúng.
Tên thường gọi: cá hồi cầu vồng
Clarias batrachus
Loài cá trê ăn thịt phàm ăn này có nguồn gốc ở Đông á và đã được du nhập vào Florida từ năm 1960 để gây nuôi. Từ đó loài cá trê này đã thích nghi và phát triển rộng rãi trong tự nhiên trên toàn bang Florida. Vào mùa khô, một số lượng lớn loài cá trê này có thể bị dồn tập trung lại trong một số ao hồ và ăn thịt các loài cá bản địa ở đây.
Tên thường gọi:cá trê
Gambusia affinis
Được du nhập vào nhiều nơi trên thế giới với một quan điểm sai lầm cho rằng chúng có khả năng diệt muỗi hiệu quả hơn so với các loài cá bản địa ăn bọ gậy, loài cá gambu này đã và đang gây hại cho các hệ sinh thái thuỷ vực vì đặc tính phàm ăn của chúng. Việc thả loài cá gambu để diệt bọ gậy muối vẫn đang được một số cơ quan phòng chống muối sốt rét và muỗi gây bệnh khác tiến hành.
Tên thường gọi: cá gambu, cá diệt bọ gậy
ChimAcridotheres tristis
Đây là loài chim bản địa của Ấn Độ, nhưng đã và đang được du nhập đến mọi nơi trên thế giới, chủ yếu là để tiêu diệt sâu hại nông nghiệp. Tuy nhiên, loài chim này cũng làm suy giảm tính đa dạng sinh học do việc cạnh tranh về nơi làm tổ, tiêu diệt các loài chim nhỏ và trứng của chúng và đánh đuổi các loài động vật nhỏ. Tại Việt Nam, sáo nâu phân bố ở khắp mọi vùng của đất nước.
Tên thường gọi:Sáo nâu
Pycnonotus cafer
Chào mào đít đỏ (có nguồn gốc ở một số vùng thuộc Châu Á) được du nhập vào một số đảo ở Thái Bình Dương. Tại đây chúng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như ăn quả và cây trồng cũng như mật hoa, hạt và chồi cây. Chào mào đít đỏ là một loài hung hãn, cạnh tranh nơi ở và đánh đuổi các loài chim khác.
Tên thường gọi: Chào mào đít đỏ
Sturnus vulgaris
Sáo Đá xanh có nguồn gốc ở vùng Á Âu và Bắc Phi và hiện nay đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Sáo Đá xanh là một loài cực kỳ phàm ăn và ăn gần như tất cả mọi thứ làm giảm số lượng côn trùng bản địa và phá huỷ mùa màng. Đây là một loài chim hung hăng và đã loại trừ nhiều loài chim bản địa do cạnh tranh nơi làm tổ. Tại Việt Nam, Sáo Đá xanh bắt gặp ở Hải Dương và Hưng Yên vào mùa đông năm 1975-1976.
Tên thường gọi: Sáo Đá xanh
Bò sát
Boiga irregularis
Loài rắn nâu leo cây này đã và đang làm thay đổi hệ sinh thái trên cạn và phá hoại hệ thống cung cấp điện của Guam. Có nguồn gốc từ úc và Papua New Guinea, loài rắn này nổi tiếng vì khả năng trà trộn vào hàng hoá, lên các chuyến bay và đến nhiều nước trên thế giới.
Tên thường gọi: rắn nâu leo cây
Trachemys scripta
Rùa tai đỏ là một loài vật nuôi thông dụng và do đó đã phát triển ở nhiều vùng trên thế giới và trở thành đối thủ cạnh tranh với các loài rùa nước bản địa. Đây là loài ăn tạp và có thức ăn gồm côn trùng, tôm, giun, ốc sên, lưỡng cư và cá con cũng như cả thực v ật thuỷ sinh.
Tên thường gọi: Rùa Tai Đỏ
Thú
Trichosurus vulpecula
Thú có túi đuôi rậm sống đơn độc, ăn đêm, sống trên cây (được du nhập từ Úc) phá hoại các khu rừng bản địa ở Niu Giê Lân bằng cách ăn một số các loại lá và quả. Chúng còn ăn cả tổ chim và là vectơ truyền bệnh lao ở bò.
Tên thường gọi: Thú có túi đuôi rậm
Felis catus
Mèo, ở nhiều dạng và nhiều kích thước khác nhau xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới trừ Úc và các đảo vùng thái bình dương. Mèo nhà, Felis catus, được thuần hoá ở vùng đông Địa Trung Hải 3000 năm trước đây và từ đó đi theo con người đến hầu hết mọi nơi trên thế giới và trở thành mèo hoang khi bị bỏ rơi. Mèo hoang gây tổn thất lớn đối với nhiều loài chim bản địa.
Tên thường gọi: mèo nhà, mèo hoang
Capra hircus
Dê capra là các loài ăn thực vật và có thành phần thức ăn rất đa dạng. Dê ăn cả các loài cây mà cừu và các gia súc khác không ăn được do đó tác động mạnh đến thảm thực vật bản địa và các loài động vật bản địa sống nương tựa vào thảm thực vật đó. Dê capra cũng dễ dàng biến thành dê hoang và truyền bệnh cho các loài động vật bản địa
Tên thường gọi: dê capra
Sciurus carolinensis
Sóc Nâu được nhập từ Nam Mỹ vào Anh, Ý, và Nam Phi làm vật cảnh. Ở Anh và Ý chúng gây ra sự tuyệt chủng tại chỗ của loài sóc đỏ bản địa. Dự báo chúng sẽ lan rộng từ vùng núi Anpơ đến một vùng Á Âu
Tên thường gọi:Sóc Nâu
Macaca fascicularis
Khỉ Macaca là loài bản địa thuộc vùng Nam Á. Chúng được du nhập vào Mauritius vào đầu những năm 1600 và với sự vắng mặt của các loài thú cạnh tranh và ăn thịt, chúng phát triển mạnh trên đảo này. Loài khỉ Macaca này gây ra những tổn thất đáng kể cho nông nghiệp và được coi là nguyên nhân góp phần làm tuyệt chủng nhiều loài chim rừng.
Tên thường gọi: Khỉ Macaca, Khỉ Móc cua
Mus musculus
Chuột nhắt ăn các bộ phận của cây bao gồm hạt, cành xanh và lá cũng như hầu như tất cả thức ăn của người và vật nuôi. Chúng gây ra những tổn thất ghê gớm, làm phá huỷ hoặc làm ô nhiễm nguồn thức ăn cho con người và cho chăn nuôi.
Tên thường gọi: chuột nhắt
Myocastor coypus
Hải ly Nam Mỹ là một loài gặm nhấm lớn, sống nửa trên cạn nửa dưới nước có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tuy nhiên sau khi được xổng ra từ các trang trại nuôi lấy lông, chúng đã hình thành nên những quần thể hoang lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu và Châu Á. Chúng đào hang và phá huỷ bờ sông, đê điều và hệ thống thuỷ lợi.
Tên thường gọi: Hải ly Nam Mỹ
Sus scrofa
Lợn hoang là lợn nuôi bị xổng hoặc thả ra. Được du nhập vào nhiều nơi trên thế giới, chúng phá hoại mùa màng, tài sản và truyền nhiều loại bệnh. Lợn hoang xới tung thảm thực vật bản địa, làm lan truyền hạt, phá huỷ các quá trình sinh thái như diễn thế sinh thái và thành phần loài.
Tên thường gọi:Lợn hoang
Oryctolagus cuniculus
Thỏ Oryctolagus cuniculus được du nhập vào hầu hết các lục địa trừ Nam Cực và Châu Á. Chúng thường được du nhập bởi Hội Thuần hoá Động vật vào hầu hết các quốc gia. Chúng đã phát triển rất nhanh vệ số lượng, ăn hại phá huỷ thảm thực vật, đào hang, làm tăng xói mòn đất.
Tên thường gọi: Thỏ Oryctolagus cuniculus
Cervus elaphus
Nai sừng tấm là loài nai có kích thước lớn nhất, chiều cao tính từ vai có thể lên đến 1,2m. Nai sừng tấm là một loài động vật nhai lại với thức ăn gồm rất nhiều loài thực vật khác nhau kể cả thân của các cây non. Tại những vùng có mật độ loài nai này cao, chúng gây ra tác động nghiêm trọng đến thảm thực vật và cản trở việc tái sinh tự nhiên của thảm rừng bản địa.
Tên thường gọi: nai anxet, nai đỏ, nai sừng tấm
Vulpes vulpes
Cáo đỏ được nhập vào nhiều nước cho mục đích săn bắn giải trí nhưng đã nhanh chóng trở thành một loại địch hại do chúng có khả năng thích nghi với nhiều loại sinh cảnh. Cáo đỏ là loài ăn thịt và chúng ăn thỏ, chuột, cừu và dê non, chúng cũng ăn cả các loài động vật bản địa nhỏ.
Tên thường gọi: Cáo đỏ
Rattus rattus
Chuột đen có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ, hiện nay loài chuột này đã lan tràn trên khắp thế giới. Chuột đen ăn và phá hoại mọi thứ có thể ăn được. Chuột đen là một loài rất nhanh, thường hay leo lên ngọn cây.
Tên thường gọi: chuột đen
Herpestes javanicus
Loài cầy này vẫn được du nhập đến các hòn đảo trồng mía vùng nhiệt đới. Do có khả năng cạnh tranh lớn, Cầy nhỏ Ấn Độ đã làm nhiều loài động vật có xương sống bản địa bị tuyệt chủng, làm hại các loài vật nuôi và có nguy cơ là vật truyền bệnh.
Tên thường gọi: Cầy nhỏ Ấn Độ
Mustela erminea
Chồn ecmin ngày nay được phân bố trên toàn thế giới do xổng ra từ các trang trại nuôi chúng. Chúng ăn chim, ăn trứng chim, và các loài thú nhỏ bản địa. Chúng đã bị săn bắt từ nhiều thập kỷ nay những số lượng vẫn rất nhiều.
Tên thường gọi: chồn ecmin
Download