General Information
Author:Issued date: 17/05/2007
Issued by:
Content
Đơn vị chủ trì: Viện Nghiên cứu Hải sản
Địa chỉ: 170 (224) Lê Lai, Ngô Quyền, Thánh phố Hải Phòng
Điện thoại: 031. 3836770
Viện trưởng: PGS.TS. Đỗ Văn Khương
Chủ nhiệm: TS. Trần Văn Đan
PGS.TS. Đỗ Văn Khương TS. Trần Văn Đan
Viện trưởng Chủ nhiệm
Cá bớp là loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao, phân bố tập trung ở vùng cửa sông ven biển và rừng ngập mặn của nước ta. Cá bớp được ghi trong “Sách đỏ” và cũng là loài cá quý cần được bảo vệ.
Là công trình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về đối tượng cá bớp, lần đầu tiên loài cá này được nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công ở Việt Nam (năm 2004) và quy trình sản xuất giống được nghiên cứu hoàn thiện ở Hải Phòng (2005 – 2006), xuất phát từ yêu cầu của sản xuất quy trình được áp dụng tại một số trại giống tư nhân ở Thái Bình, Hải Phòng và Nam Định.
+ Tính mới (chỉ rõ tính mới so với các giải pháp kỹ thuật đã biết): Trên thế giới có một số nghiên cứu về loài cá này ở một số lĩnh vực: phân loại, phân bố, thức ăn, dinh dưỡng, tập tính và mùa vụ sinh sản… nghiên cứu về sản xuất giống còn rất hạn chế. ở Việt
Năm 1995 Viện Nghiên cứu Hải sản “Nghiên cứu xây dung quy trình nuôi thương phẩm và thăm dò khả năng sinh sảntự nhiên của cá bớp”. Năm 1997, Trần Văn Đan chọn “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho sản xuất giống và nuôi cá thịt của cá bớp (Botstrichthys sinensis Lacépède, 1801) ở ven biển miền Bắc Việt Nam” làm đề tài luận án, đã bảo vệ thành công ở Hội đồng khoa học cấp Nhà nước và được công nhận học vị tiến sĩ sinh học năm 2004.
Th«ng tin - ho¹t ®éng
Cá bớp bột
Năm 2005 quy trình công nghệ sản xuất giống được nghiên cứu hoàn thiện ở Hải Phòng, đạt các chỉ tiêu: Nuôi vỗ thành thục ở cá cái đạt 92%, cá đực đạt 98%, tỷ lệ cá đẻ trứng đạt 66%, tỷ lệ thụ tinh 84,2%, tỷ lệ nở 91% và tỷ lệ sống của cá giống 20,4% đã sản xuất được 20.200 cá giống. Ngoài ra công trình còn được ứng dụng ở các vùng sinh thái lân cận. Bước đầu sản xuất được trên 240.000 cá giống ở một số tỉnh như
+ Tính sáng tạo: Lần đầu tiên quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá bớp được xây dựng ở Việt Nam với các tiêu chí cụ thể là: Nuôi vỗ: 92% cá cái và 98% cá đực thành thục sinh dục; 66% cá tham gia đẻ trứng; 85% trứng thụ tinh; 91% nở thành cá bột; 30 – 35% thành cá hương và 20,4% thành cá giống.
Ngoài ra đề tài còn sáng tạo mới bằng cách thay đổi phương pháp cho cá đẻ và sử dụng lọc nước tuần hoàn trong bể ương để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
+ Hiệu quả kinh tế – kỹ thuật – xã hội: Tạo thêm việc làm nhất là các lao động nữ, tăng thu nhập, mở rộng sản xuất của nghề nuôi, tạo đà cho các loại dịch vụ khác phát triển, góp phần giảm thiểu tệ nạn xã hội, bổ sung đối tượng kinh tế mới có giá trị xuất khẩu vào cơ cấu đàn cá nuôi vùng nước lợ. ý nghĩa quan trọng khác là có đối tượng nuôi kinh tế, hiệu quả, có giá trị xuất khẩu, ít rủi ro, vốn đầu tư thấp cho vùng đất nhiễm mặn ven biển. Góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lợi tự nhiên của loài cá quý này.
+ Khả năng áp dụng: áp dụng cho các trại sản xuất giống thuỷ sản ven biển.
+ Địa chỉ áp dụng: Năm 2006 – 2007 áp dụng cho các cơ sở sau:
Doanh nghiệp tư nhân Cửu Dung (
Công ty TNHH Liên Phong (
Doanh nghiệp sản xuất giống thuỷ sản Phương
Công ty TNHH Thái Thiên (Hải Phòng)
Trung tâm Khuyến ngư Hải Phòng
Trung tâm Khuyến ngư Thái Bình
Trung tâm Khuyến ngư
Chi cục Thuỷ sản Ninh Bình
Trung tâm Khuyến ngư Nghệ An
Trung tâm Khuyến ngư Hà Tĩnh
Công trình đã đạt Giải Ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học – Công nghệ Việt
Nguồn: “Lễ Tổng kết và Trao Giải thưởng Sáng tạo
Khoa học Công nghệ Việt
năm 2006” – Bộ Khoa học và Công nghệ – Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Download