General Information
Author:Issued date: 24/11/2009
Issued by:
Content
Kết quả điều tra được tiến hành từ năm 2004 đến năm 2007 bằng nghề câu vàng thẳng đứng tầng đáy đã cho thấy nguồn lợi cá đáy có giá trị kinh tế cao ở những vùng nước không thể khai thác bằng lưới kéo đáy của vùng biển Đông Nam châu Á rất phong phú. Bài báo này báo cáo chi tiết kết quả của các chuyến điều tra nguồn lợi cá đáy trên tàu Nghiên cứu SEAFDEC 2 dựa trên các báo cáo đã trình bày trong Hội thảo Khu vực về Thu thập Thông tin Nguồn lợi cá đáy sử dụng làm nguyên liệu Surimi thô trong các vùng biển Đông Nam Châu Á, được tổ chức tại Chiang Rai, Thái Lan từ ngày 18 – 20/12/2007.
Được Chương trình Quỹ Tín thác (JTF) của Cơ quan Nghề cá thuộc chính phủ Nhật Bản tài trợ, SEAFDEC đã hợp tác với các nước thành viên tiến hành các chuyến điều tra nguồn lợi cá đáy để thu thập số liệu về trữ lượng có liên quan đến nguồn lợi cá đáy ở những vùng nước không thể khai thác bằng lưới kéo đáy của vùng biển Đông Nam Châu Á. Đặc biệt, những số liệu và thông tin cơ bản về các loài cá đáy đã thu thập được từ năm 2004 - 2007 ở bốn vùng điều tra đã được sử dụng làm cơ sở để điều tra, đánh giá tiềm năng hiện tại của nguồn lợi cá đáy ở vùng biển Đông Nam Châu Á. Cả bốn vùng biển điều tra đều là các vùng không thể sử dụng lưới kéo đáy, đó là: biển Andaman của Thái Lan; bờ biển phía tây của Borneo thuộc vùng biển Brunei Darussalam; biển Sulu của Philipin và biển phía Đông của Việt Nam (Hình 1). Tàu nghiên cứu SEAFDEC 2 đã thực hiện các chuyến điều tra với tổng số 105 trạm đánh lưới.
Hình 1. Câu vàng thẳng đứng tầng đáy được sử dụng ở các trạm khai thác trong những vùng điều tra từ năm 2004 - 2007
Câu vàng thẳng đứng tầng đáy
Câu vàng thẳng đứng tầng đáy đã được sử dụng để nghiên cứu sự phân bố và trữ lượng các loài cá đáy tại các vùng nước không thể khai thác bằng lưới kéo đáy của vùng biển Đông Nam Châu Á. Độ sâu đánh bắt là từ 38-300 m, thường thả câu vào sáng sớm với thời gian ngâm câu từ 2-4 giờ. Số lưỡi câu được sử dụng cho một mẻ phụ thuộc vào ngư trường khai thác, thường dùng từ 380-960 lưỡi câu. Trong suốt quá trình câu, sử dụng mực làm mồi câu (Hình 2).
Hình 2. Sử dụng câu vàng thẳng đứng tầng đáy trong các chuyến điều tra nguồn lợi nghề cá đáy
Năng suất và sản lượng khai thác trung bình
Năng suất khai thác (Catch Per Unit of Effort - CPUE) đạt kết quả cao nhất tại các trạm ở vùng biển Andaman là 384,72 cá thể/1000 lưỡi câu và thấp nhất là 1,19 cá thể/1000 lưỡi câu ở vùng biển phía tây của Borneo thuộc vùng biển của Brunei Darussalam, vùng biển Sabah và Sarawak. CPUE trung bình và thành phần sản lượng đánh bắt chính ở mỗi vùng biển điều tra, gồm: họ cá mú (Serranidae); họ cá hồng (Lutjanidae); họ cá lượng (Nemipteridae); các loài cá có giá trị kinh tế khác; cá nhám và cá đuối; các loài cá tạp được trình bày trong Hình 3. Sản lượng đánh bắt trung bình ở vùng biển Andaman (cao nhất) đạt là 83,25 cá thể/mẻ/1000 lưỡi câu. Tuy vậy, 50% của sản lượng đánh bắt được xem là các loài cá bỏ đi (discard species) chẳng hạn như: cá nhám, cá đuối và cá tạp.
Hình 3. Năng suất khai thác và thành phần nhóm đã đánh bắt được bằng câu vàng thẳng đứng tầng đáy trong mỗi vùng khai thác Phân bố và trữ lượng
Kết quả điều tra cho thấy có 19 loài và một loài thuộc họ Serranidae chưa được xác định phân bố trong các vùng điều tra. Cá song chấm (Ephinephelus areolatus) cũng như 13 loài cá khác và hai loài chưa xác định của họ cá hồng (Lutjanidae) phân bố ở tất cả các vùng đã điều tra. Loài cá hồng hai chấm (Tang’s snapper - Lipochilus carnolabrum) chỉ phát hiện thấy ở biển Andaman và bờ biển phía Đông của Việt Nam. Loài cá đổng sộp vàng (Gold banded jobfish, Pristipomoides multidens) phát hiện thấy ở tất cả các vùng biển. Sử dụng câu vàng thẳng đứng tầng đáy đánh bắt được năm họ của loài cá nhám, trong đó loài cá nhám chó (dogfish shark -thuộc họ Squlidae) chiếm ưu thế trong tất cả các vùng đã được điều tra. Các loài cá kinh tế khai thác được bằng câu vàng thẳng đứng tầng đáy trong mỗi vùng điều tra được phân loại theo họ và được trình bày ở Bảng 1. Số liệu của Bảng 1 còn cho thấy những họ chiếm ưu thế đối với từng vùng biển. Ví dụ, cá cichlid (họ Cichlidae) là họ cá chiếm ưu thế lớn nhất ở vùng biển Andaman (60,91%), cá hè (Emperor fish - họ Lethrinidae) ở vùng biển phía tây của Borneo (56,69%), và vùng biển phía tây của biển Luzon và Sulu (69,13%), và các loài cá mối (họ Synodontidae) ở vùng biển phía đông của Việt Nam (41.92%).
Sản lượng của câu vàng thẳng đứng tầng đáy tại các vùng biển điều tra còn có các loài cá không thuộc nhóm đối tượng khai thác với các nhóm cá chiếm ưu thế khác nhau tuỳ theo từng vùng (Bảng 2). Cá chào mào (Gurnards), cá chào mào đỏ (Sea robins - họ Triglidae) chiếm tỷ lệ cao nhất ở vùng biển Andaman (57,14%), cá ép (Shark suckers - họ Echeneidae) ở vùng biển phía tây của Borneo (77,57%), cá lịch (morays - họ Muraenidae) và cá nóc ba răng (threetooth puffer - họ Triodontidae) ở vùng biển phía tây của biển Luzon và Sulu (lần lượt là 48%và 40%, cho từng vùng biển), và cá nóc (họ Tetradontidae) ở vùng bờ biển phía đông của Việt Nam (41.09%).
Nhận định
Số liệu từ các chuyến điều tra bằng câu vàng thẳng đứng tầng đáy đã cho thấy những nguồn lợi cá đáy có giá trị kinh tế cao, đặc biệt các loài cá song và cá hồng được phát hiện thấy ở những vùng nước không thể khai thác bằng lưới kéo đáy của vùng biển Đông Nam châu Á rất phong phú. Có 20 loài cá song và 15 loài cá hồng đã được phát hiện mặc dù chỉ có vài loài như cá song chấm gai (Ephinephelus areolatus) phân bố trong mỗi vùng đã điều tra. CPUE cao nhất là ở vùng biển Andaman, tiếp theo là vùng biển phía tây của Borneo và biển phía đông của Việt Nam. CPUE thấp nhất là ở vùng biển phía tây Luzon và biển Sula của Philipin. Tuy nhiên, khoảng 50% của sản lượng đánh bắt là các loại cá bỏ đi (discard), trong đó bao gồm cả các loài cá nhám cũng như các loài cá không có giá trị kinh tế khác như cá lịch và cá nóc.
Dường như số liệu đã chỉ ra rằng nguồn lợi cá tại các ngư trường không thể khai thác bằng lưới kéo đáy có thể là những nguồn lợi tiềm năng sử dụng được cho nghề cá xa bờ. Tuy nhiên, rất cần thiết phải nghiên cứu tiếp để giảm thiểu sản lượng của các loài cá bỏ đi.
Bảng 1. Sản lượng khai thác cá thể/mẻ/1000 lưỡi câu theo nhóm họ bằng câu vàng thẳng đứng tầng đáy trong vùng điều tra | Bảng 2. Sản lượng khai thác cá thể/mẻ/1000 lưỡi câu của các loài cá tạp theo nhóm họ bằng câu vàng thẳng đứng tầng đáy trong vùng điều tra | ||||||
Vùng điều tra | Họ | Cá thể/mẻ/ 1000 lưỡi câu | % | Vùng điều tra | Họ | Cá thể/mẻ/ 1000 lưỡi câu | % |
Biển Andaman | Berycidae | 1,38 | 0,60 | Biển Andaman | Chaetodondae | 1,38 | 0,28 |
Bothidae | 9,44 | 4,12 | Dactylopteridae | 1,38 | 0,28 | ||
Caesionidae | 1,38 | 0,60 | Berycidae | 24,40 | 4,93 | ||
Cichlidae | 139,35 | 60,91 | Scorpaenidae | 25,69 | 5,19 | ||
Gempylidae | 1,85 | 0,80 | Echeneidae | 4,62 | 0,93 | ||
Haemulidae | 18,51 | 8,09 | Congridae | 1,38 | 0,28 | ||
Halocentridae | 4,16 | 1,82 | Muraenidae | 150,38 | 30,39 | ||
Hapalogenyidae | 8,33 | 3,64 | Triglidae | 282,75 | 57,14 | ||
Lethrinidae | 1,85 | 0,80 | Tetraodontidae | 1,38 | 0,28 | ||
| Priacanthidae | 7,29 | 3,18 |
| Triodontidae | 1,38 | 0,28 |
| Sphyraenidae | 1,38 | 0,60 |
|
|
|
|
Bờ biển phía Tây của Borneo | Acropomatidae | 5,20 | 3,56 | Bờ biển phía Tây của Borneo | Monacanthidae | 1,38 | 1,49 |
Ariidae | 3,57 | 2,44 | Scaridae | 1,38 | 1,49 | ||
Branchiostegidae | 3,24 | 2,22 | Labridae | 1,22 | 1,31 | ||
Carangidae | 2,38 | 1,63 | Scorpaenidae | 1,22 | 1,31 | ||
Haemulidae | 1,38 | 0,95 | Echeneidae | 71,93 | 77,57 | ||
Halocentridae | 7,29 | 4,99 | Ophichthidae | 1,19 | 1,28 | ||
Lethrinidae | 82,73 | 56,69 | Muraenidae | 1,04 | 1,12 | ||
Sparidae | 32,07 | 21,98 | Ostraciidae | 1,38 | 1,49 | ||
Scrombridae | 1,19 | 0,81 | Tetraodontidae | 2,61 | 2,81 | ||
Sphyraenidae | 1,19 | 0,81 | Diodontidae | 4,09 | 4,41 | ||
| Synodontidae | 5,65 | 3,87 | Triodontidae | 5,24 | 5,66 | |
Bờ biển phía Đông của Luzon và Biển Sulu | Acropomatidae | 1,04 | 2,06 | Bờ biển phía Đông của Luzon và Biển Sulu | Labridae | 1,04 | 12 |
Carangidae | 11,91 | 23,66 | Muraenidae | 4,16 | 48 | ||
Lethrinidae | 34,82 | 69,13 | Triodontidae | 3,47 | 40 | ||
Polymixiidae | 1,04 | 2,06 | Bờ biển phía Đông của Việt Nam | Dactylopteridae | 1,85 | 0,64 | |
Scrombridae | 1,54 | 3,06 | Berycidae | 8,18 | 2,87 | ||
Bờ biển phía Đông của Việt Nam | Acropomatidae | 1,08 | 0,76 | Echeneidae | 2,77 | 0,97 | |
Branchiostegidae | 5,87 | 4,12 | Ophichthidae | 6,82 | 2,39 | ||
Carangidae | 22,22 | 15,59 | Congridae | 38,88 | 13,63 | ||
Coryphaenidae | 1,38 | 0,97 | Muraenidae | 103,51 | 36,29 | ||
Glaucosomatidae | 12,15 | 8,52 | Ostraciidae | 2,22 | 0,77 | ||
Halocentridae | 8,44 | 5,93 | Tetraodontidae | 117,19 | 41,09 | ||
Sparidae | 18,29 | 12,84 |
| Triodontidae | 3,70 | 1,29 | |
Priacanthidae | 11,41 | 8,01 |
|
|
|
| |
Terapontidae | 1,85 | 1,29 |
|
|
|
| |
| Synodontidae | 59,72 | 41,92 |
|
|
|
|
T.T.Liên (dịch)
( Nguồn: Fish for the People. Vol.6 No.2-2008)
Download