General Information

Author:
Issued date: 24/11/2009
Issued by:

Content


1. Mở đầu

Cá nóc được biết đến là sinh vật chứa độc tố thần kinh cực độc, gây ngộc độc cấp tính cho người và gia súc. Tuy nhiên, độc tố cá nóc (chủ yếu là TTX) hiện đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu ứng dụng trong y dược để chữa một số bệnh hiểm nghèo như bệnh tim mạch, chữa cai nghiện,…Theo công bố gần đây của Viện Nghiên cứu Hải sản, đã điều tra, bắt gặp được 49 loài cá nóc thuộc vùng biển Việt nam, trong số đó có khá nhiều loài có độc tính mạnh. Mặc dù Chính phủ đã có lệnh cấm sử dụng cá nóc dưới mọi hình thức, nhưng nhiều vụ ngộ độc do ăn cá nóc vẫn xẩy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Do vậy, việc nghiên cứu về độc tính cá nóc, thành phần và hàm lượng các độc tố trong cá nóc rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu số vụ ngộ độc, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá nóc độc cho mục đích y học và nghiên cứu khoa học của nước nhà.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 5 loài cá nóc (cá nóc vằn Takifugu oblongus, cá nóc chuột chấm đen Arothron stellatus, cá nóc chuột vằn bụng Arothron hispidus, cá nóc chấm cam vằn mắt Torquigener brevipinnis, cá nóc đầu thỏ chấm tròn Lagocephalus sceleratus) được thu thập trong các chuyến điều tra trên biển và tại các bến cá, cảng cá các tỉnh ven biển Việt Nam năm 2005 – 2006.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Tách chiết độc tố bằng các phương pháp hóa sinh. Sử dụng dung môi là axit axetic 0,1% để tách độc tố, ly tâm lạnh 10000v/phút/10 phút để thu dịch trong.

- Xác định độc tính cá nóc bằng phương pháp thử sinh học trên chuột (MBA, Mouse Bioassay).

- Xác định thành phần và hàm lượng các độc tố bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Phương pháp này được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của PGS. TS. Shigeru SATO (Trường Khoa học Nghề Cá, Đại học Kitasato, Nhật Bản).

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Xác định độc tính theo phương pháp MBA

Kết quả phân tích độc tính các bộ phận (thịt, da, gan, ruột, mật, trứng, tinh sào) của 5 loài cá nóc theo phương pháp MBA, được biểu thị trên hình 1 cho thấy: các loài cá nóc nghiên cứu có độc tính rất khác nhau. Sự biến động độc tính khác nhau không chỉ giữa các loài, mà giữa các bộ phận trong một loài cũng thể hiện sự khác nhau rõ rệt. Các bộ phận trứng và gan được ghi nhận có độc tính cao nhất. ở các loài cá nóc T. oblongus, A. hispidus và A. stellatus, độc tố tập trung ở trứng, đạt tới 3131,52 MU/g (A. hispidus). Còn ở 2 loài T. brevipinnis và L. sceleratus, độc tố tập trung ở gan, mức độc đạt tới 2255,61 MU/g (T. brevipinnis). Thịt và da thường có độc tính thấp hơn nhiều. Độc tính ở thịt dao động từ mức âm tính (ND) đến 199,97 MU/g, ở da từ ND đến 201,96 MU/g.

Hình 1. Độc tính trong các bộ phận của 5 loài cá nóc

Có thể biểu thị mức độc tính cao nhất ghi nhận được theo kết quả phân tích bằng MBA của từng bộ phận của mỗi loài trong bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Mức độc tính cao nhất của các bộ phận các loài cá nóc

3.2. Xác định thành phần và hàm lượng các độc tố trên hệ thống HPLC

Chúng tôi đã tiến hành phân tích 40 mẫu trên hệ thống HPLC với đầu dò huỳnh quang tại Nhật Bản, kết quả được tổng hợp ở bảng 2 cho thấy trong dịch chiết là một hỗn hợp các thành phần độc tố có tỷ lệ khác nhau.

Bảng 2. Tỷ lệ % các thành phần độc tố trong 5 loài cá nóc ở biển Việt Nam

Loài/giới tính

Tỷ lệ % các thành phần độc tố

Độc tố TTXs

Độc tố PSPs

TTX

4epTTX

anhTTX

GTX6

GTX5

neoSTX

dcSTX

STX

A. stellatus (Đực)

0,00

2,96

94,55

0,00

0,00

0,00

0,00

2,49

A. stellatus (Cái)

20,97

6,50

70,57

0,00

0,00

0,26

0,00

1,69

T. oblongus (Đực)

36,68

9,85

53,40

0,00

0,00

0,05

0,01

0,03

T. oblongus (Cái)

44,30

6,70

48,72

0,00

0,00

0,16

0,01

0,11

L. sceleratus (Đực)

60,08

6,18

29,61

0,00

0,00

2,25

0,06

1,82

A. hispidus (Đực)

27,40

7,79

64,49

0,00

0,00

0,02

0,05

0,24

T. brevipinnis (Đực)

58,20

3,93

29,43

3,79

4,42

0,15

0,00

0,08

Tỷ lệ trung bình

35,38

6,27

55,82

0,54

0,63

0,41

0,02

0,92

+ Nhóm TTXs: chiếm tỷ lệ tổng cộng là 97,47%, gồm TTX (35,38%) và các dẫn xuất của nó là 4-epi TTX (6,27%), 4,9-anhydro TTX (55,82%).

+ Nhóm độc tố PSPs: chiếm tỷ lệ tổng cộng là 2,53%, gồm STX (0,92%) và các dẫn xuất của nó là neo-STX (4,41%), dc-STX (0,02%), GTX6 (0,54%), GTX5 (0,63%).

GTX6 và GTX5 chỉ phát hiện có trong các mẫu của loài T. brevipinnis. Các thành phần độc tố khác cũng có mặt với tỷ lệ khác nhau ở từng loài, từng bộ phận.

3.2.1. Độc tố trong loài cá nóc T. brevipinnis

Thành phần TTXs chiếm đến 91,56%, và các độc tố PSPs chiếm 8,44%. Trong từng bộ phận, hàm lượng và thành phần các độc tố đó cũng biến động rất khác nhau. Bộ phận gan và tinh sào cho thấy sự chênh lệch rất lớn, hàm lượng các độc tố TTXs trong các bộ phận này gấp 14,7 và 12,2 lần so với độc tố PSPs.

Bảng 3. Hàm lượng các độc tố trong các bộ phận của loài T. brevipinnis

Bộ phận

Hàm lượng  độc tố (mM~nmol/ml)

TTX

4-epi TTX

AnhTTX

TTXs

GTX6

GTX5

neoSTX

STX

PSPs

Th

4,120

0,073

1,409

5,60

0,415

0,614

0,000

0,000

1,03

D

3,769

1,305

2,460

7,53

0,156

0,920

0,042

0,004

1,12

G

18,055

0,836

9,458

28,35

1,315

0,550

0,043

0,018

1,92

Ts

16,555

0,656

8,164

25,37

0,881

1,142

0,027

0,037

2,09

Tổng số

42,50

2,87

21,49

66,86

2,77

3,22

0,11

0,06

6,16

Trong nhóm độc tố TTXs, TTX chiếm tỷ lệ cao nhất, hàm lượng tổng số là 42,5 mðM; trong nhóm PSPs, GTX5 có hàm lượng cao nhất với tổng cộng 3,22 mM.

3.2.2. Độc tố trong loài cá nóc L. sceleratus

Hàm lượng các độc tố nhóm TTXs cao hơn 14 lần so với các độc tố PSPs. Bộ phận ruột ở loài này, hàm lượng các độc tố TTXs là 7,986 mM còn các độc tố PSPs là 0,078 mM. Không phát hiện thấy sự có mặt của các độc tố trong mẫu da, còn ở tinh sào chỉ phát hiện có độc tố STX với hàm lượng rất nhỏ (0,004 mM).

Bảng 4. Hàm lượng các độc tố trong các bộ phận của loài L. sceleratus

Bộ phận

Hàm lượng  độc tố (mM~nmol/ml)

TTX

4-epiTTX

AnhTTX

TTXs

neoSTX

dcSTX

STX

PSPs

Th

0,000

0,713

0,000

0,713

0,103

0,000

0,000

0,103

D

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

G

0,157

0,000

0,000

0,157

0,000

0,000

0,043

0,043

R

6,706

0,000

1,280

7,986

0,034

0,005

0,039

0,078

M

0,070

0,000

2,136

2,206

0,122

0,003

0,125

0,249

Ts

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,004

0,004

Tổng số

6,93

0,71

3,42

11,06

0,26

0,01

0,21

0,48

Trong nhóm độc tố TTXs, TTX có hàm lượng cao nhất với tổng cộng là 6,93 mM; trong nhóm PSPs, neoSTX có hàm lượng cao nhất với tổng cộng 0,26 mM.

3.2.3. Độc tố trong loài cá nóc T. oblongus

Hàm lượng độc tố TTXs ở cá thể đực là 84,9 mM, gấp 1249 lần so với độc tố PSPs (0,07 mM). ở cá thể cái, sự chênh lệch này là 356 lần. ở cả cá thể đực và cá thể cái, độc tố TTX và dẫn xuất 4,9-anhydro TTX chiếm tỷ lệ ưu thể, trong đó 4,9-anhydro TTX có hàm lượng cao nhất: ở cá thể cái là 164,80 mM, ở cá thể đực là 45,37 mM. Trong nhóm các độc tố PSPs, dẫn xuất neoSTX có hàm lượng cao nhất: ở cá thể cái là 0,55 mM, ở cá thể đực là 0,04 mM.

Bảng 5. Hàm lượng các độc tố trong các bộ phận của loài T. oblongus

Giới tớnh

Bộ phận

Hàm lượng  độc tố (mM~nmol/ml)

TTX

4epiTTX

AnhTTX

TTXs

NeoSTX

dcSTX

STX

PSPs

Đực

Th

0,000

0,000

0,000

0,000

0,006

0,000

0,003

0,009

 

D

1,325

0,000

0,000

1,325

0,008

0,000

0,011

0,019

 

G

28,276

7,447

42,366

78,089

0,000

0,000

0,009

0,009

 

R

1,564

0,919

3,007

5,490

0,000

0,000

0,000

0,000

 

TS

0,000

0,000

0,000

0,000

0,026

0,005

0,000

0,031

Tổng số

31,16

8,37

45,37

84,90

0,04

0,005

0,02

0,07

Cái

Th

1,096

0,000

0,000

1,096

0,000

0,000

0,000

0,000

 

D

5,022

0,000

3,323

8,345

0,023

0,000

0,025

0,048

 

G

4,006

0,000

8,242

12,249

0,028

0,006

0,115

0,149

 

R

12,340

2,702

21,083

36,125

0,263

0,008

0,009

0,279

 

Tr

127,380

19,945

132,150

279,475

0,233

0,004

0,236

0,472

Tổng số

149,84

22,65

164,80

337,29

0,55

0,02

0,38

0,95

3.2.4. Độc tố trong loài cá nóc A. hispidus

Ở loài này, các độc tố TTXs chiếm đến 99,68%, và các độc tố PSPs chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ với 0,32%.

Bảng 6. Hàm lượng các độc tố trong các bộ phận của loài A. hispidus

Bộ phận

Hàm lượng độc tố (mM~nmol/ml)

TTX

4epiTTX

AnhTTX

TTXs

neoSTX

dcSTX

STX

PSPs

Th

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,047

0,047

D

8,362

1,465

14,376

24,203

0,000

0,000

0,116

0,116

G

1,870

0,000

2,101

3,971

0,020

0,000

0,000

0,020

R

2,485

2,570

14,661

19,716

0,000

0,017

0,003

0,020

M

3,291

0,682

0,000

3,973

0,000

0,005

0,014

0,019

Ts

7,519

1,970

24,225

33,713

0,000

0,023

0,028

0,051

Tổng số

23,53

6,69

55,36

85,58

0,02

0,05

0,21

0,27

Trong nhóm độc tố TTXs, 4,9-anhydro TTX có hàm lượng chiếm ưu thế nhất, với hàm lượng tổng cộng là 55,36 mM; trong nhóm PSPs, STX có hàm lượng cao nhất (0,21 mM), các dẫn xuất của nó chiếm tỷ lệ rất thấp: neoSTX là 0,02 mM và dcSTX là 0,05 mM.

3.2.5. Độc tố trong loài cá nóc A. stellatus

Kết quả phân tích tổng hợp ở bảng 6 cho thấy: hàm lượng độc tố tổng số ở cá thể cái là 118,11 mM, cao hơn 71 lần so với cá thể đực (1,67 mM).

Bảng 7. Hàm lượng các độc tố trong các bộ phận của loài A. stellatus

Giới tính

Bộ phận

Hàm lượng  độc tố (mM~nmol/ml)

TTX

4epiTTX

AnhTTX

TTXs

neoSTX

STX

PSPs

Đực

Th

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,008

0,008

D

0,000

0,049

0,562

0,611

0,000

0,005

0,005

G

0,000

0,000

0,169

0,169

0,000

0,000

0,000

R

0,000

0,000

0,847

0,847

0,000

0,012

0,012

M

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,011

0,011

Ts

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,006

0,006

Tổng số

0,00

0,05

1,58

1,63

0,00

0,04

0,04

Cái

Th

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

D

0,927

0,000

0,107

1,034

0,300

0,000

0,300

G

11,365

0,033

1,677

13,074

0,000

1,989

1,989

R

12,478

7,650

79,872

100,000

0,006

0,003

0,009

M

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,006

0,006

Tr

0,000

0,000

1,700

1,700

0,000

0,004

0,004

Tổng số

24,77

7,68

83,36

115,81

0,31

2,00

2,31

Dẫn xuất 4,9-anhydro TTX có hàm lượng cao nhất trong nhóm độc tố TTXs: ở cá thể cái là 83,36 mðM, ở cá thể đực là 1,58 mM. Dẫn xuất này tập trung cao nhất ở gan và ruột của cá thể cái. Cá thể đực không thấy có mặt độc tố TTX, ở cá thể cái TTX chủ yếu tập trung trong gan và ruột. Trong nhóm các độc tố PSPs, STX là thành phần chủ yếu. ở cá thể cái không có mặt của dẫn xuất dcSTX, ở cá thể đực không có mặt của cả dẫn xuất neoSTX.

4. Kết luận

Từ các kết quả phân tích độc tố trong 5 loài cá nóc nghiên cứu là Torquigener brevipinnis, Lagocephalus sceleratus, Takifugu oblongus, Arothron hispidus và Arothron stellatus, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1/ Các loài cá nóc này đều có mức độc tính rất cao. Sự biến động về độc tính biểu hiện khác nhau ở mức cá thể. Độc tố thường tập trung nhiều ở trứng và gan. Thịt và da thường ít độc hơn. Riêng ở 2 loài Arothron stellatus và Arothron hispidus có hàm lượng độc tính khá cao ở da.

2/ Phân tích trên hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao, chúng tôi khẳng định rằng thành phần độc tố cá nóc là hỗn hợp nhiều độc tố. Trong đó, nhóm độc tố TTXs (TTX và các dẫn xuất 4,9-anhydro TTX, 4-epi TTX) là thành phần chính, chiếm tỷ lệ 97,47%. Các độc tố thuộc nhóm chất độc thần kinh PSP là saxitoxin và các dẫn xuất của nó (neoSTX, dcSTX, GTX6 và GTX5) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2,53%.

3/ Tỷ lệ của các các độc tố cũng biến động theo từng loài, từng bộ phận, từng giới tính. ở các loài T. brevipinnis và L. sceleratus, TTX là thành phần độc tố chính. ở các loài còn lại, thành phần độc tố chiếm tỷ lệ cao nhất là dẫn xuất 4,9-anhydro TTX. Nhìn chung, các thành phần độc tố thường có hàm lượng cao hơn ở cá thể cái.

Tài liệu tham khảo chính

1. Nguyễn Văn Lệ và ctv (2006), Nghiên cứu độc tính cá nóc và các giải pháp xử lý chế biến, quản lý từ khâu khai thác đến khâu tiêu thụ cá nóc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Thuỷ sản.

2. Chen C. Y., Chou H. N. (1998), “Detection of tetrodotoxin by high performance liquid chromatography in lined-moon shell and puffer fish”, Acta Zoologica Taiwanica, 9 (1), pp. 41-48.

3. Mosher, H. S. (1986), “The chemistry of tetrodotoxin”, Tetrodotoxin, saxitoxin, and the molecular biology of the sodium channel, New York Academy of Sciences, Vol 479, pp. 32-42.

4. Yamashita, M. Y. (2001), “Chemistry of puffer fish toxin”, J.Toxicol – Toxin Reviews, 20 (1), pp. 51-66.

5. Yotsu M., Endo A., Yasumoto T. (1989), “An improved tetrodotoxin analyzer”, Agric. Biol. Chem. Vol.53, pp. 893-895.

Nguyễn Hữu Hoàng
Phòng NCCN Sau Thu Hoạch - Viện Nghiên cứu Hải sản


Download