General Information

Author:
Issued date: 24/11/2009
Issued by:

Content


Mở đầu

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng bởi diễn biến thời tiết khắc nghiệt như: bão và áp thấp nhiệt đới thường kèm theo mưa giông, kết hợp với triều cường gây ra lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người và của. Trong những năm gần đây thiệt hại do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra ngày càng thảm khốc, ước tính tổng thiệt hại hàng năm lên đến hàng tỷ đồng.

Do sự bùng nổ dân số, tình trạng chặt phá  rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ngày càng gia tăng và biến đổi khí hậu làm cho tình hình thời tiết ngày một trở nên khắc nghiệt ảnh hưởng tới cuộc sống của cộng đồng ngư dân ven biển đặc biệt là ngư dân sinh sống bằng nghề khai thác hải sản.

Trong bài viết này, xin được trình bày về ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới đối với tàu thuyền tham gia khai thác hải sản của cộng đồng ngư dân ven biển.

1. Hiện trạng tàu thuyền khai thác hải sản ở Việt Nam

            Hiện nay, tàu thuyền khai thác hải sản ở Việt Nam chủ yếu là tàu lắp máy có công suất thấp, vỏ tàu được đóng bằng gỗ với kích thước nhỏ, trang thiết bị an toàn hàng hải, thông tin liên lạc còn hạn chế. Số lượng và tỷ lệ tàu thuyền  phân theo nhóm công suất máy và chiều dài lớn nhất của vỏ tàu được trình bày ở bảng 1 & 2 và hình 1 & 2.

Bảng 1. Số lượng tàu thuyền khai thác hải sản phân  theo nhóm công suất máy


TT

Phân loại theo nhóm công suất (CV)

Số lượng (chiếc)

Tỷ lệ
(%)

1

Không lắp máy

4.687

5,4

2

Loại  < 20 CV

32.119

37,4

3

Loại  20 - < 50 CV

25.496

29,7

4

Loại 50 -< 90 CV

10.425

12,1

5

Loại 90 -<150 CV

4.819

5,6

6

Loại 150 -< 400 CV

6.763

7,9

7

>= 400 CV

1.605

1,9

Tổng

85.914

100

                                                     Nguồn: Nguyễn Long, 2007


Hình 1. Tỷ lệ % số lượng tàu theo nhóm công suất máy

Bảng 2.  Số lượng tàu thuyền khai thác hải sản phân theo nhóm chiều dài lớn nhất


TT

Phân loại theo nhóm chiều dài lớn nhất (m)

Số  lượng chiếc)

Tỷ lệ (%)

1

Loại < 8 m

17.296

20,1

2

Loại  8 -< 12 m

28.127

32,7

3

Loại 12 -< 15 m

24.056

28,0

4

Loại 15 -<  20 m

13.028

15,2

5

Loại 20 -< 30 m

3.373

3,9

6

Loại >= 30 m

34

0,1

Tổng

85.914

100

         Nguồn: Nguyễn Long, 2007
 
Hình 2. Tỷ lệ % số lượng tàu thuyền theo nhóm chiều dài lớn nhất

Với các số liệu thống kê trên cho thấy:

Đa số tàu thuyền khai thác hải sản ở Việt Nam là loại tàu nhỏ, có kích thước nhỏ, khả năng chịu đựng sóng gió kém. Số lượng tàu có chiều dài vỏ tàu lớn nhất <15m, khả năng chịu sóng gió < cấp 4 chiếm phần lớn trong tổng số tàu thuyền khai thác hải sản. Số lượng tàu có chiều dài vỏ tàu = 15m (khả năng chịu đựng sóng gió > cấp 4) chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số tàu thuyền.

Bên cạnh đó, việc trang bị các thiết bị phục vụ hàng hải, khai thác và an toàn trên biển còn rất hạn chế. Tàu thuyền có công suất máy chính =  45cv có 33% được trang bị máy định vị vệ tinh, 21% có máy dò cá, 63% có máy thông tin liên lạc tầm gần và 13% trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa (Bộ Thuỷ sản, 2001).

2. Tình hình bão và áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam

2.1. Tình hình thiệt hại do bão, áp thấp nhiệt đới

Theo kết quả nghiên cứu (Đào Mạnh Sơn và ctv, 2004), bão và áp thấp nhiệt đới thư­ờng xảy ra từ tháng 5 đến tháng 11; tập trung vào các tháng 7, 8 và 9. Theo số liệu thống kê từ năm 1954 đến năm 1993, nước ta chịu 230 cơn bão và trung bình mỗi năm có khoảng 6 cơn bão.

Bảng 3. Số cơn bão, tần suất và bình quân ở biển Việt Nam từ vĩ độ 80N-220N
(Số liệu thống kê từ 1954 đến 1993)


Vĩ độ ( 0N)

Số cơn bão (No)

Tần suất (%)

Bình quân (No/năm)

21 - 22
20 - 21
19 - 20
18 -19

17 -18
16 -17
15 -16
14 -15
13 -14
12 -13
11 -12
10 -11
9 -10
8 - 9

33
33
27
21

32
21
12
14
15
16
13
1
4
7

13,2
13,2
10,8
8,4

12,8
8,4
4,8
5,6
6,0
6,4
5,2
0,4
1,6
2,8

0,82
0,82
0,67
0,52

0,80
0,52
0,30
0,35
0,37
0,40
0,32
0,02
0,10
0,17

Tổng cộng

230

100

6,25

                                                                                                                                   Nguồn: Đào Mạnh Sơn, 2003

Thời tiết khí tượng hải văn trên biển trong những năm gần đây có diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới ngày càng gia tăng cả về số lượng, tính chất ác liệt và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tàu thuyền khai thác hải. Theo số liệu thống kê, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới hình thành trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta được trình bày như bảng 4.

Bảng 4.  Thống kê thiệt hại tàu thuyền do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra một vài năm gần đây


Năm

Số cơn bão

Số cơn áp thấp

Thiệt hại tàu thuyền đánh cá (chiếc)

Hình thành
trên Biển Đông

ảnh hưởng
trực tiếp
đến Việt Nam

Hình thành
trên Biển Đông

ảnh hưởng
trực tiếp
đến Việt Nam

2000

-

2

-

1

49 tàu thuyền bị chìm, 86 tàu bị hư hỏng.

2001

9

1

11

-

261 tàu cá bị chìm;135 bị va đập và hư hỏng

2003

7

2

10

1

35 tàu cá bị chìm 

2004

5

2

4

2

25 tàu cá bị chìm và 53 tàu cá bị hư hại.

2005

9

6

5

2

317 tàu cá bị chìm.

2006

10

3

4

0

1.475 tàu cá bị chìm và hư hỏng

2007

7

3

-

-

120 bị chìm và 36 bị hư hỏng

[Cơ sở dữ liệu, Đối tác giảm nhẹ thiên tai]

2.2. Một số cơn bão nhiệt đới điển hình trong những năm gần đây

- Cơn bão số 5 năm 1997 với tên gọi quốc tế là LinDa đổ bộ vào các tỉnh ven biển Nam Bộ, mà tâm bão là Cà Mau và Kiên Giang. Cơn bão đi qua đã gây nên thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản . Số lượng tàu thuyền bị chìm là 2.897 chiếc và bị hư hỏng là 1.856 chiếc. Số người chết 778 người và mất tích là 2.123 người [4].

- Cơn bão số 1 năm 2006 với tên gọi quốc tế là Chanchu tuy không đổ bộ vào nước ta nhưng đã gây tổn thất nặng nề về người và tài sản cho bà con ngư dân ba tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Số lượng tàu thuyền bị chìm 21 tàu, số người chết và mất tích lên đến 268 người [4].

- Cơn bão số 2 năm 2007 với tên gọi quốc tế là Pabuk đã đi qua và ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh miền Trung. Thiệt hại do cơn bão gây ra với 74 người chết và 49 chiếc tàu thuyền đánh cá bị chìm [4].

Trên đây là một vài cơn bão nhiệt đới điển hình gây thiệt hại về tàu thuyền và người. Như vậy, thiệt hại do các cơn bão gây ra đối với tàu thuyền đánh bắt hải sản và đặc biệt là cộng đồng ngư dân ven biển sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản là rất nặng nề.

3. Khả năng chịu đựng của tàu thuyền khai thác hải sản với bão, áp thấp nhiệt đới

Theo số liệu thống kê của Bộ Thuỷ sản – nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đa số tàu thuyền khai thác hải sản lắp máy có công suất nhỏ hơn 90cv (chiếm 83,8%), có tốc độ di chuyển chậm. Trong điều kiện bình thường, tốc độ di chuyển tối đa đạt từ 6 - 8 hải lý/giờ, còn trong điều kiện sóng to, gió lớn tốc độ của tàu chỉ đạt từ 1,5 - 2 hải lý/giờ. Trong khi đó, tốc độ di chuyển của bão, áp thấp thường đạt từ 8 – 21 hải lý/giờ và vùng ảnh hưởng của bão lên tới 300 hải lý. Vì vậy khả năng tàu thuyền tránh được gió bão, áp thấp và di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của chúng là rất khó khăn. Đặc biệt đối với những tàu có công suất máy thấp, tốc độ di chuyển chậm cần phải biết được thông tin về cơn bão ít nhất là 3 ngày để có thể chạy ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão.

            Hơn nữa, vỏ tàu được đóng với kích thước nhỏ (số tàu có chiều dài <20m chiếm 96% tổng số tàu thuyền đánh cá trên cả nước) nên tính an toàn của tàu không cao, khả năng nghiêng, lật khi có bão và áp thấp nhiệt đới rất cao nên các đội tàu này thường không thể đảm bảo hoạt động an toàn trong điều kiện thời tiết có bão gió.

            Bên cạnh đó, đa phần vỏ tàu đánh cá có kết cấu bằng gỗ (Nguyễn Long, 1999), độ dày của gỗ đóng vỏ tàu từ 3,0 – 4,1cm (vùng Vịnh Bắc Bộ); từ 4,4 – 5,4 cm (vùng biển miền Trung) và từ 4,4 – 7,0cm (vùng biển Đông – Tây Nam Bộ). Khả năng chịu đựng sóng gió của tàu nhỏ hơn cấp 5 đối với tàu ở vùng vịnh Bắc Bộ; nhỏ hơn cấp 6 đối với tàu ở vùng biển miền Trung còn đối với tàu vùng biển Đông – Tây Nam Bộ các tàu lớn có thể chịu đựng được sóng gió cấp 7-8.

            Hệ thống thông tin liên lạc và dự báo thời tiết trên tàu vẫn còn thiếu. Đa phần các tàu chỉ mới trang bị được những máy móc cần thiết nhất để tàu có thể hoạt động đánh bắt mà chưa chú trọng tới an toàn trong quá trình đánh bắt.

Từ các yếu tố cơ bản trên, cho thấy khả năng chịu đựng của tàu thuyền khai thác hải sản đối với bão, áp thấp nhiệt đới còn rất hạn chế.

4. Kết luận và đề xuất

4.1. Kết luận

- Tàu thuyền khai thác hải sản có công suất máy <90cv chiếm tới 83,8 % tổng số tàu lắp máy trong toàn quốc. Chiều dài lớn nhất của vỏ tàu <20m chiếm tới 96% tổng số tàu đánh cá. Do đó, khả năng chống chịu bão, áp thấp nhiệt đới của tàu thuyền tham gia khai thác hải sản còn rất hạn chế.

- Tình hình bão, áp thấp nhiệt đới những năm gần đây có diễn biến phức tạp,  ngày càng gia tăng và tính chất ác liệt ngày một lớn và ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới tới tàu thuyền khai thác hải sản là rất lớn và làm ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống cộng đồng ngư dân ven biển.

4.2. Đề xuất

- Để giảm nhẹ thiệt hại do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra cần chú trọng công tác phòng tránh bão và thông báo kịp thời để tàu thuyền tìm nơi tránh và trú bão an toàn.

- Cần xây dựng hệ thống cứu hộ, cứu nạn, mạng thông tin chuyên ngành, hệ thống giám sát tàu cá thông qua vệ tinh để quản lý và đảm bảo an toàn cho các hoạt động của tàu cá trên biển.

- Cần tập huấn và hướng dẫn về cách neo đậu của tàu thuyền khi mùa mưa bão xẩy ra hàng năm.
- Xây dựng các tổ đội sản xuất trên biển nhằm thông tin, hỗ trợ nhau kịp thời trong quá trình hoạt động trên biển.
- Luôn tập trung đào tạo đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng có tay nghề và đủ kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Long, 1999. “Đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác hải sản xa bờ ở những vùng trọng điểm”. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.

2. Nguyễn Long, 2007. “Nghề cá quy mô nhỏ ở Việt Nam: một số cơ sở phân loại thực tiễn”. Báo cáo khoa học.

3. Đào Mạnh Sơn, 2003. “Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi (chủ yếu là cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to) và hiện trạng cơ cấu nghề nghiệp khu vực biển xa bờ miền Trung và đông nam bộ”. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.

4. www.ccfsc.org.vn/ndm-p.

5. www.fistenet.gov.vn.

Phạm Văn Tuyển


Download