General Information
Author:Issued date: 08/08/2008
Issued by:
Content
3.2.1. Độc tố trong loài cá nóc T. brevipinnis
Thành phần TTXs chiếm đến 91,56%, và các độc tố PSPs chiếm 8,44%. Trong từng bộ phận, hàm lượng và thành phần các độc tố đó cũng biến động rất khác nhau. Bộ phận gan và tinh sào cho thấy sự chênh lệch rất lớn, hàm lượng các độc tố TTXs trong các bộ phận này gấp 14,7 và 12,2 lần so với độc tố PSPs.
Bảng 3. Hàm lượng các độc tố trong các bộ phận của loài T. brevipinnis
Bộ phận | Hàm lượng độc tố (mM~nmol/ml) | ||||||||
TTX | 4-epi TTX | AnhTTX | TTXs | GTX6 | GTX5 | neoSTX | STX | PSPs | |
Th | 4,120 | 0,073 | 1,409 | 5,60 | 0,415 | 0,614 | 0,000 | 0,000 | 1,03 |
D | 3,769 | 1,305 | 2,460 | 7,53 | 0,156 | 0,920 | 0,042 | 0,004 | 1,12 |
G | 18,055 | 0,836 | 9,458 | 28,35 | 1,315 | 0,550 | 0,043 | 0,018 | 1,92 |
Ts | 16,555 | 0,656 | 8,164 | 25,37 | 0,881 | 1,142 | 0,027 | 0,037 | 2,09 |
Tổng số | 42,50 | 2,87 | 21,49 | 66,86 | 2,77 | 3,22 | 0,11 | 0,06 | 6,16 |
Trong nhóm độc tố TTXs, TTX chiếm tỷ lệ cao nhất, hàm lượng tổng số là 42,5 mðM; trong nhóm PSPs, GTX5 có hàm lượng cao nhất với tổng cộng 3,22 mM.
3.2.2. Độc tố trong loài cá nóc L. sceleratus
Hàm lượng các độc tố nhóm TTXs cao hơn 14 lần so với các độc tố PSPs. Bộ phận ruột ở loài này, hàm lượng các độc tố TTXs là 7,986 mM còn các độc tố PSPs là 0,078 mM. Không phát hiện thấy sự có mặt của các độc tố trong mẫu da, còn ở tinh sào chỉ phát hiện có độc tố STX với hàm lượng rất nhỏ (0,004 mM).
Bảng 4. Hàm lượng các độc tố trong các bộ phận của loài L. sceleratus
Bộ phận | Hàm lượng độc tố (mM~nmol/ml) | |||||||
TTX | 4-epiTTX | AnhTTX | TTXs | neoSTX | dcSTX | STX | PSPs | |
Th | 0,000 | 0,713 | 0,000 | 0,713 | 0,103 | 0,000 | 0,000 | 0,103 |
D | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 |
G | 0,157 | 0,000 | 0,000 | 0,157 | 0,000 | 0,000 | 0,043 | 0,043 |
R | 6,706 | 0,000 | 1,280 | 7,986 | 0,034 | 0,005 | 0,039 | 0,078 |
M | 0,070 | 0,000 | 2,136 | 2,206 | 0,122 | 0,003 | 0,125 | 0,249 |
Ts | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,004 | 0,004 |
Tổng số | 6,93 | 0,71 | 3,42 | 11,06 | 0,26 | 0,01 | 0,21 | 0,48 |
Trong nhóm độc tố TTXs, TTX có hàm lượng cao nhất với tổng cộng là 6,93 mM; trong nhóm PSPs, neoSTX có hàm lượng cao nhất với tổng cộng 0,26 mM.
3.2.3. Độc tố trong loài cá nóc T. oblongus
Hàm lượng độc tố TTXs ở cá thể đực là 84,9 mM, gấp 1249 lần so với độc tố PSPs (0,07 mM). ở cá thể cái, sự chênh lệch này là 356 lần. ở cả cá thể đực và cá thể cái, độc tố TTX và dẫn xuất 4,9-anhydro TTX chiếm tỷ lệ ưu thể, trong đó 4,9-anhydro TTX có hàm lượng cao nhất: ở cá thể cái là 164,80 mM, ở cá thể đực là 45,37 mM. Trong nhóm các độc tố PSPs, dẫn xuất neoSTX có hàm lượng cao nhất: ở cá thể cái là 0,55 mM, ở cá thể đực là 0,04 mM.
Bảng 5. Hàm lượng các độc tố trong các bộ phận của loài T. oblongus
Giới tớnh | Bộ phận | Hàm lượng độc tố (mM~nmol/ml) | |||||||
TTX | 4epiTTX | AnhTTX | TTXs | NeoSTX | dcSTX | STX | PSPs | ||
Đực | Th | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,006 | 0,000 | 0,003 | 0,009 |
| D | 1,325 | 0,000 | 0,000 | 1,325 | 0,008 | 0,000 | 0,011 | 0,019 |
| G | 28,276 | 7,447 | 42,366 | 78,089 | 0,000 | 0,000 | 0,009 | 0,009 |
| R | 1,564 | 0,919 | 3,007 | 5,490 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 |
| TS | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,026 | 0,005 | 0,000 | 0,031 |
Tổng số | 31,16 | 8,37 | 45,37 | 84,90 | 0,04 | 0,005 | 0,02 | 0,07 | |
Cái | Th | 1,096 | 0,000 | 0,000 | 1,096 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 |
| D | 5,022 | 0,000 | 3,323 | 8,345 | 0,023 | 0,000 | 0,025 | 0,048 |
| G | 4,006 | 0,000 | 8,242 | 12,249 | 0,028 | 0,006 | 0,115 | 0,149 |
| R | 12,340 | 2,702 | 21,083 | 36,125 | 0,263 | 0,008 | 0,009 | 0,279 |
| Tr | 127,380 | 19,945 | 132,150 | 279,475 | 0,233 | 0,004 | 0,236 | 0,472 |
Tổng số | 149,84 | 22,65 | 164,80 | 337,29 | 0,55 | 0,02 | 0,38 | 0,95 |
3.2.4. Độc tố trong loài cá nóc A. hispidus
Ở loài này, các độc tố TTXs chiếm đến 99,68%, và các độc tố PSPs chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ với 0,32%.
Bảng 6. Hàm lượng các độc tố trong các bộ phận của loài A. hispidus
Bộ phận | Hàm lượng độc tố (mM~nmol/ml) | |||||||
TTX | 4epiTTX | AnhTTX | TTXs | neoSTX | dcSTX | STX | PSPs | |
Th | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,047 | 0,047 |
D | 8,362 | 1,465 | 14,376 | 24,203 | 0,000 | 0,000 | 0,116 | 0,116 |
G | 1,870 | 0,000 | 2,101 | 3,971 | 0,020 | 0,000 | 0,000 | 0,020 |
R | 2,485 | 2,570 | 14,661 | 19,716 | 0,000 | 0,017 | 0,003 | 0,020 |
M | 3,291 | 0,682 | 0,000 | 3,973 | 0,000 | 0,005 | 0,014 | 0,019 |
Ts | 7,519 | 1,970 | 24,225 | 33,713 | 0,000 | 0,023 | 0,028 | 0,051 |
Tổng số | 23,53 | 6,69 | 55,36 | 85,58 | 0,02 | 0,05 | 0,21 | 0,27 |
Trong nhóm độc tố TTXs, 4,9-anhydro TTX có hàm lượng chiếm ưu thế nhất, với hàm lượng tổng cộng là 55,36 mM; trong nhóm PSPs, STX có hàm lượng cao nhất (0,21 mM), các dẫn xuất của nó chiếm tỷ lệ rất thấp: neoSTX là 0,02 mM và dcSTX là 0,05 mM.
3.2.5. Độc tố trong loài cá nóc A. stellatus
Kết quả phân tích tổng hợp ở bảng 6 cho thấy: hàm lượng độc tố tổng số ở cá thể cái là 118,11 mM, cao hơn 71 lần so với cá thể đực (1,67 mM).
Bảng 7. Hàm lượng các độc tố trong các bộ phận của loài A. stellatus
Giới tính | Bộ phận | Hàm lượng độc tố (mM~nmol/ml) | ||||||
TTX | 4epiTTX | AnhTTX | TTXs | neoSTX | STX | PSPs | ||
Đực | Th | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,008 | 0,008 |
D | 0,000 | 0,049 | 0,562 | 0,611 | 0,000 | 0,005 | 0,005 | |
G | 0,000 | 0,000 | 0,169 | 0,169 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | |
R | 0,000 | 0,000 | 0,847 | 0,847 | 0,000 | 0,012 | 0,012 | |
M | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,011 | 0,011 | |
Ts | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,006 | 0,006 | |
Tổng số | 0,00 | 0,05 | 1,58 | 1,63 | 0,00 | 0,04 | 0,04 | |
Cái | Th | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 |
D | 0,927 | 0,000 | 0,107 | 1,034 | 0,300 | 0,000 | 0,300 | |
G | 11,365 | 0,033 | 1,677 | 13,074 | 0,000 | 1,989 | 1,989 | |
R | 12,478 | 7,650 | 79,872 | 100,000 | 0,006 | 0,003 | 0,009 | |
M | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,006 | 0,006 | |
Tr | 0,000 | 0,000 | 1,700 | 1,700 | 0,000 | 0,004 | 0,004 | |
Tổng số | 24,77 | 7,68 | 83,36 | 115,81 | 0,31 | 2,00 | 2,31 |
Dẫn xuất 4,9-anhydro TTX có hàm lượng cao nhất trong nhóm độc tố TTXs: ở cá thể cái là 83,36 mðM, ở cá thể đực là 1,58 mM. Dẫn xuất này tập trung cao nhất ở gan và ruột của cá thể cái. Cá thể đực không thấy có mặt độc tố TTX, ở cá thể cái TTX chủ yếu tập trung trong gan và ruột. Trong nhóm các độc tố PSPs, STX là thành phần chủ yếu. ở cá thể cái không có mặt của dẫn xuất dcSTX, ở cá thể đực không có mặt của cả dẫn xuất neoSTX.
4. Kết luận
Từ các kết quả phân tích độc tố trong 5 loài cá nóc nghiên cứu là Torquigener brevipinnis, Lagocephalus sceleratus, Takifugu oblongus, Arothron hispidus và Arothron stellatus, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1/ Các loài cá nóc này đều có mức độc tính rất cao. Sự biến động về độc tính biểu hiện khác nhau ở mức cá thể. Độc tố thường tập trung nhiều ở trứng và gan. Thịt và da thường ít độc hơn. Riêng ở 2 loài Arothron stellatus và Arothron hispidus có hàm lượng độc tính khá cao ở da.
2/ Phân tích trên hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao, chúng tôi khẳng định rằng thành phần độc tố cá nóc là hỗn hợp nhiều độc tố. Trong đó, nhóm độc tố TTXs (TTX và các dẫn xuất 4,9-anhydro TTX, 4-epi TTX) là thành phần chính, chiếm tỷ lệ 97,47%. Các độc tố thuộc nhóm chất độc thần kinh PSP là saxitoxin và các dẫn xuất của nó (neoSTX, dcSTX, GTX6 và GTX5) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2,53%.
3/ Tỷ lệ của các các độc tố cũng biến động theo từng loài, từng bộ phận, từng giới tính. ở các loài T. brevipinnis và L. sceleratus, TTX là thành phần độc tố chính. ở các loài còn lại, thành phần độc tố chiếm tỷ lệ cao nhất là dẫn xuất 4,9-anhydro TTX. Nhìn chung, các thành phần độc tố thường có hàm lượng cao hơn ở cá thể cái.
Tài liệu tham khảo chính
1. Nguyễn Văn Lệ và ctv (2006), Nghiên cứu độc tính cá nóc và các giải pháp xử lý chế biến, quản lý từ khâu khai thác đến khâu tiêu thụ cá nóc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Thuỷ sản.
2. Chen C. Y., Chou H. N. (1998), “Detection of tetrodotoxin by high performance liquid chromatography in lined-moon shell and puffer fish”, Acta Zoologica Taiwanica, 9 (1), pp. 41-48.
3. Mosher, H. S. (1986), “The chemistry of tetrodotoxin”, Tetrodotoxin, saxitoxin, and the molecular biology of the sodium channel, New York Academy of Sciences, Vol 479, pp. 32-42.
4. Yamashita, M. Y. (2001), “Chemistry of puffer fish toxin”, J.Toxicol – Toxin Reviews, 20 (1), pp. 51-66.
5. Yotsu M., Endo A., Yasumoto T. (1989), “An improved tetrodotoxin analyzer”, Agric. Biol. Chem. Vol.53, pp. 893-895.
Nguyễn Hữu Hoàng
Phòng NCCN Sau Thu Hoạch - Viện Nghiên cứu Hải sản
Download