General Information

Author:
Issued date: 24/11/2009
Issued by:

Content


1. Mở đầu

Cá rạn san hô là một trong những nguồn lợi quan trọng của đại dương. Cách đây khoảng 450 triệu năm, các rạn san hô đã bắt đầu chia nguồn lợi cá với đại dương (Bellwood et al., 2002), do đó theo thời gian cá rạn san hô ngày càng đa dạng và rất có ý nghĩa đối với việc duy trì hệ sinh thái “rừng nhiệt đới dưới biển” cũng như các giá trị kinh tế mang lại cho con người.

Với một quá trình dài tồn tại và thích nghi với nhiều biến động lớn trong lịch sử trái đất, sự tích luỹ những đặc điểm di truyền thích hợp với điều kiện tự nhiên đã phân hoá cá rạn san hô thành những quần xã mang những đặc điểm sinh thái học khác nhau thích nghi với những đặc trưng môi trường riêng của từng khu vực. Mặt khác, môi trường luôn luôn thay đổi và các đặc điểm sinh học của cá rạn san hô cũng dần thay đổi theo để phản ứng kịp thời với môi trường.

Việc nghiên cứu về sinh thái học nghề cá tại Việt Nam đã được ghi nhận rải rác trong các nghiên cứu đánh giá về nguồn lợi, rất ít các nghiên cứu chuyên sâu. Bài báo này trình bày một số đặc điểm sinh thái học của quần xã cá rạn san hô Việt Nam tại các vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển (nơi có rạn san hô phát triển nhất hiện nay) nhằm bước đầu xác định những đặc điểm sinh thái học cơ bản làm cơ sở so sánh cho những nghiên cứu sắp tới về sinh thái học nguồn lợi cá rạn và đánh giá về tác động của từng thành phần trong hệ sinh thái.

2. Phương pháp và thu mẫu

2.1. Khảo sát và thu mẫu

Địa điểm nghiên cứu tại 10 khu dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2005 đến hết năm 2007 với tổng số 6 chuyến khảo sát đã được thực hiện.

Áp dụng phương pháp lặn quan sát (Underwater Visual Sensus) để đếm số lượng cá thể theo nhóm/ loài như mô tả của English et al., (1994) về đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô, đồng thời ghi chép các đặc điểm môi trường đặc trưng ở từng vùng. Kết quả khảo sát được kiểm chứng bởi các hoạt động phân tích hình ảnh theo nhóm cán bộ cùng chuyên môn phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm chuẩn hoá lại kết quả thông qua các băng và ảnh ghi hình dưới nước tại hiện trường.

Mặc dù, phương pháp phân tích bằng hình ảnh so sánh có thể dẫn đến những sai số nhất định, nhưng đây là phương pháp duy nhất được các quốc gia trên thế giới sử dụng để giám sát và đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô. Các hình ảnh dùng để so sánh đã được các nhà phân loại học cố gắng phân tích các đặc điểm về tính trạng chất lượng và số lượng đặc trưng của từng loài/ giống giúp cho các thợ lặn dễ nhận dạng khi quan sát ở dưới nước sẽ giảm bớt nhiều sai sót trong khi khảo sát.

Bên cạnh đó, việc thu mẫu cũng được thực hiện bằng việc đặt bẫy, đánh lưới hoặc mua mẫu của ngư dân khai thác cá trong vùng rạn sau đó dựa theo khoá phân loại của FAO (2000) để khẳng định mức độ chính sác của kết quả phân loại.

2.2. Cách xử lý số liệu

- Đánh giá mức độ tương đồng giữa hai quần xã cá trong rạn san hô bằng phân tích gộp nhóm (cluster via distance methods) trên phần mềm STATISTICA version 10.0 có tham khảo chỉ số tương đồng Sorenxen là :

Trong đó: a và b là số loài được phát hiện trong mỗi quần xã được so sánh

c: số loài trùng nhau của hai quần xã

K có giá trị từ 0 đến 1. K càng gần 1 thì mức độ tương đồng thành phần loài càng lớn.

- Xác định mức độ phân bố của từng loài trên từng đới rạn san hô với các mức độ đánh giá ở bảng sau:

Bảng 1. Phân mức đánh giá mức độ phong phú của cá rạn san hô

Phân mức

Đặc điểm

1

ít gặp (<10 cá thể)

2

Thi thoảng gặp (10-50cá thể)

3

Gặp nhiều (tới một trăm cá thể)

4

Rải rác khắp mọi nơi hoặc tụ thành đàn lớn (từ 100 tới vài trăm cá thể)

5

Thường xuyên có mặt trên rạn và xuất hiện dày đặc (tới hàng ngàn cá thể)

Hình 1. Bản đồ các điểm nghiên cứu

Đào Duy Thu
Phòng Nghiên Cứu Bảo Tồn Biển - Viện Nghiên Cứu Hải Sản


Download