General Information

Author:
Issued date: 30/07/2008
Issued by:

Content


1. LỰA CHỌN MỒI CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG 

     Ở nước ta, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về mồi câu cá ngừ đại dương. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ” do Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm xác định loại mồi câu thích hợp cho nghề câu vàng. Đây là một trong những nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài.

     Mồi câu được sử dụng trong các chuyến thử nghiệm là cá chuồn và mực đại dương. Cá chuồn và mực đại dương được bố trí xen kẽ nhau trên cùng một vàng câu. Các cán bộ của đề tài theo dõi, ghi chép sự ăn mồi của cá ngừ đại dương đối với từng loại mồi câu của tất cả các mẻ câu. Từ kết quả thu được, đề tài so sánh sản lượng cá ngừ câu được theo từng loại mồi câu để có kết luận loại mồi câu cho năng suất cao.

     Đề tài đã thử nghiệm trong 4 chuyến biển, số liệu cá ngừ đại dương câu được theo từng loại mồi và theo số lượng lưỡi câu được thống kê trong bảng 1.

Bảng 1. Sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương theo số lưỡi câu và loại mồi

Chuyến biển

Mồi mực đại dương

Mồi cá chuồn

Tổng số lưỡi thả

Số con

Sản lượng (kg)

Tổng số lưỡi thả

Số con

Sản lượng (kg)

Chuyến 1/2006

6.769

20

1.009,0

5.326

2

109,0

Chuyến 2/2006

11.545

23

890,0

7.611

3

181,0

Chuyến 3/2006

14.227

51

1.500,5

2.046

2

20,0

Chuyến 4/2006

3.629

10

346,4

1.176

1

12,0

Tổng

36.170

104

3.745,9

16.159

8

322,0

     Các mẻ câu thử nghiệm đã câu được 112 con cá ngừ đại dương với tổng sản lượng là 4.067,9kg. Trong đó, sử dụng mồi mực đại dương câu được 104 con cá ngừ đại dương với sản lượng là 3.745,9kg, mồi cá chuồn câu được 8 con cá ngừ đạt sản lượng là 322,0kg. Để đánh giá hiệu quả của từng loại mồi, cần phải so sánh năng suất khai thác cá ngừ đại dương câu được bởi hai loại mồi nói trên.

     Năng suất khai thác cá ngừ đại dương được tính theo sản lượng khai thác trên 100 lưỡi câu. Kết quả tính toán theo bảng 2.

Bảng 2. Năng suất khai thác cá ngừ theo 2 loại mồi câu

Loại mồi

Số lưỡi câu

Số cá thể bắt gặp

Sản lượng (kg)

Năng suất bình quân (kg/100lưỡi)

Mồi cá chuồn

16.159

8

322,0

1,99

Mồi mực đại dương

36.170

104

3.745,9

10,36


     Như vậy, sử dụng mực đại dương làm mồi câu năng suất đạt 10,36kg/100 lưỡi, cao gấp 5,2 lần khi dùng mồi cá chuồn.


Nghiên cứu về mồi câu cá ngừ đại dương

2. NGHIÊN CỨU KẾT HỢP SỬ DỤNG LƯỚI CHỤP MỰC CUNG CẤP MỒI CÂU CHO NGHỀ CÂU VÀNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG

     Thực hiện nội dung này đề tài đã lắp đặt hệ thống ánh sáng, các phụ tùng cần thiết của nghề lưới chụp mực trên tàu câu vàng cá ngừ để chụp mực làm mồi cho nghề câu vàng cá ngừ. Đề tài đã tiến hành đánh bắt 92 mẻ lưới thử nghiệm lưới chụp mực đại dương, kết quả được tổng hợp ở bảng 3

Bảng 3. Tổng hợp kết quả đánh bắt thử nghiệm lưới chụp mực đại dương

TT
 

Chuyến biển
(từ ngày…đến…)

Số mẻ lưới

Sản phẩm khai thác

ổn định

Sự cố

Tổng

Tên gọi

Số con

T. lượng (kg)

1

23/3 - 14/4/06

17

11

28

Mực đại dương

1.853

151,3

2

17/4 - 10/5/06

46

4

50

Mực đại dương

8.516

903,5

3

18/5 - 09/6/06

10

4

14

Mực đại dương

1.727

196,8

Tổng cộng

73

19

92

Mực đại dương

12.096

1.251,6



Ghi chú: những mẻ lưới bị sự cố chủ yếu là do máy phát điện bị hỏng hoặc một số mẻ lưới đầu tiên do thuỷ thủ chưa thuần thục thao tác. 

     Như vậy, năng suất khai thác bình quân của lưới chụp mực đạt 17,1kg/mẻ; tương ứng với 166 con/mẻ. Mẻ lưới chụp mực có sản lượng cao đạt 55,0 kg/mẻ và đêm có sản lượng cao đạt 202,0kg/đêm (chỉ thực hiện 5 mẻ lưới/đêm). Trọng lượng trung bình của mực đại dương khai thác được là 103g/con, chiều dài thân của mực đại dương đánh bắt được bằng lưới chụp mực tập trung từ 120 - 130mm phù hợp để làm mồi câu cá ngừ đại dương. 

     Có thể đánh giá, lượng mực đại dương khai thác được bằng lưới chụp mực như nêu ở trên phù hợp để làm mồi cho nghề câu vàng và có khả năng đáp ứng được số lượng mồi cho vàng câu có từ 600 - 850 lưỡi câu.

3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP LƯỚI CHỤP MỰC ĐẠI DƯƠNG TRÊN TÀU CÂU VÀNG

     Kết quả nghiên cứu đã chứng minh việc áp dụng kiêm nghề lưới chụp mực đại dương và nghề câu vàng trên một tàu là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng yêu cầu của công nghệ khai thác. Tuy vậy, kết hợp sử dụng lưới chụp mực cung cấp mồi câu cho nghề câu vàng cá ngừ đại dương đòi hỏi phải có những phương án lắp đặt thiết bị khai thác lên boong tàu, bố trí thời gian khai thác,…sao cho hợp lý, để quá trình hoạt động của nghề này không ảnh hưởng đến nghề kia


Bố trí ngư cụ và trang thiết bị khai thác của hai nghề chụp mực và câu vàng.

     Khi hoạt động khai thác kiêm nghề câu vàng cá ngừ với lưới chụp mực đại dương, ngoài những thiết bị chung (máy điện hàng hải,…), còn có các trang thiết bị chuyên dùng cho từng nghề như sau:

     - Đối với nghề lưới chụp mực, trang thiết bị khai thác gồm: lưới chụp mực, hệ thống ánh sáng; hệ thống tăng gông, dây chằng và hệ thống máy tời, cần cẩu.

     - Đối với nghề câu vàng, trang thiết bị khai thác gồm: vàng câu cá ngừ, máy thu dây câu, giỏ đựng dây câu, giỏ đựng thẻo câu...

     Đề tài đã bố trí, lắp đặt để đảm bảo an toàn cho quá trình thao tác của nghề câu vàng và nghề chụp mực, bởi vì:

     - Hệ thống ánh sáng và hệ thống tăng gông, dây chằng được lắp đặt ở những vị trí không ảnh hưởng đến không gian thao tác của nghề câu vàng. Các tăng gông được liên kết với khớp nối và có thể xoay 3600 nên việc điều khiển các tăng gông rất dễ dàng.

     - Vàng lưới chụp mực có thể xếp gọn trong diện tích 2m2 ở gần mũi tàu, nên không ảnh hưởng đến quá trình thao tác của nghề câu vàng.

     - Việc lắp đặt máy thu dây câu gần mũi tàu bên mạn phải cũng không ảnh hưởng đến quá trình thao tác của nghề chụp mực.

     - Giỏ đựng dây câu, giỏ đựng thẻo câu và các dụng cụ khác của nghề câu vàng được bố trí ở boong thao tác mạn phải sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của nghề chụp mực.

     Với cách bố trí như đã trình bày ở trên thì quá trình khai thác của nghề lưới chụp mực được thực hiện ở mạn trái, còn nghề câu vàng thì thả câu ở mạn trái và thu câu ở mạn phải.


Bố trí thời gian hoạt động khai thác của hai nghề


     Khi áp dụng hình thức đánh bắt kiêm nghề, cần bố trí thời gian khai thác hợp lý cho nghề câu vàng và nghề chụp mực đại dương, để không bị chồng chéo và ảnh hưởng đến năng suất khai thác. Thời gian hoạt động khai thác cụ thể của từng nghề như sau:

     - Mỗi chuyến biển, lưới chụp mực hoạt động vào những ngày không trăng hoặc trăng non (từ 19 âm lịch tháng trước đến 10 âm lịch tháng sau). Trong đó, từ ngày 19 tháng trước đến ngày 04 âm lịch tháng sau lưới chụp mực hoạt động từ 18 giờ đến 1giờ 30 phút sáng hôm sau còn những ngày trăng non từ mùng 5 đến 10 âm lịch sẽ được hoạt động từ lúc 00 giờ 30 phút đến 04 giờ sáng.

     - Nghề câu vàng cá ngừ đại dương được đánh bắt vào những ngày không trăng hoặc trăng non (từ 19 âm lịch tháng trước đến 10 âm lịch tháng sau). Nghề câu vàng cá ngừ đại dương được đánh bắt vào những ngày không trăng hoặc trăng non (từ 19 âm lịch tháng trước đến 10 âm lịch tháng sau). Trong đó, từ ngày 19 tháng trước đến ngày 04 âm lịch tháng sau thường thả câu vào lúc 15-18 giờ.

     Việc bố trí thời gian khai thác như trên không ảnh hưởng đến quá trình khai thác của hai nghề. Cũng có thể thay đổi thời gian hoạt động của hai nghề cho phù hợp với tình hình thực tế ở từng chuyến biển. Khi đánh bắt được nhiều mực đại dương thì hạn chế hoạt động lưới chụp mực mà tăng cường các mẻ câu.


Phân tích tính kinh tế của lưới chụp mực đại dương
 

     Việc áp dụng kiêm nghề lưới chụp mực đại dương trên tàu câu vàng cá ngừ nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất (tiền mua mồi), tăng năng suất khai thác do hiệu quả mồi mực  cao hơn mồi cá. 

     Như kết quả đã nêu ở trên, sản lượng khai thác bình quân của lưới chụp mực đạt 17,1kg/mẻ, nếu một đêm đánh 6 mẻ lưới thì sản lượng mực khai thác được là 102,6 kg,  lượng mực này đủ để làm mồi cho vàng câu đến 900 lưỡi câu. Nếu một chuyến biển thực hiện 18 mẻ câu thì số lượng mồi cần dùng là 16.200 con, tương ứng với mức chi phí mồi câu khoảng 16 triệu đồng. Có nghĩa là đã tiết kiệm được khoảng 16 triệu đồng tiền mua mồi cho mỗi chuyến biển.

     Vì vậy, cần khuyến khích áp dụng nghề chụp mực trên các tàu câu vàng đại dương, nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất khai thác và giảm tai nạn lao động cho những người đi biển.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Long, 2001. Nghiên cứu khai thác mực đại dương và mực ống ở vùng biển xa bờ”, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.

2. Đoàn Văn Phụ, 2005. Báo cáo kết quả chuyển giao “Mô hình khuyến ngư lưới chụp mực bốn tăng gông tại tỉnh Bình Thuận”, Viện Nghiên cứu Hải sản.

3. Đoàn Văn Phụ, 2006. Báo cáo nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng mô hình câu vàng cá ngừ đại dương kết hợp lưới chụp mực bốn tăng gông trên tàu PY 92358 TS”. Báo cáo chuyên đề. Viện Nghiên cứu Hải sản.

4. Lại Huy Toản, 2006.Kết quả nghiên cứu cải tiến công nghệ khai thác cá ngừ đại dương bằng nghề câu vàng. Báo cáo chuyên đề. Viện Nghiên cứu Hải sản.

Nguyễn Văn Kháng

Bản Tin số 4 Viện Nghiên cứu Hải Sản


Download